Kiến trúc

Frank Novak trong căn nhà
không quên thời khủng hoảng 09. 04. 13 - 8:02 am

Phước An tổng hợp, dịch

 

Frank Novak là đồng chủ nhân của công ty nội thất Modernica, đóng tại Los Angeles, California. Ông sống trong một căn nhà rộng 167 mét vuông đã được 18 năm. Ai từng gặp đều biết ông là người rất am hiểu về đồ cũ, đồ cổ, đồ nội thất thời giữa thế kỷ 20, cũng như các thiết kế kiểu California. Người ta dễ tưởng tượng trong nhà ông sẽ đầy những món đồ đẹp đẽ của những năm giữa thế kỷ 20, nhưng hóa ra, mọi việc lại không phải chỉ có thế.

Hợp đồng xây cất của căn nhà mà Frank đang ở.

Có thể gọi phong cách của căn nhà Frank đang ở là “hiện đại thời khủng hoảng” (Đại khủng hoảng Mỹ hồi những năm 1930s). Câu thần chú của những kiến trúc sư nhiệt tâm thời kỳ này là “hình thức theo sau công năng”. Mọi thứ tránh rườm rà, cần bền chắc, mà vẫn đẹp.

Theo Chuck LaChiusa, thời ấy người ta chuộng phong cách Art Deco (một phong cách kiến trúc đến từ Pháp?). Màu rất nhẹ và sáng, cho cảm giác gợi hứng và đầy hy vọng giữa thời buổi kinh tế khốn khó. Nhà thường gồm nhiều khối hình học, rất “lập thể”. Các khối nhà cao lùi ra sau, phía trước là các khối nhà thấp, về cấu trúc sẽ là giật cấp, cho cảm giác căn nhà cao hơn. Cũng nhờ thế, ánh sáng sẽ rọi được từ nóc nhà xuống, khối nhà sau không bị khối nhà trước che khuất, gia chủ không phải mò mẫm trong những góc tối (ngay giữa ban ngày). Nhiều người thích phong cách này vì nó nhiều nghệ sĩ tính, kết hợp được nhiều kiểu dáng, có thứ giông giống Ai Cập cổ, sống trong đó, người ta ít tập trung hơn vào hoàn cảnh khó khăn, hưởng cuộc sống nhiều hơn.

Giờ bước vào nhà Frank, chúng ta được sống lại tinh thần ấy.

Các khối nhà thấp trước, cao sau.

 

Một hồ bơi mát mẻ và giản dị, bên một khối nhà thẳng thớm và chắc chắn.

 

Cầu thang sáng mà vẫn ấm cúng, như dẫn vào một tổ ấm.

 

Cầu thang phụ bằng vật liệu nhẹ, màu sáng sủa; chủ nhân không để góc nhà nào tăm tối để có thể “gợi buồn”.

 

Chỗ có thể “gợi buồn” nhất chính là cầu thang bé trong nhà.

 

Còn lại, trong nhà đầy những bề mặt trắng và sạch tinh – một thứ thẩm mỹ thanh đạm, gần như là bệnh viện.

 

Giấy dán tường cũng màu xanh sứ tàu, rất thanh nhã và dịu tâm thần. Bạn cứ thử tưởng tượng xem, đang thời khủng hoảng mà trong nhà tường xanh với tường đỏ, mấy ngày sẽ phát điên đây?

 

Do đã từng nghe nhiều câu chuyện về những ngôi nhà về mặt kiến trúc là có giá trị, nhưng lại bị chủ mới làm lại mới theo một cách hoàn toàn khác, khiến bao nhiêu ý nghĩa kiến trúc của căn nhà gốc bị mất hết, nên gặp được Frank, nghe ông nói, mới thấy được ở ông bao nhiêu là say mê trong việc tôn thờ và duy trì đặc điểm gốc của căn nhà này.

Ngó vào trong bếp, bạn sẽ thấy một hàng tủ bếp bằng kim loại, ăn cùng kiểu với ngôi nhà.

 

Mọi thứ trong bếp đều thanh sạch, chắc bền…

 

…và giản dị…

 

… lại ngăn nắp của một thời tiết kiệm và “biết mình”.

 

Frank cũng thường sơn tường nhà đều đặn theo lịch, để chúng lúc nào cũng sạch, trắng bong.

 

Frank cho biết, ông thích trường phái Hiện đại Mỹ tiền chiến, đặc biệt là phong cách Machine Age Art Deco đầu thế kỷ. Frank thích cái tinh thần thời khủng hoảng những năm 1930 của căn nhà này. Sống ở đây, ông có lại cái cảm giác của Đại khủng hoảng một cách chính xác. Cho nên mọi quyết định mua bán đồ đạc đều nhằm vào mục tiêu phục hồi cái tinh thần ấy. Ông phải tìm cho đúng cái tủ lạnh thời 1930s, nhưng vì loại tủ lạnh này chạy bằng khí ammonia độc, ông lại phải đem đổi nó lấy cái bếp Western Holly cũ.

Trong quá trình sửa nhà, khó nhất là giữ lại được những cửa sổ khung thép (đặc điểm của kiến trúc thời ấy), rồi lọc dần những đồ đạc không thích hợp, hoặc là chỉ đơn giản cạo đi lớp sơn – toàn là những việc Frank tự tay làm cả.

Phòng ăn lấy quang cảnh ngoài trời là chính.

 

Bàn ghế không cầu kỳ.

 

Ly uống

 

Lời khuyên của Frank cho người nào muốn cải tạo một căn nhà cũ là: đừng làm ngay một lúc, làm từng chút một, lưu tâm tới ý tưởng của người kiến trúc sư cũ (họ có lý do gì đó khi làm như vậy), và quan trọng nhất là phải nắm cho được tâm hồn của ngôi nhà.

Mời các bạn xem một số góc trong nhà Frank và một số đồ đạc theo phong cách thời kỳ Đại khủng hoảng: chắc chắn, thanh nhã, và yêu đời

Ghế dựa

 

Kệ nhỏ đề đồ trang trí.

 

Bàn làm việc

 

Đèn trần không choang choang kiểu đèn lon ngày nay.

 

Đèn bàn

 

Kệ sách

 

Loa?

 

Dĩ nhiên là phải có tranh.

 

Bồn tắm (cái viền đen hình như phá bớt mất một chút không khí?)

 

Trong nhà tắm

 

Phòng ngủ của gia chủ

 

Một góc nhà đầy nắng.

 

Ngoài ban công, nơi uống bia?

 

Theo blogger Davincia, Đại khủng hoảng những năm 1930s đã mang lại một thay đổi vô cùng lớn cho nước Mỹ và các nghệ sĩ Mỹ. Trong thời này, hầu hết các nghệ sĩ đều không có công ăn việc làm, “chết đói”; từ đó mà có cái từ “starving artists” (nghệ sĩ chết đói”). Thời khó khăn đó mà nước Mỹ nở rộ biết bao nhiêu điều mới mẻ, trong một nỗ lực để vẫn tỏa sáng từ nơi tối tăm, để an ủi lòng vào lúc thất bại. Chúng ta học được gì từ bài học đó?

Ý kiến - Thảo luận

11:14 Wednesday,10.4.2013 Đăng bởi:  candid
Theo em nội thất mang phong cách khắc kỷ thanh giáo kiểu Bắc Âu. 
...xem tiếp
11:14 Wednesday,10.4.2013 Đăng bởi:  candid
Theo em nội thất mang phong cách khắc kỷ thanh giáo kiểu Bắc Âu.  
10:38 Wednesday,10.4.2013 Đăng bởi:  TNXP
Cảm nhận của mình về căn nhà này:
- Bề ngoài giản dị, không lạc hậu theo thời gian,
- Bên trong khá giống bệnh viện hay viện dưỡng lão, sắc trắng áp đảo khiến không gian nhợt nhạt, đồ dạc và tranh ảnh thưa thớt nên càng có cảm giác lành lạnh thiếu sức sống.
- May mắn làm sao cây
...xem tiếp
10:38 Wednesday,10.4.2013 Đăng bởi:  TNXP
Cảm nhận của mình về căn nhà này:
- Bề ngoài giản dị, không lạc hậu theo thời gian,
- Bên trong khá giống bệnh viện hay viện dưỡng lão, sắc trắng áp đảo khiến không gian nhợt nhạt, đồ dạc và tranh ảnh thưa thớt nên càng có cảm giác lành lạnh thiếu sức sống.
- May mắn làm sao cây trong vườn lại xum xuê. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Dòng sông và đô thị

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả