Kiến trúc

‘Forest House’ – ngôi nhà được cây ghì chặt 12. 04. 13 - 6:08 am

Noon st, phỏng dịch, Lê Phương bổ sung

 

 

Người nào sống trong căn nhà này cũng sẽ luôn cảm giác mình sống giữa rừng rậm hoang dã, hệt như ước mơ hồi còn bé: sống trong một “hang ổ” kiên cố, nhìn ra ngoài thấy thú rừng vờn vã đi quanh nhưng không làm gì được mình!

Căn nhà này được cây cối bao phủ theo đúng nghĩa đen. Đó là những cây Puriri  khổng lồ, lá to và gần như xanh quanh năm của New Zealand. Tuy nhiên, làm sao cho cây phủ mà nhà không có cảm giác hoang vu, tăm tối lại là tài năng của các kiến trúc sư thuộc văn phòng kiến trúc Chris Tate (Auckland, New Zealand).

.

Việc xây cất khá đơn giản, hình dáng căn nhà cũng không cầu kỳ, quan trọng là giữ được vẻ đẹp của thiên nhiên bao quanh. Nhà mái bằng, bao quanh là kính để tận dụng hết tầm nhìn.

Tuy được tạp chí khen là trang trí bên trong ấm cúng, hài hòa với cảnh quan, nhưng nhìn kỹ thì thấy chủ nhân sống giữa thiên nhiên mà hình như chẳng hưởng thiên nhiên được là bao, vẫn cắm cúi vào đủ thứ đồ trang trí kiểu showroom (hay một hãng nội thất, đồ thiết kế mượn nhà này để giới thiệu sản phẩm?). Lại thêm một bộ da báo trong nhà coi thật là “phản cảm”.

.

 

.

 

.

 

.

 

.

 Phần bổ sung của Lê Phương:

Cái hộp kiếng này là sự tương phản tuyệt đối ở tất cả nguyên liệu làm nên kiến trúc; này nhé: màu sắc, hình khối, đường nét, bố cục, không gian. Chẳng ăn nhập gì với khung cảnh là cảm giác đầu tiên.

Nếu hộp kiếng này đặt giữa sa mạc cát trắng hay triền dốc của thảo nguyên mênh mông, hoặc cắm một đầu vào thân núi, đầu kia vút bay về phía biển nơi sóng gió ngày đêm vỗ về dưới chân…, cảm giác sẽ thật tuyệt.

Cái hộp kính này lòn giữa khoảng trống hẹp, chỉ còn cách mở hết các tầm nhìn ra xung quanh, dĩ nhiên bằng kính là an toàn nhất, nhưng nói là tương phản vì nó lại quá chỉn chu, ngăn nắp, sạch sẽ, và cái mát mẻ do máy lạnh ngày đêm ro ro…, tất cả trái ngược với không gian ẩm thấp chật chội, cây cối ngả nghiêng, dĩ nhiên cả tiếng gió và tiếng côn trùng rinh rích của rừng… Riêng chuyện tách khỏi những đặc sắc của rừng có lẽ nó thất bại hơn là thành công.

Có những khu nghỉ dưỡng tìm về thiên nhiên trong rừng, chỉ nhà tranh vách đất, đến cái chậu rửa mặt cũng không có, thế nhưng… rất mắc vì quá tuyệt. Rất tán đồng ý kiến của người dịch Noon, giống showroom hay một nơi để quảng cáo thì hợp hơn.

Một chi tiết nhỏ: đó là mặt trái của sử dụng kính. Khi đêm về bạn sẽ trở thành đối tượng bị theo dõi từ bóng đêm sâu bao quanh, trong nhất cử nhất động, bởi bạn không đủ không gian, sánh sáng để quan sát. Khó sống lắm đây!

.

 

.

 

.

 

.


Ý kiến - Thảo luận

22:58 Monday,27.5.2013 Đăng bởi:  tiến thánh

cái không ok của cái nhà này là cách chơi nửa mùa, vừa hướng nội lại vừa hướng ngoại. mà giữa cái khu rừng như thế thì bên trong có trang trí gì đi nữa cũng không thắng được khi cái nhà trong suốt. Đối với những em house thế này không nhất thiết phải thiết kế nội thất
...xem tiếp

22:58 Monday,27.5.2013 Đăng bởi:  tiến thánh

cái không ok của cái nhà này là cách chơi nửa mùa, vừa hướng nội lại vừa hướng ngoại. mà giữa cái khu rừng như thế thì bên trong có trang trí gì đi nữa cũng không thắng được khi cái nhà trong suốt. Đối với những em house thế này không nhất thiết phải thiết kế nội thất hoang dã theo thiên nhiên mà lên tối giản hết mức bên trong  nhất là mầu sắc và chất liệu, đồ đạc để tận hưởng những trạng thái của thiên nhiên ok hơn. Vả lại không phải ai cũng đủ dũng cảm ở đây đâu.

 
20:50 Wednesday,17.4.2013 Đăng bởi:  Ri
Uhm. Kéo rèm lại thì vẫn ok. Nhưng mà căn nhà và tiện ích như thế này thì có thỏa mãn thú "sống trong rừng" không?
@Trần Quang Lu: Cái nhà này làm tớ nhớ đến cái nhà trong phim "The Lake House".
...xem tiếp
20:50 Wednesday,17.4.2013 Đăng bởi:  Ri
Uhm. Kéo rèm lại thì vẫn ok. Nhưng mà căn nhà và tiện ích như thế này thì có thỏa mãn thú "sống trong rừng" không?
@Trần Quang Lu: Cái nhà này làm tớ nhớ đến cái nhà trong phim "The Lake House". 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

E hèm, sau đây tôi xin trả lời...

Germaine Greer – Hồ Như Mai st và dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả