|
|
|
|||||||||||||
Chính trịVì sao tôi không rửa hận với Thatcher bằng cách quay lưng lại bà 18. 04. 13 - 10:39 pmDamian Barr, đăng trên CNN - Đinh Hải Bằng dịch(CNN) – Tôi cẩn thận thắt chiếc cà vạt đen. Tôi đã không đeo nó kể từ hồi đám tang bà nội. Tôi kiếm tra lại hình phản chiếu của mình trên những ô kính cửa hiệu gần Westminster, trong lúc bước về phía nhà thờ, nơi “một người mẹ khác” của tôi đang nằm trong quan tài. Suốt 5 năm nay, tôi đã viết “Maggie & Me“, hồi ức của tôi về việc sống sót dưới 11 năm Thatcher cầm quyền. Thực đáng ngạc nhiên, tôi thấy mình có cảm giác bảo vệ, và có lẽ cả sở hữu, đối với mối quan hệ với người phụ nữ mà chúng tôi vẫn gọi là Maggie này. Chính sách tư hữu hóa của bà đã biến cái gia đình ọp ẹp của tôi thành nghèo đói; bà đóng cửa những lò luyện thép, nơi cha tôi làm việc quần quật, bà cắt giảm những khoản phúc lợi tàn tật của mẹ tôi; bà làm những việc này mà như không thèm đếm xỉa bất cứ điều gì. Vậy nhưng, trong cả quá trình gia đình tôi sa sút đến mức rối bời và cuối cùng là bạo hành, Maggie vẫn luôn ở đó, theo một nghĩa nào đó, luôn khuyến khích tôi phải học, phải thoát ly, phải là một con người. Đúng 9h sáng, tôi tìm được một chỗ đối diện ngay Big Ben, gần tu viện Westminster. Tôi sẽ thấy quan tài bà khi nó rời khỏi nơi từng diễn ra những trận chiến chính trị lớn nhất đời bà. Vào lúc này, buổi sáng nay, tại hiện trường, cảnh sát nhiều hơn người quan sát. Họ phải làm nhiệm vụ từ 5 giờ sáng nhưng vẫn hòa nhã. Có cả chó nghiệp vụ, và qua làn mưa bụi, người ta bắt gặp những tia sáng màu lóe lên giữa những lỗ châu mai của tòa nhà quốc hội: những tay bắn tỉa đang ở trên mái nhà. Du khách dừng lại để chụp ảnh. Những người phải đến sở thấy bực bội vì đường bị chặn, và họ phải đi vòng một quãng dài. Một phụ nữ trẻ, từ giày tới khăn choàng tuyền một màu xanh cô-ban, nhập với tôi đứng hàng đầu. Trông cô hệt như một nữ tu dòng Thatcher. Đã tốn khá nhiều om sòm về việc cấp phép biểu tình, nhưng tôi chỉ thoáng thấy có hai biểu ngữ, và cả hai đều về việc tốn 10 triệu bảng cho đám tang này. Thật khó mà hiểu được số tiền to lớn ấy đã tiêu đi đâu. Không thấy bánh mì, cũng chẳng thấy xiếc (*). Tôi đến đây để khép lại không chỉ là một chương trong đời, mà là nguyên cả cuốn sách. Tại nhiều thời điểm, Maggie đã quay lưng lại với tôi, nhưng hôm nay tôi sẽ không làm điều đó với bà. “Tôi sẽ không rửa hận này với bà,” tôi tự nhủ, và lạ lùng là lại cảm thấy một sự hoài nhớ. Chắc chắn là có cảm giác mất mát. Hay là sự cởi trói? Buồn đau hay giải thoát? Có lẽ là cả hai. Khi thủ lĩnh Công đảng John Smith qua đời, tim tôi tan nát và cảm giác lúc này thì rành là không phải vậy. Nhưng tôi có một vài điều phải cảm ơn bà. Tôi thấy mình cương quyết phải bày tỏ ít nhất là một chút kính trọng khi bà chết, điều mà bà chưa từng thể hiện với tôi, gia đình tôi, hay cộng đồng của tôi khi bà còn sống. Vì vậy, tôi đứng trang nghiêm trong khi các nhóm người nhỏ dần tập hợp. Những người vẫn thường biểu tình chống chiến tranh giờ ngồi trên ghế với những tấm biểu ngữ. Tôi tự hỏi không rõ họ có hài lòng với đám khán giả đông đúc hôm nay không, hay là cảm thấy bị đám này lấn át? Đã là 9h45 phút sáng, và chuông Big Ben ngân ngay khi có thể. “Chuông gọi mình đến thiên đường hay địa ngục đây?” tôi tự hỏi. Lúc này cảnh sát có vẻ đông lên gấp nhiều lần. Tôi thấy ba quân nhân trong đồng phục sa mạc đầu đội mũ nồi xanh. Một con chó đánh hơi Tây Ban Nha vừa nâu vừa trắng được thả xích. “Một thời khắc lịch sử, đúng không?” Một nữ viên chức trẻ người Á đông nói với một quý bà đến từ nước Ý. Còn mười phút nữa thì đến giờ, một chiếc trực thăng xuất hiện. Vào đúng 10h sáng, với một tốc độ đáng ngạc nhiên, xe tang của Maggie, bao quanh bởi nửa tá cảnh sát trên xe máy, rời khỏi nhà nguỵện Westminster. Bà đúng giờ và thiếu kiên nhẫn, khi chết cũng như khi còn sống, tôi nghĩ. Big Ben im lặng, nhưng chuông của Abbey rung loạn lên. Mọi người xì to vì điều này. Có nhiều cảnh sát hơn là người đưa tang – và họ quay lưng lại quan tài, không phải để biểu tình, mà để quan sát được chúng tôi. Không tiếng la ó, không nước mắt. Chỉ có thế. Thế là xong. Đám đông nhỏ bắt đầu tản đi và một bà về hưu nhìn nghiêm nghị nhóng lên chờ đợi, rồi mới biết rằng mình đã lỡ dịp. Một nhân viên an ninh trẻ đến khó tin mỉm một nụ cười an ủi nhất và nói “Bà đã lỡ mất bà ấy rồi, thưa bà. Bà ấy đã đi rồi.” Đi rồi, nhưng chưa vào quên lãng. Chưa đâu. *
* Bài liên quan: – 10 tác phẩm về Margaret Thatcher – từ nghiêm trang tới phóng túng Ý kiến - Thảo luận
18:01
Monday,22.4.2013
Đăng bởi:
Mở Ngoặc
18:01
Monday,22.4.2013
Đăng bởi:
Mở Ngoặc
Sự cao thượng luôn đáng quí. Nhưng sự trung thực cũng đáng trân trọng không kém. Nghĩa tử luôn là nghĩa tận. Nhưng người Việt mình đôi khi làm hơi quá. Nghĩ đến có bác nghệ sĩ mới qua đời mà bao người xúm vào đòi xin danh hiệu hộ ... Yêu quí có cần phải thể hiện ồn ào vậy không ? Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Sự cao thượng luôn đáng quí. Nhưng sự trung thực cũng đáng trân trọng không kém. Nghĩa tử luôn là nghĩa tận. Nhưng người Việt mình đôi khi làm hơi quá. Nghĩ đến có bác nghệ sĩ mới qua đời mà bao người xúm vào đòi xin danh hiệu hộ ... Yêu quí có cần phải
...xem tiếp