|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhPhim của Miyazaki (phần 1): Chỉ cần đó là nữ thôi, đã đủ thành một nhân vật 09. 05. 13 - 8:06 amPha Lê tổng hợpSau bài Ebert phỏng vấn Miyazaki, tôi nhận ra rằng mình chưa có bài điểm phim nào đầy đủ về vị đạo diễn tài năng này. Thật phạm thượng quá đi mất! Mọi người gọi ông là Walt Disney của Nhật (nhưng ông chẳng thích cái danh hiệu đó), ông chỉ tham công tiếc việc và khoái cần mẫn làm phim thôi. Phim nào của Miyazaki cũng giàu ý nghĩa, xem đi xem lại cũng chưa thấm hết; bởi vậy lần điểm phim này, tôi xin mạn phép dịch một số lời giải thích của Miyazaki khi ông kể về phim của chính mình, một là để mọi người biết được đầy đủ các tác phẩm của ông, hai là để hiểu hơn về ý nghĩa/kỹ thuật đằng sau một bộ phim.
Đầu tiên là những tác phẩm cũ xì do ông làm từ cuối những năm 70s, đầu những năm 80s (nói cũ thế thôi chứ bạn mà xem thì thấy rằng ông vẽ vô cùng đẹp đấy). 1. Lupin The III: The Castle Of Cagliostro, 1979 (Lupin đệ tam: Lâu đài của Cagliostro)
Miyazaki nói về phim này: “Thực tình thì vào thời ấy, tôi không biết nhiều về phong cảnh hay kiến trúc phương Tây. Nên khi vẽ cảnh bên trong lâu đài, tôi tự lập ra luật: cố gắng dùng lại những cảnh đã có. Nếu nhân vật bước vào căn phòng này một lần, nhân vật đó sẽ quay lại căn phòng thêm lần nữa. Giống như một video game vậy, đây là cách tôi tạo cảnh ‘Chỗ này có hai cái hồ, một lâu đài, chỗ kia có rãnh thoát nước kiểu La Mã…’ bây giờ tôi ước gì hồi ấy mình đã vẽ tốt hơn”.
2. Nausicaa of the valley of the Wind, 1984 (Nausicaa của thung lũng Gió) Bộ phim đầu tay của Miyazaki và hãng Ghibli, dựa trên truyện tranh manga cùng tên của Miyazaki (ông vẽ Manga vì lúc đấy ông thất nghiệp, chưa tìm được phim gì để làm). Phim kể về cô công chúa Nausicaa yêu thiên nhiên của bộ tộc sống ở thung lũng gió, cô cố gắng gầy dựng lại môi trường vì lúc này trái đất đang bị khí độc làm ô nhiễm. Phim có đề tài môi trường như vậy là “tủ” của nhà đạo diễn Nhật. Nhưng phim không may mắn khi nhập sang Mỹ, các hãng phân phối tự ý dịch bậy bạ rồi cắt xén nội dung phim. Sau đó Miyazaki cùng hãng Ghibli không cho Mỹ nhập phim nữa, đến lúc gặp John Lasseter của hãng Pixar thì ông mới cho John phân phối phim của mình. Miyazaki nói về phim này: “Tôi viết truyện Manga khi tôi không có phim hoạt hình để làm, nên khi vẽ truyện, tôi cố vẽ ra một truyện mà không ai có thể làm thành phim được. Và sau đó tôi lại nhận tiền để chuyển truyện thành phim, thế là tôi gặp rắc rối to! “Tại sao nhân vật chính là một cô gái ư? Chà, thật không thực tế nếu một cậu trai có cái khả năng của Nausicaa! Phụ nữ có thể nắm bắt được cả thế giới thật của con người lẫn thế giới khác, nói nôm na là thế giới bên kia – như một dạng trung gian vậy. Theo phiên bản cổ nhất của truyện Cô bé Lọ Lem, Lọ Lem có khả năng di chuyển tự do đến thế giới khác khi bước qua lò sưởi, đấy là khả năng đã tiếp cho cô sức mạnh (hơi giống vụ Harry Potter dùng bột floo để đi lại bằng lò sưởi nhỉ? Chắc JK Rowling lấy cảm hứng từ đây). Nausicaa không giỏi đấu kiếm, nhưng cô hiểu được thế giới của loài người và thế giới của côn trùng. Muông thú không cảm thấy bị đe dọa khi tiến đến gần Nausicaa. Đàn ông, họ rất hung hăng, lúc nào cũng chỉ biết đến thế giới người thôi – rất chi là nông cạn (cười). Nên nhân vật phải là nữ.”
3. Laputa, 1986 (Laputa: Lâu đài trên trời) Phim thứ ba của Miyazaki, câu chuyện diễn ra tại Anh Quốc vào khoảng thế kỷ 19 (Miyazaki rất mê Anh, một phần vì ông thích truyện thiếu nhi của các tác giả Anh Quốc), phim kể về cậu bé Pazu, cô bé Sheeta, và nhóm hải tặc trong cuộc tìm kiếm tòa lâu đài bay trên trời trong truyền thuyết. Hiện giờ thì ai cũng công nhận là phim này hay, nhưng lúc mới công chiếu thì phim không thu về lợi nhuận. Miyazaki cảm thấy rằng thất bại ở phòng vé gắn liền với việc ông chọn nhân vật chính là cậu bé Pazu sống ở một xóm mỏ, nên hầu hết các nhân vật chính của ông sau này là phụ nữ. (Chắc Miyazaki nghĩ quẩn thôi, chứ nhân vật nam của ông lúc nào cũng thú vị).
Miyazaki nói: “Tôi muốn làm một phim phiêu lưu có cậu bé đóng vai chính, cậu luôn đấu tranh và có nhiều ước mơ. Và tôi xác nhận được rằng thiên hạ không vào rạp để xem những phim này. Sau một thời gian, mọi người bắt đầu nói ‘Tôi rất yêu phim Laputa’. Nhưng lúc công chiếu thì phim lại không tìm được nhiều khán giả. Xã hội chỉ công nhận những chàng trai có nghề nghiệp là đàn ông trưởng thành. Đối với phụ nữ, sự hiện diện của cô cũng đã đủ để biến cô thành một nhân vật, nhưng đàn ông thì phải có công việc, có địa vị, hoặc một số mệnh nào đó. Thế nên một cậu bé làm việc tay chân như Pazu không hút khách cho lắm. Ước gì tôi có thể làm thêm một phim có nhân vật chính là một cậu bé khoảng 8 -9 tuổi nữa. Các bé trai, đôi lúc chúng nhận một kết cục rất bi kịch trong thế giới này.”
(Còn tiếp phần 2)
Ý kiến - Thảo luận
14:13
Friday,12.7.2013
Đăng bởi:
candid
14:13
Friday,12.7.2013
Đăng bởi:
candid
Đây là viết chơi đọc chơi giải trí. Nếu có gì không đúng thì cứ comment, Soi sẽ cập nhật vào. Mình hay comment bậy mà còn được cập nhật.
Viết bài báo khoa học để làm tiến sĩ thì mới cần viết theo kiểu hàn lâm, phải có dẫn chứng, trích dẫn, để đảm bảo không đạo văn.
13:44
Friday,12.7.2013
Đăng bởi:
Minh Vũ
Yêu cầu của bạn Duy Đoàn không phải là sai, chỉ là hơi quá đáng trong bối cảnh đọc bài trên Soi. Bài này về các phim của đạo diễn Miyazaki, mỗi phim ông có một đoạn nói về tác phẩm của chính mình, tôi nghĩ cũng chẳng cần phải mở ngoặc ghi nguồn như Duy Đoàn nói. Th&i
13:44
Friday,12.7.2013
Đăng bởi:
Minh Vũ
Yêu cầu của bạn Duy Đoàn không phải là sai, chỉ là hơi quá đáng trong bối cảnh đọc bài trên Soi. Bài này về các phim của đạo diễn Miyazaki, mỗi phim ông có một đoạn nói về tác phẩm của chính mình, tôi nghĩ cũng chẳng cần phải mở ngoặc ghi nguồn như Duy Đoàn nói. Thí dụ một bài điểm về các bài hát của Văn Cao, chẳng lẽ cứ mỗi đoạn Văn Cao nói về bài hát lại BẮT BUỘC phải mở ngoặc, ghi là bối cảnh nào, trong bài viết nào? Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Viết bài báo khoa học để làm tiến sĩ thì mới cần viết theo kiểu hàn lâm, phải có dẫn chứng, trích dẫn, để đảm bảo không đ
...xem tiếp