Nhiếp ảnh

Ảnh chỉnh sửa của Paul Hansen có phải trả lại giải World Press? 19. 05. 13 - 7:10 am

Hoàng Lan

Một  cơn bão đang nổi lên trong giới nhiếp ảnh báo chí sau lời tiết lộ rằng tấm hình đoạt giải ảnh World Press 2012 được thêm thắt một chút công nghệ, chứ không chỉ đơn giản là ảnh rửa từ phòng tối.

Tấm ảnh đoạt giải World Press của Paul.

Tác phẩm lớn của nhiếp ảnh gia Paul Hansen người Thụy Điển – chụp xác hai em bé Palestine đang được bồng đi mai táng, hai bé thiệt mạng sau khi Israel phóng tên lửa vào dải Gaza –  nhìn rất xứng đáng để ẵm giải thưởng. Nhưng chất bi kịch hiện hữu trong tác phẩm còn được thêm thắt chút vẻ siêu thực kiểu điện ảnh nữa.

Nhiều người còn cho rằng toàn bộ bối cảnh trong hình là cảnh dựng.

Nhiếp ảnh gia Paul giải thích kỹ thuật mình sử dụng. (Lúc đầu) anh chụp ảnh “thô”, hình lấy thẳng từ máy hoặc không có chỉnh sửa gì cả.

Sau đó, Paul xài một phần mềm để tạo ra nhiều phiên bản với nhiều sắc độ khác nhau từ tấm ảnh “thô” mà anh chụp: vài tấm sẽ có độ phản sáng cao hơn, vài tấm có độ phản sáng thấp hơn. Rồi anh kết hợp những tấm có độ sáng khác nhau lại. Sản phẩm cuối cùng sẽ là một bức ảnh có độ nét cao hơn hẳn tấm hình “thô” chưa chỉnh sửa lúc đầu.

Ảnh chỉnh theo phần mềm này gọi là ảnh với dải động cao hay ảnh HDR  (high dynamic range). Nói đơn giản, những thứ nổi bật sẽ không sáng quá và phần khuất bóng vẫn hiện rõ chi tiết.

Bên trái là ảnh thường, nên phải là ảnh sau khi chỉnh HDR.

Nhắc đến vụ cãi vã xung quanh tác phẩm, Paul Hansen nói rằng tấm ảnh “chắc chắn không phải hình ghép hay hình dàn dựng.”

Chủ tịch của hội đồng giám khảo ảnh World Press kiêm giám đốc nhiếp ảnh của Associated Press, ông Santiago Lyon, nói về các tác phẩm thắng giải: “Chúng tôi tự tin rằng những bức ảnh này đều thể theo các phép tắc được chấp thuận trong nghề.”

Ở trên là chuỗi hình ảnh với các độ âm sắc sáng tối khác nhau. Bên trái là hình chụp ban đầu, và sau khi tổng hợp chuỗi hình phía trên, bạn sẽ có hình đẹp bên tay phải.

 

Thêm một hình nữa sử dụng công nghệ HDR, hình trông rõ nét hơn hẳn.

Mấy phép tắc được chấp thuận này thường có nghĩa: nhiếp ảnh gia không thể thay đổi cảm xúc hoặc nội dung của bức hình bằng cách dịch chuyển bất cứ một pixel nào trong ảnh. Một điều luật rất dễ hiểu.

Tuy nhiên có người bảo, nếu những tấm ảnh sử dụng kỹ thuật hậu kỳ – như HDR – được phép tham gia các cuộc thi ảnh báo chí, thì cũng hơi bị… kém vui; còn gì cuộc đua của các tay máy nữa, nếu trong đầu đã có sẵn câu: “Cứ chụp đã rồi về nhà tính“.

 

*

Bài về Paul Hansen:

– Chúc mừng Maika đoạt giải nhất tại World Press Photo Contest 2013 
– Săn tuần lộc với Paul Hansen
 
– Ảnh chỉnh sửa của Paul Hansen có phải trả lại giải World Press?

Ý kiến - Thảo luận

4:10 Tuesday,21.5.2013 Đăng bởi:  SA
Một ủy ban điều tra của Israel ngày 20/5/13 vừa công bố kết quả điều tra của họ về thước phim tài liệu của đài France 2 cho thấy 1 em bé bị bắn chết là 'dàn dựng'. Trước đây, Israel đã công nhận việc này nhưng sau khi 'điều tra kỹ lưỡng' thì rút lời lại. Chính quyền Israel cho đây là việc '
...xem tiếp
4:10 Tuesday,21.5.2013 Đăng bởi:  SA
Một ủy ban điều tra của Israel ngày 20/5/13 vừa công bố kết quả điều tra của họ về thước phim tài liệu của đài France 2 cho thấy 1 em bé bị bắn chết là 'dàn dựng'. Trước đây, Israel đã công nhận việc này nhưng sau khi 'điều tra kỹ lưỡng' thì rút lời lại. Chính quyền Israel cho đây là việc 'vấy máu', là 'chiến dịch gian láo' của truyền thông quốc tế v.v. và em bé không chết vì thấy em 'còn cử động 1 tay và lúc lắc đầu'! Phía France 2 đòi mang ra một ủy ban điều tra quốc tế cho rõ chuyện.
Trong chuyện được giải Paul Hansen này, nếu là chụp ảnh nạn nhân của khủng bố Palestine thì hẳn đã không có 'ai' nêu ra vấn đề sáng tối, mỹ thuật, đạo đức săn tin gì hết. Ngược lại với phát biểu của Th t Netanyahu, ảnh hưởng của Israel với truyền thông quốc tế 'gian láo' là lớn nhất, không ai bì.
http://www.guardian.co.uk/world/2013/may/20/israeli-inquiry-film-aldura-death-gaza?INTCMP=SRCH 
17:05 Monday,20.5.2013 Đăng bởi:  candid
Về bản thân em thì không thấy vấn đề gì trong việc chỉnh sửa vì bản thân việc chọn góc chụp cũng đã là 1 sự chỉnh sửa (cắt cúp rồi).
Còn về kỹ thuật buồng tối analog, tráng phim, phóng ảnh, dodge and burn, thêm thắt này nọ thì cũng y hệt kỹ thuật buồng tối digital thôi. Khác nhau ở
...xem tiếp
17:05 Monday,20.5.2013 Đăng bởi:  candid
Về bản thân em thì không thấy vấn đề gì trong việc chỉnh sửa vì bản thân việc chọn góc chụp cũng đã là 1 sự chỉnh sửa (cắt cúp rồi).
Còn về kỹ thuật buồng tối analog, tráng phim, phóng ảnh, dodge and burn, thêm thắt này nọ thì cũng y hệt kỹ thuật buồng tối digital thôi. Khác nhau ở chỗ digital thì nhanh hơn.
Nhưng trong nhiếp ảnh hay trong hội họa thì bao giờ cũng có sự tranh cãi giữa sự Duy Mỹ hay là không. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Mỹ học vị quan hệ (phần 2)

Nicolas Bourriaud - Như Huy dịch

Tranh chưa khô đâu (cãi chưa xong đâu!)

Roberta Smith – Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả