Đi & Ở

Xem tranh cổ động Việt Nam ở Bảo tàng Anh 15. 06. 13 - 7:51 am

Trà My

  

Bảo tàng Anh hiện đang triển lãm tranh cổ động châu Á (Asian Propaganda: The Art of Influence), trưng bày các tác phẩm được thực hiện trong khoảng thời gian 1900-1976, từ cuộc chiến tranh Trung – Nhật cuối thế kỷ 19 tới khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2.

Phần lớn nhất của cuộc triển lãm là tranh và hiện vật cổ động về đề tài chiến tranh, Việt Nam kháng Pháp, Triều Tiên kháng Mỹ, Trung Nhật kháng lẫn nhau, ngoài ra còn có một số phần nhỏ của Ấn Độ, Burma và Nhật chống Nga.

Cũng trong khuôn khổ trưng bày, Bảo tàng Anh còn trưng bày thêm một số tranh cổ động về đời sống hàng ngày, lao động sản xuất, tất cả đều được ghi chú là hệ quả tất yếu của vấn đề chính trị.

Về phần Việt Nam, có mấy bức ghi tác giả khuyết danh. Bảo tàng Anh có khoe là đây mới chỉ là một phần nhỏ trong cái thư viện rất to về chủ đề này của họ. Dù trong lịch sử, thực dân Anh không bén mảng tới Việt Nam, nhưng có lẽ nhiều hiện vật, tác phẩm của chúng ta vẫn bị rơi vào tay họ, bằng cách này hay cách khác.

Triển lãm thú vị, tuy nhiên lại được đặt ở phòng số 91, hơi bị xâu xấu và ngoài rìa một tí, nhất là khi so sánh với phòng Nhật Bản và Hàn Quốc ở ngay gần. Thêm nữa, ánh sáng tù mù thi thoảng cũng phải gí mặt ghé sát mới nhìn kỹ được chứ.

Dưới đây là một số hình ảnh về các tác phẩm cũng như phòng triển lãm:

“Tất cả vì hòa bình” (1972) của Nguyễn Công Độ. Nguyên văn chú thích của Bảo tàng Anh là: “… Theo gương Bác, Nguyễn Công Độ nhập ngũ chống Thực dân Pháp, sau đó trở thành một nhà báo và nghệ sĩ vẽ tranh cổ động. Về sau ông theo học nhiếp ảnh, làm phim ở Đức và Hà Nội. Tới khi chống Mỹ, ông lại gia nhập Quân đội và chuyên vẽ poster”.

 

“Tất cả vì hòa bình” (1972) của Nguyễn Công Độ và một số tác phẩm tiêu biểu.

 

“Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” (1970), tranh của Nguyễn Thụ (sn.1930)

 

“Không buôn xa xỉ phẩm” (1945-1954). Tranh khuyết danh, có ký tên Lương, được xác định là vẽ vào thời chống Pháp. Bức này làm tôi nhớ tới các câu chuyện về phong trào tiêu diệt “quần loe tóc dài” thời sau chống Mỹ.

 

Một thiếu niên bên cạnh “Chạy đâu cho thoát”, khuyết danh

 

Sang phần của các nước khác nhé, có cổ động và không phải cổ động: Tranh biếm hoạ vẽ Winston Churchill, Thủ tướng Anh vận đồ nhà sư Ấn Độ miệng nhai xương thay vì điếu xì gà huyền thoại của tác giả Kondo Hidezo (1908-1979). Tác phẩm được in trên bìa tạp chí Manga năm 1943, sau khi Nhật chiếm đóng Malaya, Burma và tuyên bố không dính dáng gì với luật lệ nước Anh nữa.

 

Nguyên văn tên tiếng Anh là “Cartoons world climbs the mountains for Double Ninth Holiday” (1936). Tranh hoạt hoạ của Wang Zimei.

 

Năm 1943 ở châu Á. Bên trái là “Nạn đói ở vịnh Bengal” của Zolnul Abedin (Bangladesh). Bên phải là “Hạn hán ở Hồ Nam” của Yang Newei

 

“Lập quốc” (1990), tranh của Dong Xiwen vẽ Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước CHDCND Trung Hoa

 

“Mẹ lái máy cày” (1960). Ở khu vực Đông Nam và Nam Á, máy cày đã trở thành một biểu tượng đổi mới, bất kể là tư bản, cộng sản hay xã hội chủ nghĩa. Tranh của Nguyễn Công Độ ở phía trên cũng không phải ngoại lệ.

 

“Tội ác không thể trả bằng nước mắt” (khoảng 2000). Một tác phẩm cổ động hiếm hoi của Bắc Triều Tiên trong triển lãm. Đây cũng là tranh cổ động có tuổi đời trẻ nhất, được xác định ra đời vào khoảng năm 2000.

Còn nhiều nữa, nhưng các bạn xem tạm một số vậy nhé… Chủ yếu là vì thấy anh Hoàng Duy Vàng sắp triển lãm tranh “như cổ động” nên mình giới thiệu luôn triển lãm này, để các bạn xem lại một ít “cổ động” xưa của nước ta…

Ý kiến - Thảo luận

15:30 Sunday,16.6.2013 Đăng bởi:  admin

Sửa lại rồi My ơi. Cảm ơn My.


...xem tiếp
15:30 Sunday,16.6.2013 Đăng bởi:  admin

Sửa lại rồi My ơi. Cảm ơn My.

 
15:16 Sunday,16.6.2013 Đăng bởi:  Trà My
Soi ơi hai cái chú thích của "Tất cả vì hoà bình" bị đổi cho nhau Soi ạ. 
...xem tiếp
15:16 Sunday,16.6.2013 Đăng bởi:  Trà My
Soi ơi hai cái chú thích của "Tất cả vì hoà bình" bị đổi cho nhau Soi ạ.  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ác mộng Trump đã đến

Hrag Vartanian - Hoa Hoa lược dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả