|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhNhân giải Chân dung 2013 của BP đã có chủ, nói về cốt lõi của chân dung 21. 06. 13 - 12:00 pmNoon và Nai dịch
Hôm 18. 6, giải thưởng quý giá này đã về tay Susanne du Toit (57 tuổi), trong một bức tranh được đánh giá là nhiều sức mạnh, vẽ cậu con trai cả Pieter. Susanne du Toit ẵm £30.000 và một đơn đặt hàng của National Portrait Gallery trị giá 5.000 bảng. Bức chân dung đoạt giải sẽ được bày ở National Portrait Gallery từ 20. 6. 2013 cho công chúng xem. Giải nhì trị giá 10.000 bảng thuộc về John Devane, một giáo viên và cũng là họa sĩ, 58 tuổi, với bức “The Uncertain Time” (Thời bấp bênh?), một bức chân dung nhóm rất ấn tượng, mô tả mấy đứa con bà là Lucy, Laura và Louis. Giải BP cho Nghệ sĩ trẻ (trị giá 7.000 bảng – giải phụ cho tác phẩm của người dự thi từ 18 đến 30 tuổi) thuộc về Owen Normand với bức “Das Berliner Zimmer” (Căn phòng Berlin). Mời các bạn đọc trích một bài bình luận của Michael Glover trên tờ Independent. Bài này Noon dịch thể nào cũng sai, nên để bên dưới phần tiếng Anh để các bạn vào sửa nhé, coi như học tiếng Anh luôn nhé. Chúng ta chưa bao giờ ngừng say mê tự ngắm nghía, say mê hành động con người chăm chú xem xét con người: dù đó là một hình ảnh to như người thực hay chỉ có đầu và hai vai, hoặc mỗi gương mặt. Rồi cách tạo dáng, nét hơi ngượng nghịu, hay sự lộng lẫy bừng nở một cách vô ích… Chúng ta say mê quan sát cơ thể định ra cái không gian mà nó chiếm giữ, và sự chú ý của ta trước sau gì, không tránh khỏi, cũng phải hướng về gương mặt. Vâng, sự chú ý của chúng ta vẫn thường xoay quanh gương mặt đó thôi, nội trong gương mặt, đôi mắt… Niềm say mê vẫn gắn liền với ý tưởng “tự ngắm nghía” đã giải thích phần nào sự hấp dẫn “không ngưng nghỉ” của Giải Chân dung BP, nay đã bước vào năm thứ 34, với 50 bức tranh được chọn từ gần 2.000 bài thi, rải suốt 77 quốc gia. Người thắng giải năm nay, Susanne du Toit từ Nam Phi, với bức chân dung cậu con trai (do mẹ vẽ). Một thân hình mặc áo quần đầy đủ ngồi trên ghế, được đặt tạm trên một nền tranh mơ hồ, lem luốc, có chút góc gạnh trong cấu trúc. Hình người, khá thoải mái, được diễn tả một cách tự nhiên, cảm giác như bị bỏ rơi trên đảo hoang, lại càng có vẻ mỏng manh dễ vỡ hơn với đôi mắt được họa sĩ mô tả kỹ. Đôi bàn tay to đan xiết vào nhau là một điểm nổi bật, cả cái cách đôi tay ấy tì lấy cẳng chân bắt chéo, khiến cho toàn bộ bố cục tranh một vẻ vững chãi đầy cẩn trọng, một cảm giác khóa kín, chôn chặt, ngay cả khi thân hình đã được đặt hơi lệch về phía trái của bức canvas. Tóm lại, triển lãm này là dành cho loại hội họa theo đuổi một định nghĩa về cá tính, một sự tìm kiếm có khả năng nhìn xuyên thấu vượt ra ngoài việc định nghĩa về cá tính. Có nhiều triển lãm đã giải quyết cùng chủ đề này trở đi trở lại, mãi mãi theo đuổi cái tinh túy của thể loại. Hội họa, theo định nghĩa này, là vấn đề về đào sâu, đào sâu mãi ra sau bề mặt (tranh), để tìm kiếm một sự thực – một sự thực thống nhất được giữa cái bạn thấy với cái bạn cảm. Đây là trường hợp của bức chân dung Julie Head vẽ người cha già; cảm giác đó là một người cá tính đã bám rễ thâm căn cố đế. Hoặc như trường hợp của bức tranh âu yếm tả người bạn thân – nghệ sĩ dương cầm Alan Rowlands – của Saied Dai, gương mặt mỏng manh đau khổ (của Alan), khi đặt trước cảnh nền hơi tối tăm, dường như là một tiếng vọng của cuộc đời lúc nào cũng phải vật lộn của ông. Nhà văn cao tuổi Ved Mehta bị khiếm thị, và chúng ta có thể thấy điều đó nhờ vào bề mặt mờ ảo của bức chân dung vững chãi đến tuyệt vời do Paul Oxborough vẽ, và nhờ vào cái cách nhân vật nhìn nghiêng nghiêng, như thể ông nhìn mà chẳng thấy gì cả. Trên tất cả, điều đáng nói về triển lãm đẹp này là: một số bức tranh dường như đã đi được xa hơn nhiều vào cái sự thực trước nay vẫn bị lảng tránh về bí mật của bản thân, hơn hẳn loại chân dung “giống ảnh chụp” lâu nay vẫn có. * There is no end to our fascination with self-scrutiny, the human quizzing the human: the full-length figure; the head and shoulders; the face alone. The posings, the slight awkwardnesses, the vainly glamorous flourishes. How the body defines the space that it occupies, with that almost inevitable drift of attention towards the face. Yes, our attention always tends to pivot about the face, and within the face, the eyes… This passionate attachment to the idea of self-scrutiny explains in part the continuing appeal of the annual BP Portrait Award, now in its thirty-fourth year, with fifty-five paintings selected from almost two thousand entries, spanning seventy-seven countries. This year’s winner, by Susanne du Toit from South Africa, is a portrait of a son by his mother. It is a clothed body on a chair, set precariously against a scrubbily indeterminate ground, a little angular in its construction. The figure, informally, naturally rendered, feels marooned, rendered all the more vulnerable, by the scrutinising eye. The large, fiercely knitted hands are a dominating feature, how they clutch the raised crossed leg, giving the entire composition a precarious solidity, a locked in, locked down feeling, even as the body is displaced slightly to the left of the canvas. In all, the exhibition is painting in pursuit of a definition of character, a searching which sees through the outward likeness to the defining characteristic. Some of these painters have tackled the same subject again and again, forever pursuing its essence. Painting, by this definition, is a matter of digging and digging behind the surface for a truth which will unite what you see with what you feel. This is the case with Julie Head’s portrait of her elderly father, who feels timelessly rooted in his character, or of Saied Dai’s affectionate rendering of his friend the pianist Alan Rowlands, whose painful thinness of face, in profile against a slightly darkened ground, seems to be an echo of his life strivings. The elderly writer Ved Mehta is visually impaired, and we see that by both the slight misting of the surface of this wonderfully assured portrait by Paul Oxborough, and the way he seems to be looking askance, as if seeing sightlessly. What deserves to be said about this fine show above all is that a number of these paintings seem to have reached much further into the ever elusive truth of the mystery of the self than most photographic portraiture ever does.
Ý kiến - Thảo luận
22:42
Friday,21.6.2013
Đăng bởi:
Bưởi
22:42
Friday,21.6.2013
Đăng bởi:
Bưởi
Mình xem tranh ít khi phải suy nghĩ đến những dụng ý của tác giả (hoặc nhà phê bình tự luận ra) kiểu: "Đôi bàn tay to đan xiết vào nhau là một điểm nổi bật, cả cái cách đôi tay ấy tì lấy cẳng chân bắt chéo, khiến cho toàn bộ bố cục tranh một vẻ vững chãi đầy cẩn trọng, một cảm giác khóa kín, chôn chặt". Bởi xem ngang đến tạo hình, bút pháp, màu là biết hay dở rồi.
16:50
Friday,21.6.2013
Đăng bởi:
phạm quang hiếu
Huy Thông, Theo mình thì có mấy yếu tố này: Không gian phẳng bẹt (đúng hơn thì không có không gian 3 chiều bởi không có khoảng cách giữa nhân vật và nền); Bố cục lệch, nhưng chặt hơi thái quá tạo cảm giác chật chội, dù khoảng trống nền không ít; Màu xỉn, chết; C&a
...xem tiếp
16:50
Friday,21.6.2013
Đăng bởi:
phạm quang hiếu
Huy Thông, Theo mình thì có mấy yếu tố này: Không gian phẳng bẹt (đúng hơn thì không có không gian 3 chiều bởi không có khoảng cách giữa nhân vật và nền); Bố cục lệch, nhưng chặt hơi thái quá tạo cảm giác chật chội, dù khoảng trống nền không ít; Màu xỉn, chết; Các ngón tay xoắn, vặn vừa như quyết liệt vừa như không có sức sống (do màu sắc và nhiều chỗ bẹp khối)...trong khi vẻ ngoài gương mặt dường như bình thản...
Mấy yếu tố này cộng hưởng với nhau tạo nên cảm giác ngột ngạt, khó thở, ưu tư, phân vân bất quyết, nội tâm nhiều mâu thuẫn... Nói chung, đây là một tác phẩm khá ám ảnh! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp