Kiến trúc

Eliel Saarinen: cao cũng tuyệt, thấp cũng hoàn hảo 02. 07. 13 - 1:05 am

Hữu Khoa tổng hợp và dịch

Một góc nhà hát Kleinhans ở Buffalo, NY – một công trình của Eliel

1. 7 là ngày mất của kiến trúc sư lỗi lạc người Phần Lan, Eliel Saarinen.

Sinh năm 1873, mất năm 1950, sự nghiệp 50 năm của Eliel Saarinen có thể chia làm hai giai đoạn. Làm nghề ở Phần Lan trong 25 năm, Eliel nổi tiếng thế giới nhờ thứ kiến trúc lấy cảm hứng từ Art Nouveau. Có thể nói, trước khi đến Mỹ (năm 1923), Eliel đã là kiến trúc sư tài năng nhất của thế hệ ông ở Phần Lan. Năm 1914, cả châu Âu đã biết đến ông nhờ nhà ga xe lửa Helsinki và các dự án quy hoạch đô thị cho Reval (nay là Tallinn), Estonia, và Canberra (Úc).

Nhà ga xe lửa Helsinki – công trình của Eliel

Sang Mỹ vào năm 1923, ông bước vào giai đoạn 2 với giải nhì ở cuộc thi thiết kế tòa tháp cho tờ Chicago Tribune năm 1922. Mặc dầu chỉ về nhì, nhưng thiết kế dự thi của ông đã có một ảnh hưởng sâu rộng lên sự phát triển của nhà chọc trời tại Mỹ, hơn hẳn thiết kế giải nhất mang hình một tòa tháp Gothic.

Eliel Saarinen, đề án bố trí lại khu vực trước hồ Chicago, 1923

Ở Mỹ, Eliel Saarinen còn lấy được một chân giảng dạy, đầu tiên ở đại học Michigan, kế là Viện Nghệ thuật Cranbrook. Eliel Saarinen không những thiết kế cho khu phức hợp Cranbrook, mà dưới sự quản lý của ông, đó còn là một trong những ngôi trường có thiết kế nhiều ảnh hưởng nhất nước Mỹ.

Nói thêm về khu giáo dục Cranbrook: được sáng lập bởi George Gough Booth – một ông trùm báo chí, một nhà hảo tâm vùng Detroit, Cranbrook là một hỗn hợp gồm trường trung học nội trú, thư viện, bảo tàng. Lấy tên là Cranbrook vì đó là địa danh nơi thân phụ của George Booth sinh ra. Booth giao cho Eliel Saarinen thiết kế khu học xá và các tòa nhà của Cranbrook. Đó là công trình đầu tiên của Eliel khi mới tới Mỹ, và về sau trở thành một trong những công trình quan trọng nhất của lịch sử kiến trúc Mỹ.

Le Corbusier (áo nhạt) và Eliel trong sân trường Cranbrook

Cả Booth lẫn Eliel đều được truyền cảm hứng từ phong trào “Arts and Crafts” (Nghệ thuật và Thủ công), một phong trào bắt đầu ở Anh vào giữa thế kỷ 10 và ngay lập tức lan nhanh sang Hoa Kỳ. Phong trào “Arts and Crafts” hấp dẫn ông chủ George Booth cả về mặt thẩm mỹ lẫn đạo đức, ông hy vọng ảnh hưởng của phong trào này sẽ tống được những thứ hàng hóa sản xuất hàng loạt và vô vị ra khỏi những ngôi nhà Mỹ. Ông tin rằng tinh thần thủ công, thợ khéo sẽ mang lại những sản phẩm hảo hạng, tạo dựng nền tảng cho một đời sống có trách nhiệm về đạo đức. Trường Cranbrook là nơi cổ súy những ý tưởng này và thỏa mãn ước muốn của những người sáng lập: đạt được thứ gì đó có giá trị lâu bền và đáng kể.

Mời các bạn xem một số hình ảnh của khu học xá Cranbrook. Ảnh của Doctor Casino

Viện Nghệ thuật và Bảo tàng Cranbrook

 

Hành lang dẫn vào bảo tàng Cranbrook

 

Bên trong thư viện

 

Khu học xá

 

.

 

.

 

Cranbrook là một trong những trường trung học nội trú tốt nhất của Mỹ. Nghe nói nhiều con em người Việt cũng đang du học tại đây…

 

Nghe nói 100% học sinh rời khỏi trường này là đậu vào đại học, trong đó có nhiều trường danh tiếng như: Harvard, Brown, Cornell, Michigan, Princeton, MIT, Yale…

 

Trường coi nghiêm vậy mà cũng không thoát khỏi tệ nạn của học trò. Thí dụ điển hình là đối thủ của tổng thống Obama, ông Romney, từng bị cáo buộc đứng đầu một băng anh chị khi học năm cuối tại trường Cranbrook, hồi 1965, chuyên bắt nạt bạn học.

 

.

 

.

 

.

 

Khu bể bơi của trường

 

Bên trong bể bơi

 

.

 

Còn đây là nhà ăn? (Bạn nào từng học ở Cranbrook hoặc đang học ở đây thì bổ sung giùm các chú thích nhé)

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

LẦN HỒI: Phương tiện hay đam mê của người trẻ?

An Bàng thực hiện (Tuổi Trẻ Cuối Tuần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả