Nhiếp ảnh

Đọc để sống cho ra sống 08. 07. 13 - 9:20 am

Asoca st từ web Steve McCurry, Hoàng Lan dịch

Học đọc là thắp một ngọn lửa;
mỗi âm xướng lên là một tia sáng
– Victor Hugo

Burma

 

Umbria, Ý

 

Trong một khắc màu nhiệm, trang sách – cái chuỗi mật mã rối rắm, lạ lùng ấy – rung chuyển thành ý nghĩa. Từ ngữ nói chuyện với bạn, trao bạn bí mật của chúng; vào khoảnh khắc đó, cả vũ trụ mở ra.
Bạn, không thay đổi được nữa rồi, đã trở thành người đọc.
– Alberto Manguel

Mandalay, Burma

 

“Ở mọi nơi trên thế giới tôi từng đến, tôi thấy người già người trẻ, người giàu người nghèo đọc sách.
Dù người đọc có sống đời tôn giáo hay đời thế tục, trong một lúc, họ cũng được chuyển sang một thế giới khác.”

Bamiyan, Afghanistan

 

Chúng ta quen với việc từ ngữ diễn tả hình ảnh, nhưng không quen lắm với việc hình ảnh diễn tả từ ngữ, cũng như tác động mà việc đọc sách mang lại cho đời ta. 

Cuốn sách của Garrett Steward, “The Look of Reading: Book, Painting, Text” (Vẻ đọc sách: Sách, Tranh, Chữ), thăm dò mối quan hệ giữa đọc sách và nghệ thuật. Tác giả cho thấy rất nhiều nghệ sĩ, từ Rembrandt đến Picasso và Cassatt, cùng hàng tá nghệ sĩ nữa trong 500 năm trở lại đây đã vẽ cảnh đọc sách cũng như “vẻ đọc sách” trên gương mặt các nhân vật.

Thái Lan

 

Thụy Sĩ

 

Moscow, Russia.

 

Chúng ta đọc để biết rằng mình không cô đơn. 
– C.S Lewis


Ấn Độ

 

Một cuốn sách vĩ đại do nhà tư tưởng vĩ đại viết ra là một con tàu của suy nghĩ, chở nặng sự thật và cái đẹp.
– Pablo Neruda

Sana’a, Yemen, 1997. Một người đàn ông đang đọc kinh Qu’ran. Yemen

 

Sách là máy bay, là tàu hỏa, là con đường.
Sách là điểm đến, là cuộc hành trình.
Sách là tổ ấm.

– Anna Quindlen

Ấn Độ

 

Tôi luôn tưởng tượng rằng Thiên đường là một kiểu thư viện.
– Jorge Luis Borges

Burma

 

Không cánh buồm nào như cuốn sách
Đưa ta đến những vùng xa xôi
Không tuấn mã nào kiêu hùng
Được như trang thơ ngạo nghễ
Là lối tắt của những người nghèo nhất
Thoát được ách lộ phí
Cỗ xe ngựa kia thanh đạm thế
Chỉ chở một tâm hồn người.

– Emily Dickinson

Thổ Nhĩ Kỳ

 

Sri Lanka, 12/1995, Cậu bé đọc sách với mẹ tại một ngôi chùa ở Sri Lanka

 

Đọc là tất cả
Đọc khiến tôi cảm thấy mình đã hoàn tất điều gì đấy
Học được điều gì đấy, trở thành người tốt hơn.
Đọc khiến tôi thông minh hơn…
Đọc cho tôi có gì để sau này còn trò chuyện
Đọc là hạt giống, đọc là niềm vui

– Nora Ephron

Nhật Bản


Đọc là cách duy nhất khiến ta lẻn vào – một cách vô tình, không cần ai giúp – da thịt của tha nhân, giọng nói của tha nhân, tâm hồn của tha nhân. 

– Joyce Carol Oates

Burma

 

Ý

 

Abu Dhabi, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất


Đọc là công cụ cơ bản để sống cho ra sống

– Joseph Addison

Ấn Độ

 

Ý

 

Bamiyan, Afghanistan

 

Lourdes, Pháp

 

Ma-rốc

 

Afghanistan

 

Nguồn: Steve McCurry

*

Steve McCurry, tác giả của bộ ảnh trên, được cả thế giới nhìn nhận như một trong những người chụp ảnh “hay” nhất thời nay. Theo truyền thống cao đẹp của những người chụp ảnh tư liệu, ông luôn cố nắm bắt cho được bản chất của niềm vui và tranh đấu ở con người.

Sinh năm 1950 tại Philadelphia, McCurry tốt nghiệp loại ưu trường Cao đẳng Nghệ thuật và Kiến trúc Pennsylvania. Sau khi làm việc cho một tờ báo được 2 năm, ông đến Ấn Độ làm phóng viên tự do. Chính tại đây McCurry học được thế nào là quan sát và chờ đợi. “Nếu bạn biết chờ đợi”, ông nhận ra, “người ta sẽ quên camera của bạn đi, và tâm hồn dâng lên cho bạn thấy.” (Theo National Geographic)

Ý kiến - Thảo luận

17:26 Monday,8.7.2013 Đăng bởi:  không cam phận ngu dân

Một trong những bộ phim phong cách xô viết cuối cùng, trước khi chết, tôi còn nhớ là của Lenfim, về số phận những cậu bé kiểu Timur và đồng đội, lâm vào thời "chụp giựt". Phim có câu: "Một cuốn sách còn quý hơn 1 triệu đô", một thông điệp bị coi là lạc lõng lúc đó
...xem tiếp

17:26 Monday,8.7.2013 Đăng bởi:  không cam phận ngu dân

Một trong những bộ phim phong cách xô viết cuối cùng, trước khi chết, tôi còn nhớ là của Lenfim, về số phận những cậu bé kiểu Timur và đồng đội, lâm vào thời "chụp giựt". Phim có câu: "Một cuốn sách còn quý hơn 1 triệu đô", một thông điệp bị coi là lạc lõng lúc đó (giữa những năm 90).

Về đến đây, tôi hay đến một thư viện thuộc loại "giàu" vô cùng (ngang ngửa thư viện quốc gia). Có lần một thủ thư đeo phẩm hàm lủng lẳng (chức cao), học ở Liên Xô về , bảo những cô thủ thư còn trẻ: theo thằng này thì chỉ có ăn cám, lúc nào mặt cũng đờ ra (do đọc sách). Lúc đó sóng chụp giựt ở Hà lội cũng hơi bị cao. 

Một thằng bạn nối khố (cúng học Liên Xô về), gọi điện thấy tôi bảo đang đọc sách, nó khinh bỉ: định ăn cám à? (Hà Nội những năm 60 - 70 thì đọc ghê lắm, trước khi phấn đấu sao cho một nhà một tủ lạnh, một TV...)

Trải qua dăm cuộc bể dâu (về phần xác và hồn)...  May quá, bây giờ tôi đến thư viện ấy, các cô thủ thư trẻ tíu tít phục vụ. Cô thủ thư sếp trước khi về "hiu" dặn các em nhớ phục vụ tốt thằng đờ mặt (tui).

Đọc để bình minh không lặn trên đất nươc tôi.
 

 
11:49 Monday,8.7.2013 Đăng bởi:  admin

@ Huy Nguyen: Để chuộc lỗi, Soi đã dịch thêm một đoạn về Steve McCurry và đính vào cuối bài :-). Cảm ơn Huy Nguyen nhé.


...xem tiếp
11:49 Monday,8.7.2013 Đăng bởi:  admin

@ Huy Nguyen: Để chuộc lỗi, Soi đã dịch thêm một đoạn về Steve McCurry và đính vào cuối bài :-). Cảm ơn Huy Nguyen nhé.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả