hay đây, nhưng đăng ký thế nào?" /> » WINDY DAY 8: “Màu dân tộc” – hay đây, nhưng đăng ký thế nào?

Khác

WINDY DAY 8: “Màu dân tộc” –
hay đây, nhưng đăng ký thế nào? 04. 07. 13 - 7:41 am


Tour du lịch văn hóa Windy Day 8 về làng tranh Đông Hồ: Màu dân tộc

Lịch trình
Thời gian: 8h – 16h30 ngày 7. 7. 2013
Địa điểm tập hợp: Trường Đại học Ngoại thương – 91 Chùa Láng, Hà Nội
Địa điểm tổ chức: Trung tâm giao lưu văn hoá tranh Đông Hồ, thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Check in: 7h30 – 8h (di chuyển bằng ô tô)
– Phần 1: Từ 8h – 11h15: Di chuyển về Bảo tàng tranh Đông Hồ tại Bắc Ninh và trao đổi cùng Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế
– Phần 2: Từ 11h15 – 13h30: Nghỉ ngơi, ăn trưa, tham quan khu làm tranh và giao lưu với mọi người trong đoàn
– Phần 3: Từ 13h30 – 16h30: Tập làm tranh Đông Hồ và di chuyển về Hà Nội

Phần 1: Tìm hiểu về tranh Đông Hồ
–    Lịch sử hình thành và phát triển
–    Yếu tố xã hội và thời đại trong tranh Đông Hồ
–    Một số đặc điểm tiêu biểu của tranh Đông Hồ và ý nghĩa của chúng
–    Một số dòng tranh chính
–    Những câu chuyện gắn với những bức tranh tiểu biểu
–    Ý nghĩa văn hóa và dân tộc trong tranh Đông Hồ
–    Những nét mới trong tranh Đông Hồ hiện đại

Phần 2: Q&A: Người tham dự đưa ra câu hỏi cho bác Nguyễn Đăng Chế

Phần 3: Làm/In tranh Đông Hồ
–    Mỗi người tham dự sẽ được in màu lần cuối hoàn thiện tranh
–    Nếu điều kiện thuận lợi sẽ được xem nghệ nhân thực hiện các công đoạn khác trong quá trình làm tranh Đông Hồ

Chương trình tìm hiểu văn hóa Windy Day 8 với chủ đề: “Màu dân tộc”, được sự hướng dẫn của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, là nỗ lực hợp tác giữa Dự án truyền thông văn hóa-du lịch dành cho giới trẻ “Tôi xê dịch” và Trung tâm giao lưu văn hoá tranh Đông Hồ, thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Đây là tour ra ngoại thành đầu tiên của dự án “Tôi xê dịch”. Với Windy Day lần này, các bạn sẽ có cơ hội được trở về với chính nơi đã sản sinh ra nghề làm tranh Đông Hồ – xã Song Hồ, tỉnh Thuận Thành, Bắc Ninh. Không chỉ được lắng nghe một trong hai nghệ nhân duy nhất còn lại của nghề tranh này là Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, các bạn còn có cơ hội được tham quan nơi làm việc của các nghệ nhân và khu trưng bày tranh cũng như được tự tay in những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng.

“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”

.

Suốt hai thế kỷ phát triển rực rỡ, tranh Đông Hồ đã phản ánh trọn vẹn cuộc sống của mọi tầng lớp người Việt Nam. “Tranh chính là người” – từ chuyện làng đến chuyện nước, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, từ vinh quy bái tổ, cưới vợ gả chồng đến chuyện chăn trâu, thổi sáo, đánh ghen… Thế mới nói, muốn sáng tác một tuyệt tác tranh Đông Hồ không phải chỉ cần kỹ năng và cảm hứng nghệ thuật mà còn đòi hỏi cái hồn cái cốt của đời thường kết tinh trong cái nhạy cảm thiên bẩm của người nghệ sĩ, là đằng sau những bức tranh màu sắc tươi sáng hay u ám là những câu chuyện dung dị ẩn chứa trong mỗi nét vẽ, lời tựa, màu in… Tài tình là ở chỗ chỉ bằng những hình tượng tưởng chừng tầm thường: đàn gà, đàn lợn hay chú mục đồng, cô thôn nữ… tranh Đông Hồ gói ghém lại và gửi cho chúng ta những góc nhìn thật gần gũi, giản dị về cuộc sống, hệ tư tưởng của cha ông ta thời xưa cùng với những triết lý, nhân sinh quan sẽ chẳng bao giờ lỗi thời. Tranh Đông Hồ: một thời sắt son, một thời vang vẻ!

Ấy vậy mà, lận đận suốt gần 6 thế kỷ, tranh Đông Hồ cuối cùng cũng không thoát khỏi được vòng quay nghiệt ngã của thời gian. Từ một làng nghề có hơn 20 dòng họ vẽ tranh Đông Hồ với sức sáng tác mạnh mẽ, giờ đây chỉ còn lại 2 nghệ nhân duy nhất bền bỉ gắn bó với nghiệp tranh. Vì đâu, vì động lực nào đang đẩy dần dòng tranh dân gian nổi tiếng này để nhường chỗ cho những bức tranh công nghiệp hiện đại?

.

Có nhà nghiên cứu đã phải đau đớn thốt lên rằng: “Nếu được lựa chọn một dòng tranh đại diện cho dân tộc thì đó sẽ là tranh Đông Hồ. Nhưng đáng tiếc thay, chút màu cuối ấy đang phai màu mất rồi”. Ngẫm lại mà sửng sốt, dẫu được phong danh hiệu “Di sản quốc gia”, tranh Đông Hồ vẫn đang lay lắt cầm chừng nhờ tâm huyết của đôi nghệ nhân lão làng. Sự thật đó làm cho ta không khỏi rùng mình và lo sợ, liệu nghề tranh dân gian “độc nhất vô nhị” xứ kinh Bắc này còn có thể tồn tại được đến bao giờ? Liệu “di sản quốc gia” này còn có thể truyền đến những thế hệ tiếp sau? Liệu những người trẻ còn chăng cơ hội thưởng thức những tuyệt tác sống động trên những khuôn giấy điệp? Liệu chúng ta ngồi đây và thế hệ sau còn độ bao nhiêu người “cảm” được những tầng trầm tích lịch sử ẩn sâu trong màu dân tộc?

Đến với tranh Đông Hồ, ta lại thêm những trăn trở, và sẽ cần thêm những câu trả lời giải mã những trầm tích lịch sử hiện lên trên những khuôn giấy điệp, lắng nghe những băn khoăn trăn trở của một trong hai nghệ nhân còn lại của làng tranh nhất nhị xứ Kinh Bắc và một lần thử chạm vào, một lần thử tạo nên “màu dân tộc” trong Windy Day 8, với chủ đề “Tranh Đông Hồ – màu dân tộc”.


Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả