|
|
|
|||||||||||||
Tin tức“Nếm thử” vài tiết mục ở Liên hoan nghệ thuật trình diễn BIPAF 12. 07. 13 - 1:01 pmHrag Vartanian - Hoàng Lan dịch
Liên hoan Nghệ thuật Trình diễn Quốc tế Brooklyn (BIPAF) đã bắt đầu. Hàng tuần, Hrag Vartanian của Hyperallergic viết blog về các tác phẩm trình diễn mà Hrag tham dự mỗi tuần – đó mới chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ chương trình festival. Sau đây mời các bạn ‘nếm thử’ những tài năng từ khắp nơi trên thế giới đã cất công đến Brooklyn để trình diễn.
Gallery JACK, thứ Năm, 4. 7 –Martha Wilson đã mở màn cho buổi tối khai trương của BIPAF với vai diễn Barbara Bush đang bàn về đứa con “nghệ sĩ” – Tổng thống George W. Bush. Vở độc thoại này là một trong những lúc hiếm hoi khiến tôi ước rằng mình có máy quay để ghi lại mọi thứ. Bà Bush của Wilson rõ ràng là không thoải mái vì gia đình mình có một củ nghệ. Tôi thấy lần này là lần Wilson đem nhân vật Brabara Bush đến sát lãnh địa của tấu hài nhất.
Tác phẩm “Không đề” của Ryan Eggensperger (NYC) Gallery JACK, thứ Năm, 4. 7 – Tác phẩm trình diễn kỳ dị này cũng diễn ra vào đêm khai mạc BIPAF, nó bắt đầu bằng kiểu nói năng lạ lùng và nhạc dạo, rồi chuyển đến một màn làm xúc xích. Tác phẩm kết thúc (phải không nhỉ?) khi bộ đôi bước ra ngoài với đĩa xúc xích để nướng chúng trên lò nướng công cộng. Mời các bạn xem video. “Evaporation Study #1” (Nghiên cứu sự Bốc hơi #1) của Collectif Experiencia (San Francisco/Brooklyn) Gallery CAVE, thứ Sáu, 5. 7 – Đi kèm và diễn ra bên trong tác phẩm sắp đặt “MACHINE” (Cỗ máy) tại phòng trưng bày Williamsburg, “Nghiên cứu sự Bốc hơi #1” của nhóm Collectif Experiencia tìm hiểu khái niệm về cá nhân trình diễn và đám mây kỹ thuật số (digital cloud) bằng màn trình diễn âm thanh và hình chiếu (qua đèn chiếu) cảm ứng với khán giả có mặt trong phòng diễn.
“Corpo Insurrecto: những hành vi Phép thuật-tâm lý dành cho một thế giới xấu” của La Pocha Nostra Khu triển lãm Grace Exhibition Space (thứ Sáu, 5. 7) – Kết hợp những hình ảnh gai người từ những dòng tít báo, từ lịch sử nghệ thuật, từ văn hóa đại chúng, và từ tiềm thức chung của ta.
Tác phẩm “không đề” của Myk Henry (NYC/Ireland) Tạm biệt Thứ Hai buồn bã, thứ Bảy, 6. 7 – Tôi bước vào nơi diễn ngay khi bậc lão làng trong giới trình diễn nghệ thuật Brooklyn đang diễn dở tác phẩm của anh. Một phụ nữ bịt mắt mặc đồ trắng đang đứng trên sân khấu trong khi anh đi quanh khán giả với tư thế đối đầu, và một người đàn ông khác đọc lớn một đoạn văn. Cuối cùng Henry quay trở về sân khấu và tháo khăn bịt mắt, cởi bỏ quần áo của người phụ nữ, rồi khoác cho cô một mảnh vải đen.
Tác phẩm “Không đề” của Wild Torus (trình diễn có thời hạn) (DC) Tạm biệt Thứ Hai buồn bã, thứ Bảy, 6. 7 – Đây là một màn trình diễn rất dễ gây bực mình, nó bị ngừng đột ngột khi người trình diễn làm chập cầu chì, làm cả khu vực sân sau chìm trong bóng tối. Họ buộc phải vứt bỏ phần dàn dựng kĩ thuật rườm rà và diễn chay.
Trình diễn “Không đề” (có thời hạn) của Sneaky Mister (Brooklyn) Tạm biệt Thứ Hai buồn bã, thứ Bảy, 6. 7 – Một tác phẩm đơn giản nên thơ, Sneaky Mister chia trình diễn của cô thành 3 đoạn nhỏ dài 10 phút. Đoạn thành công nhất có cảnh nữ nghệ sĩ trốn trong một chiếc hộp và hát một bài nhạc thiết tha.
Tác phẩm “Không đề” của The Georges (NYC) Tạm biệt Thứ Hai buồn bã, thứ Bảy, 6. 7 – Nửa trình diễn, nửa chơi nhạc, The Georges là một nhánh của đoàn kịch Hoi Polloi từng thắng giải OBIE. Nhóm này gọi những gì họ làm bằng cụm từ “ứng biến cấp tiến”, với thành viên của họ là Alec Duffy, nhà soạn nhạc Steven Leffue, diễn viên Jason Quarles và Julian Rozzeli Jr. Buổi trình diễn tối nay là một màn đọc to, rồi dần sa đà để rồi biến thành một mớ la hét hỗn độn – tôi tin rằng đây là chủ ý của tác phẩm.
“Exonym/endonym”* của Zen-go (Nhật) Khu triển lãm Grace Exhibition Space, chủ Nhật, 7. 7– Một tác phẩm ý niệm của vũ công/biên đạo múa Megumi Kamimura và nghệ sĩ Shinichi. Tác phẩm tập trung vào khả năng nhận biết những khái niệm trừu tượng thông qua cơ thể. Nhóm nghệ sĩ mô tả, cái tên “Zen-go” là một từ đặc biệt trong tiếng Nhật, mang cả hai nghĩa ‘đầu và đuôi’ (khía cạnh không gian) và “trước và sau” (khía cạnh thời gian”. Tính thẩm mỹ theo kiểu tối giản nhấn mạnh sự căng thẳng giữa hai người biểu diễn, cũng như làm nổi bật khả năng phân giải ngôn ngữ (bằng lời, hoặc bằng thứ khác) trên sân khấu. *Exonym/endonym: endonym là danh từ ngoại lai, exonym là ngược lại của endonym. Ví dụ: Viet Nam là exonym vì đó là tên người nước ngoài gọi Việt Nam, Việt Nam là endonym vì đây là cách người Việt gọi Việt Nam. Tương tự, “Nhật” là Exonym mình gọi nước Nhật, 日本 là endonym. (ND)
Trước khi tôi quyết định”, Kathinka Walter (Đức) Khu triển lãm Grace Exhibition Space, Chủ nhật, 7. 7 – Tác phẩm không lời dẫn, dài 2 tiếng; biên đạo người Đức Kathinka Walter chỉ đạo các nghệ sĩ trình diễn, họ buộc phải diễn như những cá nhân riêng lẻ lẫn như một nhóm. Tác phẩm tập trung vào chức năng của nhóm khi các nghệ sĩ phải nhanh chóng đưa ra quyết định ngay tại chỗ dù họ có hiểu hướng đi của vở diễn hay là không.
Ý kiến - Thảo luận
16:26
Monday,15.7.2013
Đăng bởi:
đinh công đạt
16:26
Monday,15.7.2013
Đăng bởi:
đinh công đạt
CAVE gallery là nơi mình và mấy bạn VN thay nhau ở nguyên một năm. Mấy bạn nghệ sỹ ở đó tụ tập từ nhiều dân tộc khác nhau nhưng họ đều có chung một ngôn ngữ nghệ thuật đó là nghệ thuật trình diễn
20:29
Friday,12.7.2013
Đăng bởi:
Nguyên Châu
Cảm giác rất bế tắc !
...xem tiếp
20:29
Friday,12.7.2013
Đăng bởi:
Nguyên Châu
Cảm giác rất bế tắc !
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
CAVE gallery là nơi mình và mấy bạn VN thay nhau ở nguyên một năm. Mấy bạn nghệ sỹ ở đó tụ tập từ nhiều dân tộc khác nhau nhưng họ đều có chung một ngôn ngữ nghệ thuật đó là nghệ thuật trình diễn
...xem tiếp