|
|
|
|||||||||||||
Soi họcBài học chủ Nhật: Nàng tiên hoa lên chức sau một tai nạn 21. 07. 13 - 5:16 amPha Lê
Dạo này ăn uống đầy bụng rồi, có thực nên vực đạo thôi. Hôm trước có bài tin ảnh tượng ngoài trời, tượng trong nhà, và có tác phẩm điêu khắc liên quan đến ba nàng tiên duyên dáng. Các nàng thực chất không dính tới vụ chấm thi hoa hậu đâu, nên nhân cơ hội này ta tìm hiểu về ba nàng duyên dáng nhé. Nhưng tích Hy Lạp vốn lòng vòng, trước khi ngắm ba nàng khỏa thân, chúng ta nên ngắm trước một nàng khác, để khi tán tỉnh bộ tam người đẹp ta sẽ không lúng túng. Nàng này là ai? Xin thưa chính là nàng Chloris, sau thời Hy Lạp thì người La Mã cải tên nàng thành Flora, nàng là nữ thần của các loại hoa. Chữ flower (hoa) trong tiếng Anh có gốc từ đây. Vì cải tên lung tung nên nhiều người hay nhầm, nghĩ Flora và Chloris là hai cô riêng biệt, nhưng thực tế chỉ có một “nữ thần bông” thôi. Thuở còn là… trinh nữ, Flora là một nàng tiên xinh đẹp (nàng nào chẳng xinh đẹp), con của Titan biển Oceanus. Nàng không nằm trong danh sách “những nàng tiên hạng A”, nhưng vì nàng gắn liền với mùa xuân, nên dân chúng có tổ chức lễ hội mừng xuân khá là xôm tụ cho nàng.
Ủa, cô Flora đang là tiên mà, sao tự dưng thăng cấp thành thần nhỉ? Việc này lại liên quan tới một tích cướp hiếp (nhưng không giết). Đã mang phận làm tiên thì thể nào mà chẳng bị các ông quấy rối, “thủ phạm” kỳ này là thần gió Tây Zephyrus. Theo lời tả, Flora ít khi nói về vẻ đẹp của mình, vì như thế sẽ không… khiêm tốn. Lúc ấy cả thế giới chỉ có vài màu thôi (vì chưa có hoa), nên nhìn chán chán. Thần gió Zepherus cũng thấy chán, liếc ngang dọc một hồi thì có mỗi em Flora trông đẹp mắt. Sẵn tính nhanh nhẹn, Zepherus quyết định chạy tới hiếp dâm con thần biển, làm Flora vắt giò lên cổ chạy. Nhưng tích Hy Lạp mà, Flora chạy kiểu gì cũng không thoát; có điều ông gió Tây không đến nỗi vắt chanh bỏ vỏ, sau khi hiếp xong ông ấy cưới Flora làm vợ, và “thăng chức” cho nàng từ tiên lên thành thần. “Thăng chức” theo quy định của bộ chính trị Olympia không có… tăng lương, mà tăng khả năng siêu phàm. Từ một tiên nữ thường, không phép thuật gì nhiều, lúc hóa thần thì hơi thở của Flora bỗng dưng biến thành hoa. Trái đất trước đây chỉ có vài màu, bây giờ Flora đi đến đâu là màu mới thi nhau mọc lên, không khí vui vẻ, sinh động hơn theo đúng xì-tai của mùa xuân. Tranh liên quan đến tích này thường rất lãng mạn, màu mè, ít khi thấy màn rượt tiên nữ để hiếp như mấy tích khác. Một phần chắc vì Flora không biến thành thứ gì đó, cuối cùng nàng cưới được thần, được thăng chức, nên có thể gọi là kết thúc có hậu. Lý do khác có thể là vì “thần hoa” tượng trưng cho sự xinh đẹp, lãng mạn, mùa xuân… đem mấy cái này để vẽ tranh hiếp dâm hơi bị uổng.
Từ đấy về sau, Flora có một cuộc sống khá yên bình, nàng hay theo hầu Venus vì nữ thần sắc đẹp thích có hoa hòe ở bên cạnh. Tranh vẽ Flora cũng thường có Cupid, vì thiên hạ hay kháo nhau rằng mùa xuân là mùa tình yêu (thực chất theo hormone con người thì mùa tình yêu là mùa thu, nhưng thôi không liên quan tới bài). Bởi vậy nếu không để ý, rất dễ lộn tranh vẽ Flora với Cupid thành tranh vẽ Venus với Cupid.
Biết về Flora, tuần sau chúng ta sẽ tìm hiểu về ba nàng tiên nhé, vì có một bức rất nổi tiếng vẽ ba nàng tiên, nhưng nếu chưa biết tích về Flora thì sẽ không hiểu. Ý kiến - Thảo luận
14:16
Thursday,31.12.2020
Đăng bởi:
Nguyễn Hà
14:16
Thursday,31.12.2020
Đăng bởi:
Nguyễn Hà
Hic hay quá, giờ mới biết đến web này, cảm ơn Pha Lê vì các bài viết ý nghĩa
8:08
Wednesday,23.5.2018
Đăng bởi:
Trần Quốc Hùng
Bây giờ mới biết đến website này. Bạn chia sẻ nhiều kiến thức về nghệ thuật hay quá.
Mình đọc các tác phẩm của Dan Brown, có liên quan đến lịch sự, nghệ thuật phục hưng nên muốn tìm hiểu ...xem tiếp
8:08
Wednesday,23.5.2018
Đăng bởi:
Trần Quốc Hùng
Bây giờ mới biết đến website này. Bạn chia sẻ nhiều kiến thức về nghệ thuật hay quá.
Mình đọc các tác phẩm của Dan Brown, có liên quan đến lịch sự, nghệ thuật phục hưng nên muốn tìm hiểu Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp