|
|
|
|||||||||||||
Trường pháiTừ Chấn trả lời như “sấm” 12. 08. 13 - 4:07 pmTheo ArtInfo - Hoàng Lan dịch
Thượng Hải – Triển lãm đơn mới nhất của Từ Chấn (Xu Zhen), có tên “Thiên Hạ”, vừa kết thúc hồi tháng 7 tại Trung tâm nghệ thuật Tian Ren He Yi (Thiên Nhân Hợp Nghệ) ở Hàng Châu. Triển lãm gồm các tác phẩm từ 2 series tranh. Kỹ thuật sử dụng trong những bức tranh của series “Thiên Hạ” (Under Heaven) gần giống với kỹ thuật trang trí bánh kem, còn trong series “Nguồn sáng” (Light Source), Từ Chấn vẽ ánh đèn flash méo mó của máy ảnh lên các tác phẩm (cổ điển).
Vốn là một người luôn ủng hộ việc “sáng tạo trong sáng tác” theo cung cách tư bản, Tư Chấn trả lời phỏng vấn cũng nhanh và đầy chất châm biếm như khi anh sáng tác nghệ thuật. Triển lãm này trưng bày các tác phẩm mới của bộ tranh “Thiên Hạ” và “Nguồn sáng”. Anh đã phát triển ý tưởng cho triển lãm này như thế nào? – Hầu hết chúng ta đều từng chụp tranh, và tranh chụp bị phản chiếu ánh đèn flash của máy ảnh giống như trong bộ “Nguồn sáng”. Và còn gì đẹp hơn là dùng bông kem để trang trí tranh?
Về các tác phẩm “Nguồn sáng”, chụp tranh với đèn chớp làm hư tác phẩm, nhưng đồng thời cũng giúp cho công việc chép tranh và phổ biến tranh lan rộng khắp thế giới. Liệu hành động tạo ra một bức tranh với đèn flash có phải là lời phê phán việc xem tranh “gián tiếp”qua ống kính (máy ảnh), hay đó là sự chấp nhận rằng ảnh chụp tồi cũng có thể có những tác động quan trọng đến văn hoá hơn cả việc xem tranh “trực tiếp”? – Chụp “hình” (tranh) và biến nó thành một bức họa thêm một lần nữa là một việc “chủ động ra tay trước”, chống lại “các diễn đạt sai lệch”. Đó không phải là phê phán, mà chỉ là sự tái dựng hiện thực. Các tác phẩm làm dấy lên những câu hỏi về bản quyền. Mặc dù hầu hết các tranh sao chép đều có chút thay đổi về định dạng, về cách sử dụng, hay diện mạo, nhưng các chủ nhân ông sở hữu bản quyền thường rất hung hăng trong việc bảo vệ những gì họ cho là tài sản của họ. Anh đã bao giờ bị buộc tội là vi phạm bản quyền khi sáng tác không? Anh có thái độ ra sao đối với những người xâm phạm bản quyền của anh? – Trong thời đại mạng toàn cầu hiện giờ, liệu “vi phạm tác quyền” có thực sự tồn tại? Thường thì tôi không nghĩ rằng các tác phẩm của Từ Chấn là những tác phẩm “thẳng thắn tác động lên giác quan” hoặc “bắt mắt”; nhưng với gam màu sáng và vì trông giống với các món tráng miệng, những bức trong “Thiên Hạ” có vẻ là những tác phẩm dễ cảm thụ. Anh có hài lòng nếu người xem coi chúng như những thú vui thị giác thuần túy, hay anh cảm giác rằng chúng hàm chứa nhiều sức mạnh sâu rộng hơn thế? – Chẳng phải “nghi ngờ thứ mình thấy” là đặc tính của thời đại này sao? Anh thích ăn một bức trong “Thiên Hạ” hơn hay thích ăn một bức của của Châu Kim Thạch hơn? – Tranh sơn dầu không ăn được. Tôi thấy người ta từng mô tả các tác phẩm trong “Thiên Hạ” như những thành phố nhìn từ vệ tinh Google, nhưng với tôi chúng trông quá hữu cơ, không thể gọi là đô thị. Chúng có thể là rừng rậm nhìn từ trên cao xuống, hay một hiện tượng vũ trụ xa xôi – vì vậy (khi ngắm “Thiên Hạ”) là ta đang nhìn lên cõi thiên, thay vì nhìn xuống hạ giới. Có phải đây là ngụ ý của anh khi sáng tác một thứ trông tương tự như thành phố nhìn từ trên cao xuống? Các tác phẩm có còn mang hàm ý nào khác mà anh quan tâm đến không? – Những hàm ý về thị giác của tác phẩm này là bao la.
Ý kiến - Thảo luận
18:50
Monday,12.8.2013
Đăng bởi:
billy John
18:50
Monday,12.8.2013
Đăng bởi:
billy John
Những kẻ thích biến Mỹ thuật thành vũ khí tuyên truyền hay chuyển tải ý tưởng này nọ toàn là bọn bế tắc và bịp bợm. Mỹ thuật phải làm con tim thổn thức. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Những kẻ thích biến Mỹ thuật thành vũ khí tuyên truyền hay chuyển tải ý tưởng này nọ toàn là bọn bế tắc và bịp bợm. Mỹ thuật phải làm con tim thổn thức.
...xem tiếp