Điện ảnh

Tích Hy Lạp trong mắt Hollywood (phần 1): cho hở hang, cho tiếng Anh, nhưng không cho yêu trai 11. 09. 13 - 12:37 pm

Pha Lê tổng hợp

Dạo gần đây, Hollywood lôi tích/sử Hy Lạp ra làm phim hơi bị nhiều; từ năm 2004 với phim “Troy”, sau đó là “300”, “Alexander”.  Phim “Percy Jackson” (phần 2) đang chiếu ở các rạp, và năm 2014, Hollywood sẽ ra mắt “Hercules”.

Khán giả cũng dần quen với hình ảnh các người hùng Trojan và Spartan ăn mặc hơi thiếu mải chạy lòng vòng đánh nhau trên phim; một số phim rất ăn khách, ví dụ như Troy (có Brad Pitt đóng vai Achilles) và “300” (phim thuật lại trận chiến Thermopylae của người Spartan).

Một cảnh của phim Troy

Một cảnh của phim Troy

Tại sao bây giờ nhiều phim về các diễn biến lịch sử/tích xưa cũ có vẻ mốt thế? Theo cô Hughes – một sử gia – thì truyện xưa vẫn cho người xem những cảm xúc rất hiện đại. Cô nói “Bạn nghĩ vể những bản hùng ca thời cổ và bạn hay cho rằng chúng chỉ toàn chiến tranh với xung đột. Nhưng các nhà thơ – ví dụ như Homer – viết những câu văn rất truyền cảm. Có một câu về Athena rất hay, Hommer viết rằng Athena phẩy bay mũi tên ‘như một bà mẹ phẩy chú ruồi bay khỏi khuôn mặt của đứa con đang ngủ’. Tôi đọc câu này và nhớ rằng tôi cũng từng làm vậy cho con.”

Chuyên gia văn học cổ Mary Beard nói thêm “Điều quan trọng là, mỗi thế hệ trẻ của mỗi thời đều tái phát hiện (tích Hy Lạp) rồi cho rằng mình là người đầu tiên tìm thấy chúng, chứ thực sự thì chúng chẳng đi đâu mất cả… Điểm mấu chốt là chúng ta kể lại tích theo cách diễn đạt, sở thích, và sự quan tâm của chính chúng ta.”

Nói cho cùng thì truyện IliadOdyssey (hai truyện tích cổ của Homer) cũng chỉ là truyện kể lại dựa trên những tích cổ (hơn) của Hy Lạp. Việc Hollywood moi chúng ra để làm phim – xem như là kể tích dưới một hình thức khác – cũng là điều bình thường.

Một cảnh của phim “Percy Jackson 2” sắp công chiếu. Phim kể tích Hy Lạp nhưng nhân vật chính là teen – một nỗ lực câu khán giả trẻ tuổi của Hollywood.

Một cảnh của phim “Percy Jackson 2” sắp công chiếu. Phim kể tích Hy Lạp nhưng nhân vật chính là teen – một nỗ lực câu khán giả trẻ tuổi của Hollywood.

Tuy nhiên, nếu đã biết sử, biết tích thì nhiều yếu tố trong phim Hollywood hài không chịu được. Trong mắt Hollywood, tích Hy Lạp được diễn giải như thế nào?

Ngôn ngữ

Trước đây (những năm 50s), phim Hollywood về tích Hy Lạp tràn ngập kiểu tiếng Anh quý phái thời Shakespears. Ngay cả nếu diễn viên chính là diễn viên Mỹ thì cũng phải cố giả giọng Anh Shakespears (đầy những thy, thou, thee thay cho I, you, me… nghe mệt hết cả tai). Ví dụ như ông Richard Egan đóng vai vua Leonidas trong phim “300 Spartans” (phim năm 1962, phim “300” năm 2004 là bản làm lại) là người Mỹ, cố nói giọng Shakespears nhưng không thành công lắm.

Richard Egan (phải) trong một cảnh của phim “300 Spartans”. Phim cũ từ năm 1962, mọi người thông cảm vì tìm không ra hình to

Richard Egan (phải) trong một cảnh của phim “300 Spartans”. Phim cũ từ năm 1962, mọi người thông cảm vì tìm không ra hình to

Thời nay, phim về tích Hy Lạp tràn ngập “Giọng Anh vùng tỉnh lẻ”, như phim Alexander của Oliver Stone (có Angelina Jolie đóng vai mẹ của Alexander) thì đầy giọng Irish, còn phim “300” bản 2004 thì có nhiều giọng Scottish. 

Một cảnh của “Alexander”. Colin Farell là người Ireland nên trong phim này anh “phát huy thế mạnh” nói giọng Irish

Một cảnh của “Alexander”. Colin Farell là người Ireland nên trong phim này anh “phát huy thế mạnh” nói giọng Irish

Ngay cả người Persian, người Spartan thời đấy cũng nói tiếng Anh, nhìn chung các bên ra trận mà không cần thông dịch đứng giữa đàm phán.

Trang phục

Thường chia ra làm hai thái cực. Một là thiếu vải (cả nam lẫn nữ), ra trận có cầm giáo cầm khiên, nhưng mặc mỗi… cái khố. Chủ yếu để khoe thân hình, bắp thịt cuồn cuộn, khoe 6 múi.

Trang phục đóng khố của quân Spartan trong bản “300” làm lại năm 2004

Trang phục đóng khố của quân Spartan trong bản “300” làm lại năm 2004

Hai là áo giáp sáng bóng, màu mè, lắm bộ còn có họa tiết rườm rà, nhưng đa số khiên thì lại nhỏ. Chứ đúng theo thời đấy, khiên là món to và nặng nhất, đủ để che hết người. Các bà vợ/mẹ Spartar thường nói câu “Trở về với cái khiên hoặc nằm trên khiên” để răn các ông trước khi lâm trận. Nghĩa là hoặc sống trở về, hoặc hy sinh anh dũng. Vì khiên quá nặng nên những ai nhát luôn quăng khiên để chạy trốn cho nhẹ, bởi vậy trở về không có khiên là một nỗi nhục. Nếu bạn chưa biết nhiều về tích và muốn tìm hiểu thêm về vụ quăng khiên này, xin đọc bài về Pheidippides.

Cảnh trong phim “Immortal” với quân Hy Lạp vác “khiên hở đùi”

Cảnh trong phim “Immortal” với quân Hy Lạp vác “khiên hở đùi”

Thôi thì cũng nên thông cảm cho Hollywood, khiên to quá, quay cảnh đánh nhau chẳng thấy được người với đùi, sao mà hấp dẫn.

Giới tính

Người Hy Lạp vốn khá cởi mở về giới tính, luật thì cũng có, nhưng vụ đồng tính hay lưỡng tính đối với họ chẳng phải là vấn đề. Nhưng dĩ nhiên, phim Hollywood luôn né cái chủ đề này, anh hùng chỉ có mỹ nhân (và chỉ có một mỹ nhân). Vụ Hercules có yêu trai hay Artemis ghét trai là họ giấu biệt. Có ông đạo diễn Oliver Stone là dũng cảm, khi làm phim sử về Alexander Đại đế, Oliver không giấu chuyện Alexander là người lưỡng tính (lẫn chuyện Alexander có tình cảm “hơi đặc biệt” với mẹ). Nhưng Hollywood bắt ông cắt gần hết mấy cảnh này, làm phim có tình tiết hơi lung tung. Kết quả: Alexander thất bại ở phòng vé, và Oliver Stone quay sang đổ tội rằng phim lỗ vì Hollywood bắt ông cắt cảnh Alexander yêu con trai

Người tình Bagoas của Alexander trong bộ phim năm 2004. Cảnh giữa hai anh này diễn ra chóng vánh và bị cắt gần hết

Người tình Bagoas của Alexander trong bộ phim năm 2004. Cảnh giữa hai anh này diễn ra chóng vánh và bị cắt gần hết

Chưa xem phần bị cắt trong “Alexander”, nhưng cái bản ở rạp thì phải công nhận là hơi bị dở.

(còn tiếp phần 2)

 

Ý kiến - Thảo luận

0:14 Thursday,2.6.2022 Đăng bởi:  tba
Theo giòng thời gian:1 - Phim "The 300 Spartans" các chiến sĩ đều có áo giáp, nón sắt. https://en.wikipedia.org/wiki/The_300_Spartans
2 - Truyện tranh "300" năm 1998 của Frank Miller đã "lột" nón áo của họ đi!
3 - Phim "300" năm 2006 được xây dựng theo bản truyện tranh 1998 nên không chịu cho các chàng Spartan m
...xem tiếp
0:14 Thursday,2.6.2022 Đăng bởi:  tba
Theo giòng thời gian:1 - Phim "The 300 Spartans" các chiến sĩ đều có áo giáp, nón sắt. https://en.wikipedia.org/wiki/The_300_Spartans
2 - Truyện tranh "300" năm 1998 của Frank Miller đã "lột" nón áo của họ đi!
3 - Phim "300" năm 2006 được xây dựng theo bản truyện tranh 1998 nên không chịu cho các chàng Spartan mặc áo nón!
Frank Miller giải thích lý do ông chọn vẽ họ "trần trụi" như sau: "Tôi cởi bỏ những tấm chắn ngực và váy da đó là có lý do. Tôi muốn họ trông thật dũng mãnh, thật linh hoạt, với khí chất phi thường. Thực tế thì rất khó phân biệt những chiến binh Sparta với đối phương trừ khi nhìn thật gần.
12:03 Thursday,12.9.2013 Đăng bởi:  mai ngoc
Những tích về La mã đã đem lại vinh quang cho nhiều ekip tại Hollywood, chẳng hạn Ben Hur, Võ sĩ giác đấu, hay nhiều nhiều nữa. Có lẽ người Mỹ thích La mã là do tôn sùng sức mạnh, luật lệ, và còn do La mã là cái nôi của Thiên Chúa Giáo (dù giai đoạn đầu cũng hơi lủng củn
...xem tiếp
12:03 Thursday,12.9.2013 Đăng bởi:  mai ngoc
Những tích về La mã đã đem lại vinh quang cho nhiều ekip tại Hollywood, chẳng hạn Ben Hur, Võ sĩ giác đấu, hay nhiều nhiều nữa. Có lẽ người Mỹ thích La mã là do tôn sùng sức mạnh, luật lệ, và còn do La mã là cái nôi của Thiên Chúa Giáo (dù giai đoạn đầu cũng hơi lủng củng).
Còn Hy Lạp thì... không rõ ràng lắm với người Mỹ, một chút thơ mộng bay bổng (thế giới của các vị thần mà), lại có nhiều chuyện lăng nhăng (ngoại tình chẳng hạn, là điều dân Mỹ bảo thủ không ưa lắm, rồi lại còn đồng tính nữa).  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thế nào thì dã man hơn?

Phó Đức Tùng

Mỹ học vị quan hệ (phần 2)

Nicolas Bourriaud - Như Huy dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả