Nghệ sĩ Việt Nam

Mừng Trịnh Quốc Chiến đã có học trò 16. 08. 13 - 2:50 pm

Lâm Tặc

Nhân trong bài về Lâm Thanh đoạt giải Mỹ thuật khu vực VI năm nay có đưa một bức ảnh tác phẩm của Trịnh Quốc Chiến, xin giới thiệu luôn một ít tranh của Chiến để các bạn vào Soi biết thêm về anh.

Trịnh Quốc Chiến, "Bàn chân Phật", sơn mài và chất liệu tổng hợp

Trịnh Quốc Chiến, “Bàn chân Phật”, sơn mài và chất liệu tổng hợp

Trịnh Quốc Chiến (giải Philip Morris 1996) người Hà Nội, sinh năm 1966, tốt nghiệp Yết Kiêu năm 1993, là hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Chiến là người làm từ rất sớm thể loại tranh sơn mài chia mảng và biểu tượng mà Lâm Thanh noi theo rồi đoạt giải (nhờ chị Phan Gia Hương, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật vẫn còn thấy là “tìm tòi, sáng tạo mới”  – có lẽ tại chị ít xem tranh các tác giả khác?).

"Không gian của Phật", 2004, sơn mài và chất liệu tổng hợp

“Không gian của Phật”, 2004, sơn mài và chất liệu tổng hợp

Tranh của Trịnh Quốc Chiến bán rất chạy, các tác phẩm của anh là mặt hàng sưu tập một thời của các khách hàng nước ngoài và cả các bảo tàng. Bản thân anh có rất nhiều triển lãm ở Mỹ, Nhật, Cananda, Trung Quốc, Thái Lan, Úc…

Chiến từng dự một khóa học mỹ thuật tại Vermont Studio Center (Mỹ) hồi 1997. Phần lớn các tác phẩm của anh là sơn mài khổ to, thêm các chất liệu hỗn hợp bên trên. Nhưng Chiến cũng vẽ sơn dầu và cả tranh lụa, tranh giấy dó (màu giấy do của Chiến rất tuyệt). Ngoài các biểu tượng phương Đông, tranh của Chiến thường nhắc đến Phật (bàn tay Phật, bàn chân Phật, không gian Phật). Phật giáo là một nguồn cảm hứng trong sáng tạo của anh.

"Bàn tay", sơn mài và chất liệu tổng hợp, khổ 90 - 90cm

“Bàn tay”, sơn mài và chất liệu tổng hợp, khổ 90 – 90cm

 

"Rung chuông", sơn mài và chất liệu tổng hợp

“Rung chuông”, sơn mài và chất liệu tổng hợp

 

"Không gian mới"

“Không gian mới”

 

 "Khỏa thân bạc", sơn mài trên gỗ, 2009

“Khỏa thân bạc”, sơn mài trên gỗ, 2009

 

"Cá dưới ánh trăng 1" 2006, sơn mài và chất liệu tổng hợp

“Cá dưới ánh trăng 1” 2006, sơn mài và chất liệu tổng hợp

 

"Cá dưới ánh trăng 2" 2006, sơn mài và chất liệu tổng hợp

“Cá dưới ánh trăng 2” 2006, sơn mài và chất liệu tổng hợp

 

"Âm nhạc của tương lai", 1998, acrylic trên giấy dó, bột màu, tempera

“Âm nhạc của tương lai”, 1998, acrylic trên giấy dó, bột màu, tempera

 

 "Nhạc xuân", 2010, acrylic trên giấy dó, bột màu, tempera

“Nhạc xuân”, 2010, acrylic trên giấy dó, bột màu, tempera

 

"Buhda sphere", 2008, acrylic trên giấy dó, bột màu, tempera

“Buhda sphere”, 2008, acrylic trên giấy dó, bột màu, tempera

 

*

 Bài liên quan:

– Triển lãm Mỹ thuật khu vực 6, 2013: Lâm Thanh “lại” đoạt giải nhất 
– Thật xấu hổ cho Hội Mỹ thuật TPHCM và cả Lâm Thanh   
– Một giải thưởng, nhiều tranh cãi   
– Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN: Không hề có chuyện ‘trao giải bù’   
– Vài “bằng chứng” xin gửi Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam 
– Mừng Trịnh Quốc Chiến đã có học trò

– Nhân giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam khu vực VI: “Nhếch nhác, cổ hủ, cũ kỹ, xấu xí y như nhau”

 

 

 

Ý kiến - Thảo luận

11:10 Saturday,3.12.2016 Đăng bởi:  Thành Lê

@ Nguyễn Thanh Ha: Tôi thấy Hội Họa đâu có nhiều trong đời sống Việt. Một số vị muốn cổ súy cho hội họa (cả những vị muốn qua đó kiếm tiền - cũng được mà) trong mắt tôi hầu như toàn là thất bại (Riêng trang Soi này sống chắc vì họ chơi kiểu thức lâu để thấu đêm dài, theo ngôn ngữ thời chiến, xin lỗi vì méo mó bệnh "trận đánh lớn", gọi là chiến tranh
...xem tiếp

11:10 Saturday,3.12.2016 Đăng bởi:  Thành Lê

@ Nguyễn Thanh Ha: Tôi thấy Hội Họa đâu có nhiều trong đời sống Việt. Một số vị muốn cổ súy cho hội họa (cả những vị muốn qua đó kiếm tiền - cũng được mà) trong mắt tôi hầu như toàn là thất bại (Riêng trang Soi này sống chắc vì họ chơi kiểu thức lâu để thấu đêm dài, theo ngôn ngữ thời chiến, xin lỗi vì méo mó bệnh "trận đánh lớn", gọi là chiến tranh dài ngày - protected war, vì còn phải gây dựng lực lượng hầu như từ 0, và bù đắp tổn thất, hoặc dân sự hơn: lấy ngắn nuôi dài, không dám dùng chữ ăn đong vì Soi đâu có làm thương mại, theo tôi biết). Thời tôi U 70 còn bé thấy cha mẹ cán bộ ba cọc ba đồng vẫn cố cho con đi học vẽ (nhớn lên tôi đi ra ngoài nước thấy thường chỉ con nhà giàu mới đi học vẽ, dù học khơi khơi hay để có sự nghiệp). Còn bây giờ ngắm tranh đại gia mua về treo ở nhà thấy muốn đi Trâu Quỳ. Một đề xuất: chị có thể cho con học vẽ, chẳng hạn, ở chỗ chị Ilza Burchett (coi như một kiểu du học tại chỗ, vì chị ấy từng dạy về hội họa ở nước ngoài). Tuy sẽ chỉ khả thi nếu bố mẹ không ba cọc ba đồng (giống ở nước ngoài).

 
11:00 Saturday,3.12.2016 Đăng bởi:  Võ Quỳnh Hoa
@ Nguyễn Thanh Hà.
Mình nghĩ bạn nên dẫn bé có năng khiếu tới vài ba studio của họa sĩ rồi hỏi xem bé thích studio nào :) rồi lại hỏi xem họa sĩ có cho phá phách tuần vài ba buổi gì đấy không, nếu bé thực sự có năng khiếu thì mình nghĩ cách đó sẽ rất tốt cho bé phát triển. Đương nhiên để trở thành nghệ sĩ không đơn giản gì nên cả bé và bố mẹ nên chuẩn bị
...xem tiếp
11:00 Saturday,3.12.2016 Đăng bởi:  Võ Quỳnh Hoa
@ Nguyễn Thanh Hà.
Mình nghĩ bạn nên dẫn bé có năng khiếu tới vài ba studio của họa sĩ rồi hỏi xem bé thích studio nào :) rồi lại hỏi xem họa sĩ có cho phá phách tuần vài ba buổi gì đấy không, nếu bé thực sự có năng khiếu thì mình nghĩ cách đó sẽ rất tốt cho bé phát triển. Đương nhiên để trở thành nghệ sĩ không đơn giản gì nên cả bé và bố mẹ nên chuẩn bị tinh thần cho việc đó về lâu dài luôn vì thành nghệ sớm quá cũng sẽ mệt lắm...kakakaka 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả