Gẫm & Bình

Vài ghi chép sau khi xem Trình diễn 24. 08. 10 - 8:48 am

Lơ Ngơ

1. Chủ động với các tương tác trong trình diễn

Thời gian rảnh, tôi bỗng thấy thèm chút không khí của nghề. Đi xem những trình diễn của các đồng nghiệp, về thấy hứng khởi hơn mà trở lại với công việc cá nhân mình. Mấy buổi xem về, thấy vui vui nhưng cũng thấy gợn vài suy nghĩ nhỏ. Bởi có những tác phẩm diễn ra không thật trọn vẹn. Có lẽ các bạn đồng nghiệp của mình vẫn thiếu một chút sự chủ động khi làm việc.

Có những trình diễn, việc tương tác diễn ra không thật tốt, lần đầu đi xem về tôi nghĩ tại người xem và tác giả chưa hiểu nhau. Nhưng sau nghĩ nếu chủ động hơn, nghệ sỹ có thể tránh được chuyện này để cho tác phẩm đi được trọn vẹn ý đồ của nó.

Tương tác trong trình diễn như phần cốt yếu của món ăn tinh thần này, nó làm giàu thêm mối giao cảm giữa nghệ sỹ và người xem, gỡ bỏ sự thụ động của người xem với tác phẩm theo cách đơn tuyến thông thường như các loại hình nghệ thuật khác thoạt nhìn giống nó. Nhưng trong lối thưởng ngoạn đa tuyến ấy, nó lại có chút gì đó như gia vị của món ăn, mà để có một liều lượng vừa đủ, lại cần đến sự mỏng manh của cảm nhận.

Nhớ lần xem trình diễn của Vũ Đức Toàn… Anh để cho một đống đường nhỏ phủ kín một bàn tay. Sau quãng im lặng của trình diễn, anh bắt đầu dùng một tay chậm rãi xúc từng thìa đường nâng lên. Từng khán giả tương tác với Trình diễn này khi họ bước lên ngậm những thìa đường đó. Mọi sự diễn ra trong tĩnh lặng. Tôi thấy ở đó chút gì mang tính tự sự. Đôi khi ai đó cũng có thể rơi vào một hoàn cảnh lạ lùng. Khi nhìn từ bên ngoài, cá nhân đó đang được bao bọc bởi những gì ngọt ngào nhất, nhưng bên trong lại không phải vậy. Sự khác biệt ở đây nằm ở cảm giác. Khi từng người nếm thìa đường, họ đang cảm nhận nó bằng vị giác, nó ngọt. Nhưng nhân vật của Toàn đang chịu đựng nó bằng xúc giác, nó là sự bao bọc nhùng nhằng, dấp dính một cách khó chịu… Hành động tương tác khi đó như sự bộc bạch nội tâm, theo chiều hướng từ phía trong ra ngoài. Và theo cảm nhận của tôi, tương tác đó tốt khi nó diễn ra trong tĩnh lặng, một cách đơn tuyến và theo hướng từ trong ra.

Sau khi “bị” tương tác. Sự tĩnh lặng, tiết tấu chậm của trình diễn biến mất. Nó trở nên ồn ào, tiết tấu bị đẩy nhanh. Và sự tương tác trở nên đa hướng. Tôi hoàn toàn đánh mất cảm nhận của mình từ lúc đó…

Trình diễn “Đường” của Vũ Đức Toàn

Nghệ sỹ làm trình diễn có thể lường trước những điều này. Khi thực hiện tác phẩm, họ có thể chỉ tập trung vào trình diễn. Nhưng có lẽ nên có một nghệ sỹ khác, đứng ở gần đó giúp tránh những tương tác không có lợi, có thể chỉ bằng cách ra hiệu. Bởi khi đang trình diễn, nghệ sỹ hoàn toàn có thể bị “khớp” về cảm giác nếu phải ra kí hiệu hay làm một động tác nào đó ngoài tác phẩm. Nếu để tự nhiên thì đôi khi các trình diễn lại bị “chạm “ vào theo những cách không có lợi cho chính nó…

Tôi nghĩ về điều này bởi thực sự thấy tiếc khi không lâu sau đó trong tối In:Act 13. 8, vẫn lại có một vài tương tác lệch cảm xúc khác.

Một Trình diễn tôi không biết tên của An, Toàn và Đức tối 13. Tôi không có mặt ở đó để xem đêm đầu tiên này. Hôm sau xem tường thuật qua bộ ảnh của Soi. Giật mình thấy mấy nghệ sỹ bị phanh áo và bôi than lên người, lên mặt.

Trong trình diễn này, nhóm nghệ sỹ tạo ra 1 Triptych với bố cục là 3 hình ảnh tĩnh có tính ước lệ. Những hình ảnh được tạo ra ở đó gợi cho tôi nghĩ đến những thân phận mà tôi gặp nhiều trong những chuyến đi của mình. Đôi khi người ta không thể làm chủ được ngay cả thân phận của chính mình. Số phận quyết định cho mỗi cá nhân một thân phận nào đó, sự khắc nghiệt ở chỗ dù vùng vẫy thế nào người ta cũng không thể thoát ra khỏi nó được. Đến một lúc nào đó, sự vùng vẫy lặn vào bên trong, để chỉ còn ở bên ngoài – là vẻ cam chịu…

Vũ Huy An sau khi được khán giả tương tác

Tôi mới đọc được một ý của một bạn cmt rằng: “Mỹ thuật là fine art, nó khác biệt, và nó là cái lõi của nghệ thuật…“ Nếu là một tác phẩm sân khấu, có lẽ tôi đã được xem những động tác quằn quại rồi đây!… Nhưng fine art có cách khác. Tôi thích trình diễn này, bởi nó tạo ra một triptych tĩnh hoàn toàn. Đôi lúc, cái tính lặng nói được nhiều hơn ta vẫn tưởng. Francois Julien trong cuốn Bàn về cái nhạt bảo rằng, “Cái tĩnh lặng, phía sau nó là sự vận động…”. Tôi bỗng nhớ đến lúc nhỏ, tôi thích chơi những con quay gỗ. Khi nó quay càng nhanh, nhìn nó lại như không chuyển động…

Ở một dạng thức khác, như trong nhiếp ảnh, thể loại ảnh action (thể loại ta vẫn hay xem chụp vận động viên, cầu thủ bóng đá, trẻ em chơi đùa…) chia ra hai loại là Freeze actionmotion blur. Ở cách chụp motion blur, bằng cách chụp ở tốc độ chậm hơn tốc độ của một phần (hoặc toàn thể) đối tượng, nó tạo cảm giác cho người xem ảnh là vật thể đang chuyển động, bởi một phần hoặc toàn bộ đối tượng bị mờ đi. Nhưng khi chụp freeze action, người ta chụp với tốc độ cao ngang, hoặc hơn, tốc độ đối tượng làm cho nó “đóng băng” lại. Một số nghệ sỹ nhiếp ảnh nước ngoài có những bức ảnh chụp một đám người đang chạy, hay một khoảnh khắc trong chiến tranh, hình ảnh chuyển động mạnh bị “đóng băng” tạo ra ấn tượng thị giác rất mạnh với người xem…

Quả táo bị bắn – tác phẩm chụp kiểu “freeze action” của Harol Edgerton

Trình diễn của bộ ba Toàn, An, Đức triệt tiêu hoàn toàn mọi chuyển động. Nó bày ra một triptych với 3 hình ảnh tĩnh và để sự vùng vẫy hoàn toàn ẩn giấu bên trong, phía dưới cái tĩnh đó. Cách giao tiếp tôt nhất với nó, có lẽ là để nó yên với trạng thái tĩnh lặng đó. Mọi sự tương tác tốt nhất là bằng ánh mắt…

2. Nghệ sỹ TàuTối 14, tôi đi chơi về, lọ mọ đi xem buổi trình diễn thứ 2. Cho tôi ấn tượng mạnh nhất là một trình diễn của một nghệ sỹ Trung Quốc mà tôi không biết tên. Anh chọn cho mình một góc ở tầng hai Nhà Sàn với một cục máu đông và một sợi chỉ. Một trình diễn mạnh và gọn gàng…

Có lần tôi đọc được một ý của một nhà phê bình rằng “Làm nghệ thuật là một quá trình thám hiểm vào đáy sâu tâm hồn con người. Việc đó giống như một sự tự ‘bóc vỏ’ bản thân để tìm đến cái ‘lõi’ (hay cái hột) nhân văn của con người.”

Nghệ sĩ Zhou Bing với màn kéo cục máu

Nghệ sỹ người Trung Quốc nói trên có lẽ đã tìm đến được “cái lõi” của con người mình. Khi đó những thực hành nghệ thuật của anh đương nhiên đi từ trong “cái lõi” ấy ra bên ngoài. Tôi thấy trình diễn của anh tự nhiên như hơi thở, nó là sự nhất quán từ trong “cái lõi “ con người anh ra ngoài… Thật khác với các trình diễn đầy chất kịch mà tôi hay thấy …

Và tôi thấy thích nó hơn rất nhiều so với trình diễn của một nữ nghệ sỹ nước ngoài hôm ấy. Bà mặc một bộ quần áo Á Đông, có nến, vàng mã, và có cả lửa… Nhưng tôi chẳng thấy gì ngoài sự rườm rà nơi cái vỏ…

Trình diễn của nghệ sĩ Mỹ Erin – gửi lời nhắn đến người đã mất trong chiến tranh

3. Chính trị và trình diễn

Mấy hôm vào xem thông tin. Thấy mọi người nhắc nhiều đến trình diễn của Vũ Hồng Ninh, những phê phán thật gay gắt. Có lần nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói, đại ý “ Nghệ sỹ cần phải có một bãn lĩnh chính trị tốt…” Nhưng dưới góc nhìn nghề nghiệp, chuyện này theo tôi không có gì gắn với đến chuyện “bản lĩnh chính trị” như vậy. Bạn hình dung, một đội thể dục dụng cụ Trung quốc sang giao lưu với một đội thể dục Việt Nam. Và họ cùng biếu diễn một màn đồng diễn. Sẽ có những động tác một vận động viên Việt Nam đội một VĐV Trung quốc lên. Ta tạm xem hôm đó cũng là một buổi giao hữu như vậy, nhưng khác ở đây là hai nghệ sỹ trình diễn. Khác nữa là diễn biến trong thể thao nó nhanh hơn, và hình ảnh trong thể thao nó không “đứng “ lâu để ta suy nghĩ về nó như trong trình diễn này…

Trình diễn gây tranh cãi của Vũ Hồng Ninh: thổi bóng dưới gầm ghế với khách mời bên trên là một người Trung Quốc

Ở ta người ta thường hay gắn mọi thứ với “chính trị”. Có lần tôi làm một vài thứ rồi đem bày, vấn đề của nó là vấn đề xã hội, vậy thôi. Nhưng sau có hai người làm báo, một người mail, “tác phẩm của bạn nhạy cảm nên phải hủy bài viết…” Người thứ hai sau khi nhận được những câu trả lời thẳng thắn của tôi, anh ấy thay đổi hoàn toàn theo ý mình, và sản phẩm của anh ấy khiến tôi trở thành kẻ không dám nói thật về ý nghĩa những thứ tôi làm ra… Định thanh minh thì lại lo người khác nghĩ mình muốn gây chú ý, tôi đành im lặng… Điều này khiến tôi mang một tâm trạng vừa hoang mang, vừa bực dọc. Vậy nhưng khi gặp một nhà báo khác, có lẽ anh ở một tầm khác với những người kia, anh nói tôi rằng chẳng có vấn đề gì ở đó cả…
Qua chuyện này tôi hiểu ra một điều: hiểu rõ về một sự việc sẽ khiến ta ứng xử đúng đắn với nó hơn…

Dưới góc độ hành xử một cách cá nhân và chủ quan, cá nhân tôi rất ghét người Trung Quốc. Lúc đang xem trình diễn đó, bỗng tôi nhớ đến một món đồ chơi ở nhà. Tôi có một người bạn hay buôn đồ Trung quốc. Có lần anh mang về một món đồ chơi, nó dùng để chơi khăm nhau, nó có hình dạng như chiếc kẹp tóc, nhưng có khả năng phóng ra một tia điện khiến người vô tình cầm vào nó bị giật và giật mình. Bọn tôi nghịch, đấu thêm vào một cái rơ le phản ứng với tiếng động cũng của Tàu. Thỉnh thoảng mang ra trêu ai đó. Khi đưa ai cầm, mình vỗ tay là nó giật người đang cầm một cái.
Khi xem, tôi bỗng nghĩ, nếu là mình, tôi sẽ thổi quả bóng từ phía sau để không phải chui đầu vào sâu trong ghế. Và gắn thêm cái kẹp đó vào cái ghế kim loại mà nghệ sỹ Tàu đó đang ngồi. Tiếng nổ của quả bóng sẽ cùng lúc có phóng điện. Có lẽ “người lạ “ ngồi trên ghế sẽ bị ngã. Không biết tôi có phải kẻ ích kỉ và độc ác không…

4. Những suy nghĩ này chỉ mang tính cá nhân, và tôi không chắc nó sẽ song trùng với suy nghĩ của các nghệ sỹ có tác phẩm mà tôi xem, và những khán giả đã xem những trình diễn đó. Nhưng chắc sẽ không hề gì, nơi đây – SOI – là một tấm bảng. Tôi hay ghi lại những suy nghĩ của mình sau khi chứng kiến một sự việc gì. Tôi paste mảnh giấy dính nhỏ của tôi lên đây, và tôi lại được xem những “mảnh giấy” của người khác, những gì tôi sẽ đọc được, cũng sẽ không giống suy nghĩ chủ quan của mình, nhưng nhờ đó tôi lại học thêm được nhiều điều, để mình lớn thêm lên …
Trong 3 người kia, ít nhất có 2 người là thày ta…

Một lần ghé chơi một người anh tôi rất kính trọng, anh đang chăm chú xem một bộ phim sex. Thật kì lạ, sao người ta có thể làm ra một bộ phim hard như thế mà không gợi dục chút nào… Cái tay chế ra bộ phim ấy dường như đã lường trước cả suy nghĩ của những người sẽ xem nó… Tôi học được hai điều sau khi xem bộ phim ấy:  Nó cho tôi ý tưởng để thực hiện một dự định mà dù đã có ý trong đầu nhưng mãi tôi vẫn không biết sẽ thể hiện nó như thế nào… Và hóa ra ngay cả một thứ bị coi là rác rưởi đồi trụy, cũng cần một sự tư duy và tinh thần làm việc ở mức rất cao…

Ý kiến - Thảo luận

11:03 Friday,31.10.2014 Đăng bởi:  Sting
Soi dạo này duyệt còm nhanh quá ha SOi, bộ máy trơn tru hơn nhiều so với năm xưa hỉ ;)

Xin cóp - bết câu thơ ứng tác cực hay của anh Bốp aka mắt kiếng cảm thán về anh nghệ Bơ pho mần Ạc giờ đang đi làm kinh tế bên bển nhưng vẫn ngứa nghề ạ:

" Trăm năm trong cõi nghệ-ta,
Đi Tây phải nhớ thò-za pờ-phòm,,,
....mần ngay kẻo chột mấy hòn ,,,
....zời cho như thế m
...xem tiếp
11:03 Friday,31.10.2014 Đăng bởi:  Sting
Soi dạo này duyệt còm nhanh quá ha SOi, bộ máy trơn tru hơn nhiều so với năm xưa hỉ ;)

Xin cóp - bết câu thơ ứng tác cực hay của anh Bốp aka mắt kiếng cảm thán về anh nghệ Bơ pho mần Ạc giờ đang đi làm kinh tế bên bển nhưng vẫn ngứa nghề ạ:

" Trăm năm trong cõi nghệ-ta,
Đi Tây phải nhớ thò-za pờ-phòm,,,
....mần ngay kẻo chột mấy hòn ,,,
....zời cho như thế mà mòn, phí ghê" 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

7. 10 tại Eight Gallery:
Đặng Xuân Hòa - Tranh Trừu Tượng

Trần Hậu Tuấn - Thông tin từ Eight Gallery

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả