Gẫm & Bình

Phật tích: Những thắc mắc quanh một triển lãm 23. 08. 10 - 10:12 pm

SOI HN

PHẬT TÍCH VÀ DI SẢN MỸ THUẬT THỜI LÝ
từ 20. 8 đến 5. 9. 2010
Tại Bảo tàng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
42 Yết Kiêu – Hoàn Kiếm – Hà Nội).

 

 

 

Tiên nữ đầu người mình chim, di tích chùa Phật Tích – Nguồn: Ban Mỹ thuật cổ, Viện Mỹ thuật

Trước hàng trăm hiện vật có được từ Hoàng thành Thăng Long và chùa Phật Tích, mỹ thuật thời Lý đã được nhìn nhận lại một cách công bằng hơn, xứng đáng hơn, và đương nhiên là vĩ đại hơn, trong mối tương quan với các nền nghệ thuật cổ láng giềng cùng thời đại như nghệ thuật Trung Quốc, Nhật Bản, Miến Điện, Champa, Indonesia…

Phật Tích và di sản mỹ thuật thời Lý là một triển lãm chuyên đề, nghe tên có vẻ hấp dẫn với giới chuyên môn (các nhà nghiên cứu, đám chơi đồ cổ, các sư thầy…) và là đề tài cho các báo chính thống, nghiêm trang… Thế nên có khá nhiều nhà nghiên cứu, phóng viên các báo và truyền hình. Hơi tiếc cho ánh sáng phòng triển lãm được lắp đặt có vẻ giống một nhà hàng chuyên tổ chức đám cưới hơn là một bảo tàng.

 

Giáo sư sử học Lê Văn Lan và Đại đức Thích Đức Thiện, trụ trì chùa Phật Tích

 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Tuấn, người đã theo đuổi dự án khi trong quá trình xây dựng đã phát lộ ra nền móng của tháp chùa Phật Tích từ năm 2008.

 

Tiến sỹ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện và họa sỹ Nguyễn Dương Hoàng (Viện bảo tàng lịch sử)

 

Hiệu trường Đại học Mỹ Thuật, họa sỹ Lê Anh Vân, đọc lời khai mạc.

 

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Hải Phong trưởng ban Mỹ thuật cổ đọc lời giới thiệu về công việc của ban.

Chùa Phật Tích tên chữ là Vạn Phúc Tự thuộc thôn Phượng Hoàng, xã Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh. Chùa được xây dựng lần đầu tiên từ năm 1065 đến 1075 đời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Dấu tích còn lại ngày hôm nay là dãy tượng thú, tượng Phật, bệ bằng đá xanh nguyên khối và ao rồng.

 

Tượng thú chùa Phật Tích

Khi đào móng để xây mới tòa tam bảo chùa Phật Tích, tháng 12. 2008, người ta đã phát hiện ra một nền móng của tòa tháp cổ.
Đáng lẽ phải dừng việc đào xới ngay, nhưng tiếc thay, việc dừng này hơi muộn nên nhiều hiện vật của di tích đã bị xáo trộn, mất đi nhiều tính thông tin khảo cổ.

Tuy nhiên, những hiện vật phát hiện ra trong giai đoạn này cũng đã được đối chiếu với những hiện vật của nhà khảo cổ Pháp L. Bezacier tìm ra vào những năm 1940-1942, của viện khảo cổ học Việt Nam những năm 1960 đến 1980… để có thể đánh giá một cách hệ thống. Từ đó dựng lại rõ hơn chân dung của “người khổng lồ” mỹ thuật thời Lý.

Rất may việc lấp đất này đã được ngăn lại, không thì toàn bộ di tích tòa tháp cũ thời Lý đã bị vùi dưới một nền chùa mới

Trong triển lãm này, người xem sẽ được xem nhiều tư liệu quý, phần nào làm sáng tỏ được các kỹ thuật, kết cấu và chức năng trang trí vào thời Lý. (Bạn đối chiếu xem một số dinh thự hiện đại ngày nay có áp dụng chưa nhé!). Triển lãm cũng khẳng định một sự giao lưu văn hóa của người Việt và người Chăm và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các trung tâm Phật giáo trong khu vực.

Nhưng rất tiếc triển lãm lại không có hiện vật thật để trưng bày!

Trong phòng triển lãm chỉ có bản ảnh, bản rập, bản vẽ của chùa Phật Tích và các di tích mỹ thuật thời Lý tại Bắc bộ, tuy được sắp xếp cẩn thận theo từng chủ đề riêng giúp người xem có một nhận thức hệ thống về mỹ thuật đời Lý, nhưng vẫn… không phải là hiện vật.

Theo lời ông Nguyễn Hải Phong thì đã có kế hoạch mượn hiện vật tại chùa Phật Tích nhưng lại không thành do không khớp được thời gian. Được biết Đại dức Thích Đức Thiện cũng muốn ra mắt bộ sưu tập này vào tháng 12 năm nay tại chùa Phật Tích. Thầy Thiện bảo, đáng lẽ sẽ hay hơn nếu cuộc triển lãm này được bày sau khi thầy bày. Mặc cho ông Nguyễn Hải Phong giải thích, thanh minh với những lý do đẹp đẽ, bất khả kháng…  một số người đến dự vẫn “nhỏ to” rằng có vẻ thầy Thích Đức Thiện đã “xử không được đẹp cho lắm” trong việc này. Theo họ thì cả một triển lãm công phu chuẩn bị thế, sao thầy còn “chấp” việc trưng bày trước hay sau thầy, đến nỗi cuối cùng dân tình chẳng có hiện vật mà xem? Lại cũng có người thắc mắc, bộ sưu tập các hiện vật của chùa Phật Tích là của riêng chùa hay là tài sản chung của đất nước đây?

Tuy nhiên sẽ có một hội thảo khoa học: Mỹ thuật thời Lý – Mối quan hệ nghiên cứu đa ngành, vào hồi 8h30 sáng 25. 8. 2010 tại nhà bảo tàng trường đại học Mỹ thuật Hà Nội. Và theo lời trưởng ban Mỹ thuật cổ Nguyễn Hải Phong: vì không đủ điều kiện để gửi giấy mời nên nhờ nhắn dùm những ai quan tâm tới vấn đề này đều có thể đến dự hội thảo. Xin nhiệt liệt hoan nghênh.

Ý kiến - Thảo luận

13:28 Thursday,26.8.2010 Đăng bởi:  Vu Hoang Cuong
Ồ lạ thật, triển lãm mà không có hiện vật, chỉ toàn các nhân vật:-))
...xem tiếp
13:28 Thursday,26.8.2010 Đăng bởi:  Vu Hoang Cuong
Ồ lạ thật, triển lãm mà không có hiện vật, chỉ toàn các nhân vật:-)) 
22:23 Tuesday,24.8.2010 Đăng bởi:  Trần Xuân
Trong triển lãm này, tên gọi có phần nào hướng người đến xem vào một mục đích duy nhất là giải mã những bí ẩn của chùa Phật Tích sau khi phát lộ chân tháp và tìm kiếm được hiện vật. Vế sau của triển lãm là "... Di sản mỹ thuật thời Lý", nếu nói đến di sản mỹ thuật thời Lý thì còn thiếu rất nhiều loại hiện vật khác, chẳng hạn như đồ gốm thì trong tri
...xem tiếp
22:23 Tuesday,24.8.2010 Đăng bởi:  Trần Xuân
Trong triển lãm này, tên gọi có phần nào hướng người đến xem vào một mục đích duy nhất là giải mã những bí ẩn của chùa Phật Tích sau khi phát lộ chân tháp và tìm kiếm được hiện vật. Vế sau của triển lãm là "... Di sản mỹ thuật thời Lý", nếu nói đến di sản mỹ thuật thời Lý thì còn thiếu rất nhiều loại hiện vật khác, chẳng hạn như đồ gốm thì trong triển lãm này không hề nhắc tới, điều này không quan trọng bằng việc: Đây là triển lãm của cơ quan mang tính học thuật thì nên có những lời dẫn giải người xem và trưng bày mang tính tạo hình hơn. Tại trường Mỹ thuật tôi đã xem nhiều cuộc trưng bày về mỹ thuật cổ, có cả của sinh viên báo cáo thực tập, với lần này tôi thấy giống như triển lãm báo cáo thực tập nghiên cứu ở Hoa Lư hay Thanh Hóa, Nam Định. Tư liệu ở đây rất quý nhưng cũng cần vượt lên một triển lãm báo cáo khoa học để hướng người xem tới sự thưởng ngoạn. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

"Xà bần" gửi Ngô Lực

Nguyễn Ngọc (tức Xà bần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả