|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhMakoto Shinkai (Phần 2): Làm phim hay vì thích khoa học, văn hóa, và Miyazaki 10. 10. 13 - 3:32 amPha Lê tổng hợpTiếp theo phần 1 Một cánh cửa mới mở ra cho Makoto sau khi anh thực hiện những tác phẩm sau đây: 5 Centimeters per second (Năm centi-mét một giây) Một phim biến Makoto từ kẻ ngoài thuồng thành… hết ngoài luồng. Giống các phim trước đây của Makoto, tác phẩm này xoay quanh một lời hứa của đôi bạn trẻ, vấn đề thời gian/không gian mà họ phải đối đầu khi lớn lên. Lần này, cặp tình nhân “kém may mắn” là Takaki và Akari. Cả hai quen nhau từ nhỏ nhưng sau đấy Akari phải dọn đi đến nơi khác. Makoto nói rằng, anh hay làm kiểu phim buồn buồn với nhiều cảm xúc ưu tư “người lớn” này là do ảnh hưởng từ tiểu thuyết của Murakami – nhà văn yêu thích của anh. Tuy mô-típ không mới nhưng cách làm phim, cách xử lý câu chuyện lại mới. Và chắc do đã quen việc làm phim theo nhóm, mà phim này Makoto vững chãi hơn hẳn, truyện phim mạch lạc hơn. Nếu bạn cho rằng mấy phim đầu của anh này hơi ngô nghê, thì từ “5 centimeters…” trở đi là các tác phẩm của Makoto đã trưởng thành. Vốn dĩ đã giỏi phần xử lý ánh sáng và độc đáo với cảnh nền “vừa vẽ tay vừa digital”, mà phim này Makoto đã quen làm việc cùng tập thể dưới cương vị “chỉ huy”, nên cảnh vật trong phim nhìn còn đã mắt hơn mấy phim trước nhiều.
Lúc này, lắm người thắc mắc tại sao Makoto thích vẽ các cảnh như: bầu trời đêm, vũ trụ, giải ngân hà. Anh giải thích: “Takaki, nhân vật nam chính, mơ về cô bạn gái ở nơi xa. Trong phim có cảnh Takaki và cô bạn đang sống ở một hành tinh khác, ý nghĩa của nó là anh ta muốn sống cùng cô dù cô đang cách anh hàng ngàn dặm. Nhưng các hình ảnh ấy có nguồn gốc hơi khác chút. Khi tôi còn học trung học tôi cứ hay mơ rằng mình bị lạc trên một hành tinh lạ. Và cũng vào thời trung học, tôi nghiền truyện khoa học giả tưởng, và tôi hay đọc tạp chí khoa học ‘Newton’. Ngày nay, hình ảnh trên tạp chí này thường là hình vẽ trên máy tính, nhưng thời đó chúng là hình vẽ tay, tôi thấy chúng thật ngầu. Nên tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cái giấc mơ (lạc ở hành tinh khác) và các bức tranh khoa học vẽ tay đó.”
Journey to Agartha* (Phiêu lưu đến xứ Agartha) Đây là phim phiêu lưu viễn tưởng đầu tiên của Makoto, và đậm chất Miyazaki. Vào thời điểm này, ai cũng gán cho Makoto biệt danh “Miyazaki mới”, và do phim “Agartha” có nhiều điểm giống với mấy phim Ghibli khác nên Makoto liên tục nhận các câu hỏi về Miyazaki trong các cuộc phỏng vấn. Anh nói: “Tôi công nhận ( phim mình có nhiều điểm giống phim của Miyazaki), đặc biệt là phim ‘Agartha’. Nhưng nói chung, Miyazaki là cái tên lớn nhất của ngành công nghiệp hoạt hình ở Nhật, nên dù bạn làm cái gì trong ngành công nghiệp này, né tránh sức ảnh hưởng của ông là việc bất khả.” Trong phim này, nhân vật chính là một cô bé tên Asuna, bố bé mất sớm và bà mẹ thì luôn bận rộn với công việc, nên Asuna hay leo lên đồi ngồi nghe radio một mình. Chiếc radio của Asuna là loại radio cổ lỗ – kỷ vật của bố bé để lại trước khi ông mất. Ngày nọ, một cpn quái vật thình lình tấn công Asuna, và chàng trai bí hiểm tên Shun đã cứu cô bé thoát chết. Shun nói rằng mình đến từ Agartha, và hôn tạm biệt cô bé. Sau khi Asuna đi khuất khỏi tầm mắt, Shun tự tử.
Không tin rằng Shun đã qua đời, Asuna quyết định tìm đường đến Agartha để gặp lại Shun. Makoto nói về phim này: “Tôi xây dựng Agartha dựa trên các nền văn hóa cổ của thế giới, bao gồm cả văn hóaẤn độ cũng như Trung Đông. Các ảnh hưởng của những nền văn minh xưa đều có trong Agartha. Tôi đang sống ở London trong thời gian viết kịch bản, nên tôi có cơ hội đến Bảo tàng Anh. Tôi xem rất nhiều các hiện vật cổ, và chúng là nguồn cảm hứng lớn cho kịch bản của tôi.” Anh giải thích thêm về ý nghĩa của phim: “Người dân xứ Agartha cho rằng cái chết là chuyện buồn, nhưng cũng là chuyện bình thường; chết là một phần của sự sống, không ai thoát được nó và ai cũng phải có lúc ra đi. Giờ đây tôi đã có tuổi, tôi có thể nghĩ về cái chết dễ dàng hơn; cái chết gần với tôi hơn và tôi có thể chấp nhận rằng nó là một phần của cuộc sống. Nhưng độ 15 năm trước, tôi cảm thấy cái chết thật xa vời, nếu như có ai đó nói với tôi rằng chết là một thứ không thể tránh khỏi vào lúc đó, tôi sẽ hoặc không hiểu hoặc không chấp nhận được điều này.” Những bé còn quá nhỏ có thể không hiểu được phim Agartha, nhưng teen và người lớn chắc chắn sẽ thích tác phẩm phiêu lưu giàu ý nghĩa này. Makoto vừa ra mắt phim mới, có tên “Gadern of Words” (Khu vườn chữ), trong phần 3 sẽ giới thiệu phim này, kèm theo một bài phỏng vấn để mọi người biết nhiều hơn về cách Makoto xử lý câu chuyện, kỹ thuật, và ánh sáng cho phim nhé. Chú thích: Phim Agartha có nhiều tên, ở Nhật tên chính thức là Hoshi o Ou Kodomo (tạm dịch là “Những đứa bé ngắm sao” thì phải? Bạn nào biết rành tiếng Nhật xin chỉ giáo), bên Mỹ dịch tựa phim thành “Chilren who chase lost voice from down below”, bên Anh thì là “Journey to Agartha”.
Ý kiến - Thảo luận
0:18
Friday,11.10.2013
Đăng bởi:
IQ ABC
0:18
Friday,11.10.2013
Đăng bởi:
IQ ABC
Cách đây không lâu mình có xem bộ phim "Gadern of Words" và bị mê hoặc vì vẽ mưa và cảnh vật sau cơn mưa. Lúc đó ngạc nhiên đến há cả miệng ra vì không tin đó là phim hoạt hình nữa. Do mình không am hiểu nhiều về phim hoạt hình Nhật nhưng có xem nhiều phim của Miyazaki nên biết đây không phải phim do ông ý làm (quen với nét vẽ của ông đó nên xem phim khác dễ nhận ra). Thế là một phen suy nghĩ vì không biết ông tác giả này là ai, đến nay đọc loạt bài này mới tường tận. :)
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp