|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhNghĩ gì, phản ứng gì khi người khác nhận xét tác phẩm mình? 09. 10. 13 - 6:28 amThúy Anh dịch từ Art Business(Đa phần người xem thường không nói điều họ nghĩ về tác phẩm mà nói điều họa sĩ muốn nghe. Do đó bài viết chỉ nói về trường hợp nhận định của người xem là thật lòng.) Ai đang phê bình ta? Một sự thật không thể tránh khỏi trong giới làm mỹ thuật là trong suốt chặng đường nghề nghiệp của một họa sĩ, anh ấy sẽ nghe đủ mọi dạng người bình phẩm về tác phẩm của mình; họ nói thành lời hoặc viết thành bài, trực tiếp hay sau lưng, trên giấy hoặc trực tuyến… Vậy họa sĩ không chỉ học cách xử lý những suy nghĩ, quan sát, cảm giác, ý kiến phản hồi, bình luận, phê bình… này của mọi người dành cho mình, cho tác phẩm của mình, mà quan trọng hơn hết phải học cách làm sao để không nhìn nhận vấn đề một cách cá nhân chủ quan với cái tôi quá lớn, để biết tiếp nhận một cách bình tĩnh biến những nhận định đó thành có lợi cho mình. Phản hồi của người xem tốt hay không thì cũng là cơ hội để họa sĩ nhận thấy tác phẩm của mình đã tác động đến người khác thế nào. Đa số họa sĩ có xu hướng phản ứng một cách nhạy cảm và phòng thủ khi nghe người khác bình phẩm mà quên không nghĩ xem người đó là ai. Đa phần nhận định đó đến từ những người không phải là người mua tranh, người sưu tập, nhà phê bình, chủ phòng tranh hay những ai có ảnh hưởng đến sự nghiệp của họa sĩ, mà thường chỉ là bạn bè, người quen, gia đình, người yêu thích tranh đơn thuần. Vậy để nghiêm túc tiếp thu ý kiến của ai đó, họa sĩ hãy tự hỏi: Người này là ai, họ có biết mình không, họ có rành việc sáng tác của mình không, họ có rành về loại hình mỹ thuật mình đang làm không, họ hiểu biết bao nhiêu về mỹ thuật, họ có đủ tiêu chuẩn đánh giá mỹ thuật không, họ là khách hàng tiềm năng không, họ có phải là người được tôn trọng trong cộng đồng mỹ thuật không, họ muốn cuộc đối thoại thật sự về mỹ thuật hay chỉ muốn tự nói tự nghe? Một khi nghiệm ra câu trả lời, họa sĩ sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều và tránh được những cuộc phản biện không cần thiết. Lắng nghe cả người “không chuyên môn” Tuy vậy cũng không nên bỏ ngoài tai các ý kiến của những người được cho là “không đủ tiêu chuẩn”. Mục tiêu của họa sĩ là mở rộng đối tượng người xem càng nhiều càng tốt, phơi bày tác phẩm đến càng nhiều người trong nhiều hoàn cảnh càng tốt, vậy họa sĩ cũng nên xem xét và soi rọi mình vào những nhận định của cả những người “không đủ tiêu chuẩn” đó. Những người này có thể nói cho họa sĩ nghe những gì họ nhìn thấy không chỉ trong tác phẩm, mà cả trong thế giới nghệ thuật của họa sĩ, thế giới ấy tác động đến họ thế nào, họ thoát ra khỏi chúng ra sao, chúng giao tiếp với họ thế nào, họ hiểu gì từ đó, họ cần giúp gì để hiểu chúng v.v… Những nhận định này ít nhiều sẽ giúp họa sĩ hiểu hơn đối tượng cần hướng đến. Nếu ai đó nói thích hay không thích tác phẩm đơn thuần là dựa vào việc họ thấy tác phẩm hấp dẫn mắt nhìn thế nào (chứ không dựa vào chất lượng, ý nghĩa, thông điệp của tác phẩm) thì những ý kiến đó cũng rất đáng lưu tâm, nhất là khi bạn nghe đi nghe lại cùng nhận định như vậy từ nhiều người, và không nên thấy khó chịu trước những nhận định chê bai, bởi nhiều khi người xem đang dùng sở thích mỹ thuật cá nhân của họ để đánh giá tác phẩm chứ không phải dùng kiến thức và những trải nghiệm mỹ thuật chuyên môn. Họa sĩ cần phân biệt hai kiểu nhận định này. Tìm đến những ý kiến chuyên môn Đối với những nhận định dựa trên chuyên môn, khách quan thì họa sĩ hãy mạnh dạn lắng nghe, thậm chí chủ động tìm nghe. Ví dụ tôi là một nhà buôn tranh sành sỏi, một nhà thẩm định tranh có tiếng, hoặc một họa sĩ chuyên nghiệp, có nhiều tác phẩm tôi không thích, không thấy hấp dẫn nhưng tôi vẫn biết đó là một tác phẩm chất lượng, tôi vẫn chỉ ra được nhiều điểm mạnh về nó, tức tôi đã loại bỏ sở thích mỹ thuật cá nhân của mình để nhìn nhận dưới góc độ chuyên môn, thì những nhận định dạng này họa sĩ nên tìm nghe. Bất kể ai nói gì, họa sĩ hãy lắng nghe theo kiểu giữ một bức tranh toàn cảnh trong đầu. Đừng nhanh chóng phật lòng, thất vọng hay tức giận mỗi khi nghe điều gì ngược lại với điều mình nghĩ, đừng biến mình thành nạn nhân của những lời nhận xét ấy, điều đó chỉ làm tiêu hao năng lượng chứ không giúp họa sĩ sáng tạo hiệu quả. Hãy tiếp thu theo kiểu nghe nhiều rồi tổng hòa các ý kiến sau, đừng vội phản ứng (dù là trong đầu, không bộc lộ ra ngoài), đến một lúc nào đó họa sĩ sẽ dần hiểu ra nghệ thuật của mình đã giao tiếp và tác động tới người xem thế nào. Hãy tự xem mình là cái máy thu thập dữ liệu, sau một thời gian, khi dữ liệu đủ nhiều, họa sĩ sẽ thấy hiện lên các ý kiến đa số về tác phẩm của mình. Khi đó họa sĩ sẽ quyết định nên thể hiện bản thân và thế giới mỹ thuật thế nào để phù hợp nhất, tốt đẹp nhất và có lợi nhất cho các bên, và cũng là tốt đẹp nhất cho sự nghiệp của họa sĩ. Có nhận xét là còn có người xem Tóm lại, việc đón nhận ý kiến nhận định của ai đó một cách vội vàng, căng thẳng chưa bao giờ là một ý hay, dù người nhận xét có là ai. Hơn nữa giới làm mỹ thuật đông vô cùng, nên khi ai đó nhận định gì về họa sĩ thì xem như đó cũng là cách khiến họa sĩ và nghệ thuật của mình được quan tâm nhiều hơn. Điều quan trọng nữa là dù nhận định của người xem có đáng để suy ngẫm đến đâu thì đôi khi họa sĩ cũng nên gác chúng qua một bên, thay vào đó hãy thẳng thắn hỏi chính mình rằng MÌNH thực sự nghĩ gì về nghệ thuật của mình. Suy cho cùng sự tận tâm, nhiệt huyết và cảm xúc sáng tạo của họa sĩ vẫn là điều quan trọng nhất dù ai đó có nói gì. (Lời người dịch: Nghệ thuật của họa sĩ chính là niềm tin và con người của họa sĩ, tự tin khẳng định mình nhưng cũng cần khiêm tốn và cầu thị, không nên coi thường nhận xét của người khác dù là ai, hãy dùng chúng để hiểu hơn về sự tác động toàn diện của nghệ thuật của mình đến người xem để có những trải nghiệm trọn vẹn trong cuộc đời làm mỹ thuật.) * Thúy Anh lược dịch từ Art Business , 4. 10. 2013 Ý kiến - Thảo luận
23:10
Thursday,10.10.2013
Đăng bởi:
con nhà Trạch Văn Đoành
23:10
Thursday,10.10.2013
Đăng bởi:
con nhà Trạch Văn Đoành
Không phải là họa sĩ, mà là dân viết. Không hiểu được nhiều bài viết trên, nhưng cũng xin chia sẻ, hy vọng không quá lạc đề.
Sau một bài viết, tôi bị chửi, là kẻ có kiến thức hổ lốn", là "dốt". Tôi thấy tôi bị chửi thế chắc là đúng, vì tôi ít được dạy chính quy, toàn tự học theo kiểu nhặt chữ rơi của người ta. Nhưng tôi luôn cố sắp xếp. Còn "dốt", rất có thể. Sống ở một nước mà kém Thái Lan tới hơn 80 năm (hình như là 88). Tôi còn nhớ sự ngỡ ngàn của những người bạn Mỹ (bạn mơi, ngày trước là thù) khi nghe tin này. Vấn đề là tôi muốn phê phán lại những người đã chửi tôi (trên một diễn đàn "kiến thức' của khu vực - không phải báo Kiến thức) là họ đã chửi cả lên tầng 3 của "nhà" tôi, và họ kêu tôi lên diễn đàn đó của họ để tranh luận, để đấu về học thức. Nhưng vì họ không nói họ là ai (khi viết bài tôi đã đề tên thật), nên tôi cũng không lên đó để đánh nhau với ma (xin lỗi). Phần vì họ đã nói tôi dốt, lại còn gọi lên để đầu về "học thuật" (tôi chẳng có học vị khoa học gì). Xin kể chuyện mình như vậy, mong giúp chút gì cho anh em họa sĩ tôi rất yêu mến. Về phần mình, tôi không vui, những không buồn. Và định viết tiếp những bài kiểu như bài vừa viết. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Sau một bài viết, tôi bị chửi, là kẻ có kiến thức hổ lốn", là "dốt". Tôi thấy tôi bị chửi thế chắc là đúng, vì tôi ít được dạy ch&iacu
...xem tiếp