Nhiếp ảnh

Jack Lowe: nổi tiếng vì Kennedy,
mất hết vì 11/9 08. 11. 13 - 5:59 am

Pha Lê

Nếu bạn là nhiếp ảnh gia, bạn sẽ làm gì khi người ta bảo rằng kho ảnh của bạn quý đến nỗi họ không dám nhận bảo hiểm cho nó? Nhiếp ảnh gia Jacques Lowe – người góp phần tạo nên huyền thoại John F Kennedy qua các bức ảnh của mình – giải quyết bằng cách cất chúng trong ngăn két kiên cố tại Tháp 5 của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) – một nơi ai cũng nghĩ là bất khả xâm phạm. Nhưng rồi ngày 9/11 đến, và tác phẩm để đời của ông cũng ra đi cùng tòa tháp.

Jacques Lowes

Sau cuộc khủng bố, con gái Jacques Lowe – bà Thomasina – mở cuộc vận động để tìm lại bộ ảnh lưu trữ của cha từ đống đổ nát trước khi chính quyền san chúng đi. Điều đáng ngạc nhiên là, chiếc két sắt chứa ảnh vẫn còn nguyên vẹn, nhưng những thứ trong đó – gồm hơn 40.000 tấm hình âm bản – đã thành tro bụi. Tuy nhiên mọi thứ không hẳn là mất hết, vì  ông Lowe còn cất hơn 1.500 contact sheet (ảnh nhỏ bằng kích thước phim âm bản, in một loạt nhiều bức hình  trên cùng 1 tờ giấy) tại nơi khác ở New York. Từ đấy, một số bức được chọn ra và đem đi phục hồi, sau đó chúng được triển lãm tại Newseum ở Washington DC (triển lãm kéo dài tới tháng 1. 2014)

Tổng thống John. F. Kennedy trong phòng bầu dục, ảnh do Lowe chụp

Lowe sinh ra ở Cologne, Đức, vào ngày 24. 1. 1930. Theo con gái Victoria Allen thì ông rất kín tiếng về thời trẻ của mình. Qua một buổi phỏng vấn cha mà bà thực hiện cho một bô phim tài liệu Pháp, bà mới phát hiện ra rằng vì là người Do Thái, nên ông đã phải cùng bà mẹ tìm nơi trốn vào thời Thế chiến II, hai mẹ con sống tị nạn trong một nhà hàng gia đình nằm ở ngoại ô Cologne. Ernst Haas cũng thế, vì là dân Do Thái tị nạn nên chịu ơn nước Mỹ, cả Haas lẫn Lowe đều chụp nên những bức ảnh biểu tượng cho Hoa Kỳ)

Lowe đến New York năm 1949. Vừa kiếm sống bằng những nghề vặt, vừa theo học báo chí và thiết kế; năm 1951 ông trở thành trợ lý cho nhiếp ảnh gia Arnold Newman. Rồi sau đó Lowe tự mở studio riêng, ảnh của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí như Life, Look, Time, Newsweek, Paris Match Stern.

Lần đầu gặp Robert Kennedy (em của John. F. Kennedy), Lowe mới 26 tuổi, hành nghề nhiếp ảnh báo chí tự do với một studio tại thành phố New York. Lúc ấy, ba tạp chí khác nhau nhờ ông chụp Robert vào ba ngày khác nhau trong cùng một tuần. Mấy đợt chụp ảnh này khiến ông trở nên thân thiết với nhà Kennedy và được họ tin tưởng, từ đó ông bắt đầu đến tư gia Kennedy vào cuối tuần để chụp ảnh gia đình.

Joseph P. Kennedy (Kennedy cha) thích hình của Lowe đến mức ông nhờ Lowe chụp “đứa con trai kia của tôi” – John – người mà vào hè năm 1958 đang lên kế hoạch tranh cử tổng thống. Khi chiến dịch tranh cử bắt đầu sôi nổi, Lowe trở thành nhiếp ảnh gia toàn thời gian cho nhà Kennedy.

Tổg thống và vợ Jackie Kennedy ký tên tặng người dân trong chuyến đi vận động bầu cử ở California, Lowe chụp, 1959.

 

Rất nhiều người cho rằng, bộ ảnh Lowe chụp John. F. Kennedy với vợ Jackie và con gái Caroline đã góp phần giúp John đắc cử tổng thống; sau này các ứng viên Nhà Trắng cũng bắt chước, chụp ảnh gia đình khi tranh cử nhằm quảng bá hình ảnh.

Thời gian tại chức của Kennedy là một trong những giai đoạn đáng chú ý nhất của lịch sử nước Mỹ, và Lowe luôn có mặt để ghi lại những gì diễn ra đằng sau chính trường. Có thể nói, ông nắm bắt được nước Mỹ qua vị tổng thống của nó.

Trong nhiều dịp, Lowe là nhiếp ảnh gia duy nhất hiện diện, cụ thể như lần Kennedy mời Lyndon B. Johnson giữ chức vụ phó tổng thống. Ông em Robert F. Kennedy đứng cạnh đó, Robert là người quản lí cuộc vận động bầu cử cho cho anh trai, ông phản đối lựa chọn phó tổng thống này, và nhìn Lyndon với ánh mắt thù nghịch lạnh lùng.

Có nguồn tin cho rằng Johnson đã tống tiền Kennedy để ép ông mời mình làm phó, vì giám đốc FBI thời bấy giờ (ông J. Edgar Hoover khét tiếng) đã cung cấp cho Lyndon những bằng chứng về các vụ lăng nhăng tình ái của John. F. Kennedy, và Lyndon đã dùng các bằng chứng nói trên để uy hiếp John (dĩ nhiên khi Lowe chụp thì chẳng ai biết sự thể nó ra sao, mãi về sau thiên hạ mới hiểu.)

Trái sang phải: Lyndon, Robert Kennedy, và John. F. Kennedy.

Những tấm ảnh đã cho chúng ta thấy Lowe tiếp cận Kennedy với góc độ gần như thế nào, ví dụ như bức hình chụp lại giây phút ông tổng thống Mỹ bạc mệnh nghe tin Patrice Lumumba bị giết. Lowe nói về tác phẩm này trong cuốn sách “Kennedy: A Time Remembered” (Nhớ lại quãng thời gian với Kennedy) xuất bản năm 1983 như sau: “Vào ngày 13. 2. 1961, đại sứ Liên hiệp Quốc Adlai Stevenson gọi điện đến. Tôi đang ở một mình với tổng thống trong phòng; ông lấy tay che mặt vì tuyệt vọng ‘Ôi không’, tôi nghe ông ấy rên rỉ. Ngài đại sứ báo cho tổng thống biết rằng Patrice Lumumba của Congo vừa bị ám sát. Đối với đại đa số người Mỹ thì vị lãnh đạo của châu Phi này là kẻ gây rối, nhưng Kennedy nghĩ rằng dân da đen ở châu Phi thực chất là những người ái quốc, đi theo chủ nghĩa dân tộc, họ chống phương Tây vì họ đã trải qua nhiều năm làm thuộc địa. Tổng thống cảm thấy châu Phi là cơ hội của phương Tây; và với tư cách của một người Mỹ  mới, không thừa kế chế độ thuộc địa (ở châu Phi), ông đã làm bạn với người Phi và có thể sẽ khiến nhiều vị lãnh đạo ở châu Phi tin tưởng. Do đó cú điện thoại này đã làm tan nát trái tim của tổng thống, ông biết rằng vụ ám sát Patrice sẽ khai mào nên một thời kỳ hỗn loạn…”

Ảnh chụp tổng thống khi nghe tin Patrice đã bị giết.

Sau khi Kennedy bị ám sát năm 1963, cộng thêm vụ ám sát Robert Kennedy và Martin Luther King, Lowe buồn bã quay lại châu Âu vào năm 1968.  Lowe quý các cuộn phim âm bản chụp gia đình tổng thống Kennedy đến nỗi trong một chuyến đi Pháp, ông từng mua thêm một ghế trên máy bay để đặt chúng. 33 năm sau, hai chiếc máy bay khác lại phá hủy những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông.

Các bạn xem những tác phẩm khác của Lowe:

John. F. Kennedy (lúc này còn là nghị sĩ) trò chuyện với vợ tại một buổi gây quỹ ở Oregon, 1959

 

John và con gái Caroline tại ngôi nhà ở Georgetown, 1959

 

Jackie và con gái Carolina tại nhà riêng

 

John vận động tranh cử ở Virginia, 1960

 

John và vợ nghỉ ngơi tại bãi biển Hyannis trước khi tiếp tục tranh cử, 1960

 

John và nghị sĩ Humphrey (mũ trắng) tại cuộc vận động ở Iowa, 1960

 

John phát biểu tại một cuộc vận động bầu cử

 

Vào những ngày cuối cùng của cuộc bầu cử, John phát biểu trước đám đông ở Connecticut, 1960

 

Cả nhà Kennedy ngồi chờ kết quả bầu cử

 

John. F. Kennedy tại nhà trắng với Harold Macmillan (thủ tướng Anh), 1961

 

Đám tang của John. F. Kennedy

 

Ý kiến - Thảo luận

13:14 Friday,8.11.2013 Đăng bởi:  Candid
Về năng lực thì đến giờ mình cũng chả rõ VN có làm được mấy cái motor đơn giản đấy không.

Công ty đấy mình đi làm thuê là của Mỹ 100%. Họ chuyên chế tạo những cái máy không đâu làm sẵn mà phải đặt hàng. Có lẽ thế sau này công Ty dân sự nhưng có cả đơn đặt hàng của quân đội Mỹ.

Tiếc rằng mình chỉ là dân cạo giấy chả có công trạng gì. Thế nên
...xem tiếp
13:14 Friday,8.11.2013 Đăng bởi:  Candid
Về năng lực thì đến giờ mình cũng chả rõ VN có làm được mấy cái motor đơn giản đấy không.

Công ty đấy mình đi làm thuê là của Mỹ 100%. Họ chuyên chế tạo những cái máy không đâu làm sẵn mà phải đặt hàng. Có lẽ thế sau này công Ty dân sự nhưng có cả đơn đặt hàng của quân đội Mỹ.

Tiếc rằng mình chỉ là dân cạo giấy chả có công trạng gì. Thế nên mới bị đuổi. :D 
9:35 Friday,8.11.2013 Đăng bởi:  linh cao
Tui đoán khí hổng phải bỏ quá nha, cái máy chỗ Candid làm đó, có phải là cục mô tơ chạy eo eo để copy cắt chìa khóa hông ? Mấy sir đầu Hàng Gai tuyên bố đến Mỹ còn thua công nghệ bí truyền nầy. Bền dễ sợ luôn nha, từ hồi ông nội mình đến giờ cha đó vẫn vận h&a
...xem tiếp
9:35 Friday,8.11.2013 Đăng bởi:  linh cao
Tui đoán khí hổng phải bỏ quá nha, cái máy chỗ Candid làm đó, có phải là cục mô tơ chạy eo eo để copy cắt chìa khóa hông ? Mấy sir đầu Hàng Gai tuyên bố đến Mỹ còn thua công nghệ bí truyền nầy. Bền dễ sợ luôn nha, từ hồi ông nội mình đến giờ cha đó vẫn vận hành và hình như cái hotel to nhất Hàng Bông là của vợ ba sir đó đó, ngày nào chẳng có người bị mất key? Dân Mỹ lo xa và hợm của nên chắc cũng phải mua máy của Candid thôi, he he 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Giá trị của nghệ thuật

Nguyễn Đình Đăng

Thông báo số 1 và 9 cái băn khoăn

Thông tin từ Cục Mỹ thuật–Nhiếp ảnh–Triển lãm và NGUYỄN THỊ HOÀI BÃO

“Nói chuyện gì, khi nói chuyện tình?”

Vi Tường Vi (N°9 - Nhóm One Tree)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả