Nhiếp ảnh

Sự ngụy biện của Na Sơn và sự lưỡng lự của các phóng viên ảnh 16. 10. 13 - 4:28 pm

Đặng Dũng

Trong trao đổi lại với Đoàn Minh Phượng ở phần cmt, Na Sơn nói như sau:

“… Ở vị trí của em, một người chụp thời sự, đang chụp để truyền về cho một hãng tin mà độ phủ sóng của nó là toàn cầu, sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu độc giả xem những tấm ảnh đấy, hàng trăm tờ báo lấy lại đăng, do vậy em phải chắt lọc những khoảnh khắc đắt nhất và tả được sự việc rõ ràng, đầy đủ.

“Thế nên việc em không thể để một người lom khom cầm máy chụp lại một người đang khóc, mông thì chổng ra phía đoàn xe tang vào ảnh được, vì cái ảnh đó nó là một cá biệt (cho dù nội dung của nó, em đồng ý là rất độc đáo, và em cá là nếu có phát về mà đăng thì hãng sẽ có thêm khách hàng là vô số những tờ báo chống Cộng sẽ mua đầu tiên với giá đắt). Mà cá biệt thì không phải là sự thật, theo quan điểm của em và thậm chí nó còn có thể khiến người ta nhìn vào có một cái nhìn lệch lạc khỏi sự việc chung đang diễn ra.

“Làm cho hãng tin nó khác với làm cho một tờ báo có quan điểm, vì chỉ nên đưa ra những cái nhìn chung nhất, không có áp đặt quan điểm chính trị vào đó. Có thể với quan điểm bảo vệ sự thật tuyệt đối trong thực tế diễn ra của chị em chưa đúng nhưng đấy là điều em tin. Và em bảo vệ quan điểm ấy khi làm nghề.” (Na Sơn)

Người đàn ông đang khóc và quỳ trước đoàn xe tang, và người đàn ông áo trắng bước khỏi hàng người để chụp ảnh. Ảnh: Na Sơn

*

Đọc bài viết trên Soi và các cmt kèm theo cũng như ở một số trang fb khác liên quan đến trường hợp của phóng viên ảnh Na Sơn tác nghiệp khi chụp ảnh đám tang tướng Giáp, thấy đây là một trường hợp khá thú vị trong nhiếp ảnh, liên quan đến những vấn đề ngoài khuôn hình.

Theo ý kiến của tôi, bạn Na Sơn có nhiều điểm ngụy biện khi lý giải về quan điểm của bạn lúc xảy ra trường hợp đó.

Để tôi phân tích rạch ròi nhé.

Khi bạn nói người đàn ông áo trắng nhảy ra chụp ảnh người đàn ông đang quỳ lạy là một “cá biệt” và vì thế, bạn coi đó “không phải là sự thật”, thì bản thân việc người đàn ông áo đen từ trong hàng nhảy ra quỳ lạy (trong khi tất cả mọi người ở đó đều đứng phía sau hàng bảo vệ) cũng là một “cá biệt”. Vì sao bạn coi một “cá biệt” này là sự thật, trong khi một “cá biệt” khác lại không phải là sự thật?

Về mặt lý mà nói, nếu người đàn ông áo trắng đó không phải là một ông già mà là một gã trai cao 1m85, nặng chừng 100 ký xăm trổ đầy mình, liệu bạn Na Sơn có dám đến và đẩy (mà nếu đẩy thì có được không) người đàn ông đó ra khỏi khuôn hình mà bạn định chụp không? Điều này cho thấy là “sự thật” của bạn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố ngoại lai có sự tác động cố ý theo cách này hay cách khác.

Bạn chỉ là một phóng viên ảnh có thẻ tác nghiệp ở bên trong hàng rào bảo vệ nhưng không phải là công an chịu trách nhiệm giữ trật tự khu vực đó, do vậy, về mặt nào đó, bạn cũng chỉ bình đẳng với người đàn ông áo trắng kia, bất kể là ảnh ông ấy chụp chỉ để cho riêng ông ấy xem, còn những bức ảnh của bạn có để dành cho một hãng thông tấn toàn cầu với hàng trăm triệu người xem hay không! Theo Luật báo chí, người đàn ông đó không cản trở bạn tác nghiệp như một phóng viên.

Na Sơn đưa người đàn ông đã cản trở khung hình của anh về lại khu vực người viếng

Bạn có thể lý luận rằng người đàn ông đó “nhảy” vào ống kính trái với ý muốn của bạn, nhưng điều đó chỉ đúng trong trường hợp ông ấy đứng ngay phía trước ống kính che đi đường ngắm, không cho phép bạn tác nghiệp. Còn trong sự kiện này, rõ ràng ông ấy đứng-ở-phía-bên-kia đối tượng bạn định chụp. Và cũng rõ ràng không kém là bạn cũng đã chụp ông ấy trong một bức ảnh khác của mình. Vì sao sau khi “sử dụng” ông ấy cho một bức ảnh của bạn, bạn lại đẩy ông ấy đi để phục vụ cho “sự thật” mà bạn định thể hiện (cho dù sau đó bạn không chụp thêm người đàn ông quỳ lạy nữa)?

Bức ảnh Na Sơn chụp người đàn ông đang quỳ lạy xe tang và người đàn ông (áo trắng) nhảy vào khung hình.

Trong nhiếp ảnh, kể cả nhiếp ảnh thời sự, việc “dọn dẹp” background cho một bức ảnh không phải là không có, đặc biệt là nếu liên quan đến chụp ảnh những nhân vật VIP. Chẳng hạn như chụp ảnh một vị lãnh đạo Nhà nước thì không nên đề phông nền hình ảnh một cô gái khỏa thân phía sau là chuyện đương nhiên, vì vậy người ta sẽ bê tấm hình đó đi hoặc đơn giản hơn là đề nghị “Bác ơi, bác đứng sang phía này cho cháu chụp vì nó đẹp hơn!” Điều này thường đúng với những tờ báo mà bạn gọi là “có quan điểm”.

Nhưng trong trường hợp cụ thể này, khi bạn Na Sơn lại nói rằng bạn chụp cho một hãng tin “chỉ đưa ra những cái chung nhất, không áp đặt quan điểm chính trị” thì rõ ràng bạn đã mâu thuẫn với chính mình khi “dọn” người đàn ông ra khỏi khuôn hình mà bạn định chụp.

Na Sơn nhắc người đàn ông áo trắng bước vào bố cục của anh bước vào hàng trở lại

Sự lưỡng lự giữa các lựa chọn (nói theo kiểu triết cao một tí là lưỡng lự nhị nguyên-hi hi) luôn là điều xảy ra đối với các phóng viên ảnh, đặc biệt là trong trường hợp họ phải quyết định chỉ trong một tích tắc.

Một bài tập thường được các giáo viên nước ngoài đưa ra ở các giờ lên lớp nhiếp ảnh (và luôn khiến cho các học viên Việt Nam vô cùng lúng túng), ấy là một trường hợp giả định: Nếu bạn đang bám theo Công nương Diana cùng với người tình của cô ấy trong chiếc xe chạy với tốc độ cao ở thủ đô Paris; chiếc xe đâm vào gờ đường cao tốc gặp tai nạn, khi ấy, bạn sẽ làm gì:

1- Chạy ngay lại làm các đông tác cấp cứu cho những người trong xe?

2- Đứng sang một bên và chụp những bức ảnh chắc chắn sẽ làm cho bạn nổi tiếng sau này?

Thường thì học viên chia làm hai phe cho hai lựa chọn. Câu trả lời của giáo viên là khi ấy, bạn hãy làm theo những gì mà bản năng của bạn mách bảo!

Trong trường hợp của Na Sơn, tôi nghĩ bản năng của một phóng viên ảnh muốn có những bức ảnh “nuột” đã khiến cho bạn có quyết định đẩy người đàn ông áo trắng ra khỏi “hiện trường”. Bản năng đó hợp lý hay không, tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người, nhưng để lý giải thì không cần phải ngụy biện.

Bài viết này không nhằm vào cá nhân Na Sơn mà chỉ nhằm phân tích một trường hợp thú vị trong nhiếp ảnh thời sự thôi.

Ý kiến - Thảo luận

22:41 Thursday,17.10.2013 Đăng bởi:  Dung Lê
Xin có ý kiến với comment của chị Quỳnh Vy
Nếu ảnh chụp người lạy là duy nhất thì góp ý của Quỳnh Vy là hợp lý, tuy nhiên nếu chụp một chùm ảnh thì những bức trước hay sau nó đã trả lời cho mọi người biết được bối cảnh là gì rồi. Vì vậy tôi nghĩ bức ảnh chụp hoàn to&agr
...xem tiếp
22:41 Thursday,17.10.2013 Đăng bởi:  Dung Lê
Xin có ý kiến với comment của chị Quỳnh Vy
Nếu ảnh chụp người lạy là duy nhất thì góp ý của Quỳnh Vy là hợp lý, tuy nhiên nếu chụp một chùm ảnh thì những bức trước hay sau nó đã trả lời cho mọi người biết được bối cảnh là gì rồi. Vì vậy tôi nghĩ bức ảnh chụp hoàn toàn phù hợp vì NaSon chụp một chùm ảnh rất công phu về lễ tang Đại tướng.
  
20:25 Thursday,17.10.2013 Đăng bởi:  Quỳnh Vy

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, hàng trăm ngàn người ra đứng hai bên đường khi đoàn xe tang đi  ngang qua. Nếu tôi là người phụ trách biên tập ảnh cho hãng AP, tôi sẽ không chọn tấm ảnh ông cụ áo đen đang khóc và quỳ sụp xuống đường vái lạy.

Nội dung tấm ảnh đúng là có người đang khóc, đang quỳ, đang vái lạy. Nhưng chiếc xe
...xem tiếp

20:25 Thursday,17.10.2013 Đăng bởi:  Quỳnh Vy

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, hàng trăm ngàn người ra đứng hai bên đường khi đoàn xe tang đi  ngang qua. Nếu tôi là người phụ trách biên tập ảnh cho hãng AP, tôi sẽ không chọn tấm ảnh ông cụ áo đen đang khóc và quỳ sụp xuống đường vái lạy.

Nội dung tấm ảnh đúng là có người đang khóc, đang quỳ, đang vái lạy. Nhưng chiếc xe ô tô màu trắng không hề nói lên điều gì để cho người xem biết là ông cụ áo đen đang quỳ lạy một đám tang. Tấm ảnh đó nếu đặt lên mặt bàn riêng lẻ, không để chung với những tiêu đề là "Đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp" thì liệu có ai hiểu cho rằng ông cụ ấy đang làm những hành động mang ý nghĩa gì? Tại sao lại quỳ? Tại sao lại khóc?

Lại nói,  nếu Quỳnh Vy tôi là sếp của bộ phận  hình ảnh cho hãng AP, phải chịu trách nhiệm trước việc gật đầu OK cho một tấm ảnh có nội dung một người dân VN đang thành kính quỳ lạy... Thì ít ra:
1/_ Trong cùng tấm ảnh ấy phải có ảnh chiếc linh xa đang chở linh cữu của Đại Tướng.
2/_ Hoặc cùng lắm là phải có cảnh ông cụ đang quỳ lạy bức di ảnh của Đại tướng đang được con cháu trân trọng ôm trước ngực.

Mọi người thử ngắm lại bức ảnh xem! Đúng là cảnh một ông lớn tuổi, ông mặc áo màu đen tang chế, đang thành kính cúi đầu sụp lạy..., khiến cho chúng ta ai cũng mũi lòng thương cảm. Nhưng trong ảnh nào có thấy và nào có biết ông đang sụp lạy  cái gì??? Xe tang đâu? Linh cữu đâu? Di ảnh của người quá cố đâu?
Chẳng thấy gì! Chỉ thấy một tấm ảnh với bố cục chặt chẽ và hoàn hảo là góc trái ông cụ cung kính, góc phải là chiếc Lexus trắng sang trọng. Điểm nào trong tấm ảnh cho mọi người biết đấy là một ĐÁM TANG?

Ngưỡng mộ nghiếp ảnh gia Na Sơn lâu rồi, nhưng tôi thấy tấm ảnh gây sóng gió và gây tai nạn nghề nghiệp đáng tiếc như thế này, không đáng bị phanh phui mổ xẻ nhiều như thế! Tóm lại, cụ áo đen chưa đủ vai trò nêu bật lên chủ đề của tấm ảnh nếu thiếu cụ áo trắng.

Lại giả dụ nếu tôi là sếp phụ trách mảng hình ảnh cho hãng thông tấn AP, sau khi bấm nút cho tấm ảnh kia post lên nhân một sự kiện lớn là đám tang của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp năm 2013... tôi phải tự biết rằng tôi còn kém xa ông sếp trong thập niên 70, khi ông sếp ấy đồng ý OK để cho post tấm ảnh cô Kim Phúc bị bom Napalm của nhiếp ảnh gia Nick Út.
 

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tản mạn chuyện tượng đài
và đài kỷ niệm

Bài & ảnh: Họa sĩ Đỗ Đức

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả