|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiShilpa Gupta trong lâu đài 07. 09. 10 - 3:18 pmHải Phương dịch
Hàng năm, đến hẹn lại lên, lâu đài Trung cổ của vùng Blandy-les-Tours lại được biến thành không gian cho một triển lãm đơn của một nghệ sĩ đương đại, không cứ phải mang quốc tịch Pháp. Đây là chương trình du lịch nghệ thuật Blandy (với sự hợp tác giữa hội đồng Seine-et-Marne và gallery Continua, đặc biệt năm nay có sự tham gia của gallery Yvon Lambert). Hai năm trước là triển lãm của họa sĩ người Cameroon, Pascale Marthien Tayou và họa sĩ Cuba, Carlos Garaicoa. Năm nay họa sĩ Shilpa Gupta của Ấn Độ được chọn, với triển lãm kéo dài đến 24. 10. 2010. Một trong những tác phẩm xuất sắc tại triển lãm này là một sắp đặt qui mô có tên I Keep Falling At You. Hàng trăm chiếc micro được thòng xuống từ một tòa tháp lâu đài thành một búi khổng lồ, dội âm thanh vào những bức tường đá. Thực là một trải nghiệm kỳ lạ, thậm chí đáng sợ, như đe dọa người xem. Triển lãm cũng giới thiệu tác phẩm nổi tiếng của cô 100 Queus – với những bức ảnh cuộn lại xếp kề nhau, trông như đoàn người nối đuôi nhau xếp hàng. Hay tác phẩm BlindStars, StarsBlind. Lấy những vấn đề chính trị, tôn giáo, văn hóa và bản sắc của Ấn Độ làm đề tài, Gupta dùng phim, ảnh và sắp đặt để khám phá cách chúng ta nhận thức thế giới, và nhận thức ấy có thể được truyền thông trang bị (hoặc bị truyền thông bóp méo) ra sao. Sinh năm 1976 tại Mumbai, nơi cô hiện đang sinh sống và làm việc, Gupta theo học trường Mỹ thuật Sir J.J từ 1992 đến 1997. Cô từng trưng bày tác phẩm tại một số tổ chức có uy tín như Tate Modern, viện Daimler ở Berlin, Bảo tàng Mỹ thuật Nữ hoàng ở New York, và Trung tâm nghệ thuật Chicago. Là một trong những họa sĩ Ấn Độ được săn lùng nhiều nhất, Gupta cũng đã tham gia những sự kiện nghệ thuật quốc tế như Yokohama Triennial, Gwangju và Liverpool Biennial. Trong lời phát biểu tại triển lãm, Gupta nói rằng “Nghệ thuật có khả năng tạo ra những đợt ‘sốc’ nhỏ trong hiểu biết của con người, và điều này phụ thuộc vào một số khía cạnh… thí dụ ngôn ngữ mà nghệ thuật ấy dùng, địa điểm, lịch sử nơi bày tác phẩm, tâm trạng của người xem khi gặp gỡ tác phẩm, v.v…” * Ảnh của Ela Bialkowska Ý kiến - Thảo luận
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|