|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngArt Show tại Hong Kong: để giảm chi phí, tác phẩm (đành) vào khách sạn 28. 10. 13 - 5:57 amRukmani Krishna – Hoàng Lan dịchHONG KONG – Với các tác phẩm nghệ thuật trải trên những chiếc giường cỡ lớn, treo trước tivi, và thậm chí đặt trên bồn rửa mặt, Triển lãm Nghệ thuật Đương đại Châu Á ở Hong Kong (Hong Kong’s Asia Contemporary Art Show), hồi giữa tháng Mười 2013, đã có xây dựng một kiểu gallery nghệ thuật rất khác thường. Tổ chức ở một khách sạn sang trọng, hội chợ này là cơ hội dành cho các nghệ sĩ mới nổi đang nuôi hy vọng chen chân vào thị trường toàn cầu, còn địa điểm tổ chức khác thường là một nỗ lực nhằm giảm chi phí tại Hong Kong – nơi đang nhanh chóng trở thành một tụ điểm nghệ thuật quốc tế, nhưng giá thuê mặt bằng trên trời tại đây luôn là thách thức lớn cho các nghệ sĩ lẫn gallery. Hàng ngàn người đã đến xem hội chợ kéo dài bốn ngày này. Hội chợ tập trung vào những nghệ sĩ trẻ đang lưng chừng sự nghiệp, và cũng là hội chợ nghệ thuật lớn thứ hai của thành phố này, xếp sau Art Basel ở Hong Kong. Các nhà sưu tầm đi từ phòng này sang phòng khác của khách sạn 5 sao JW Marriot – nơi mở hơn 70 “gallery” trưng bày tranh, tượng điêu khắc, và ảnh chụp của các nghệ sĩ đến từ châu Á cũng như các châu khác của thế giới. Giám đốc điều hành hội chợ, ông Mark Saunderson, cho biết: “Một trong những đặc điểm của hội chợ năm nay là ít nề hà về quy định vì tổ chức ở khách sạn.”. Ông nói: “Giống như thể bạn đang làm một tour khám phá từ phòng này sang phòng khác”, ông còn bổ sung rằng hình thức trưng bày trong khách sạn cũng nhằm giúp cắt giảm chi phí. Mark tiếp tục phát biểu: “Chúng tôi tổ chức hội chợ năm nay nay trong tinh thần mong muốn tạo cơ hội cho các tác phẩm nghệ thuật đến Hong Kong, chứ không thì chắc bạn sẽ chẳng bao giờ thấy chúng tại đây”. Theo Saunderson, các gallery trong thành phố phải chịu nhiều chi phí – bao gồm phí thuê mặt bằng đắt đỏ – khiến họ phải tự đưa ra một quy trình tuyển tác phẩm rất gắt gao, và qua đó họ sẽ loại bỏ nhiều nghệ sĩ tiềm năng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận xét rằng tác phẩm nghệ thuật ở Đông Nam Á có một ưu thế lớn: giá thành, và các tác phẩm của Việt Nam, Indonesia, Malaysia đang rất phổ biến trên thị trường thế giới. Saunderson cho biết: “Bạn chỉ cần chi từ 50.000 $ HK – 100.000 $ HK (tức 6.400 – 12.900 đô) là có thể mua được tác phẩm chất lượng tốt rồi.” Do giá trị của các tác phẩm Việt Nam tăng lên gấp mười lần trong vòng 15 năm qua, những nghệ sĩ mới của đất nước này đang tìm kiếm cơ hội để tiếp xúc thị trường quốc tế. Nghệ sĩ Việt Nam Đặng Thảo Ngọc phát biểu: “Điều quan trọng nhất đối với những nghệ sĩ trẻ như tôi là cơ hội để giới thiệu tác phẩm của mình.” Ngọc, đến từ Hà Nội, chuyên vẽ những bức tranh sơn dầu đầy màu sắc, trong đó miêu tả các thành viên gia đình cũng như cuộc sống tại Việt Nam. Cô nói: “Ở Hong Kong, số lượng người đến xem các tác phẩm nghệ thuật rất đông. Họ rất quan tâm đến nghệ thuật”, và nói thêm rằng việc này thật khác so với quê hương Việt Nam của cô. Myanmar sau cải cách cũng đang có nhiều gallery mọc lên do giới nghệ thuật bắt đầu chú ý đến nghệ sĩ của nước này, hàng tá nghệ sĩ Myanmar đang làm ăn khấm khá. “Họa sĩ Trung Quốc vẽ rất nhanh, họ vẽ theo số lượng. Các nghệ sĩ Myanmar không thế. Họ thường vẽ ít tranh hơn, nhưng chất lượng cao hơn nhiều” Sidney Cowell, quản lý của Gallery mỹ thuật châu Á, cho hay. Các tác phẩm trưng bày mang phong cách từ truyền thống đến đa dạng. Trong gian của một gallery Nhật là bức điêu khắc hài hước, tạc một người đàn ông châu Á hói đầu đang mặc đồng phục nữ sinh, ông giang hai tay như thể ông sẵn sàng ôm bạn. Một tác phẩm sắp đặt ở phòng khác thì gồm những bức ảnh khổ cực lớn, chụp lại mật độ dày đặc của những tòa nhà cao tầng ở Hong Kong. Các tác phẩm trưng bày trong hội chợ có giá từ 30.000 đến 200.000 đô HK, và hội chợ từng thu được hơn 18 triệu đô HK từ buôn bán giao dịch trong trong đợt triển lãm trước. Chợ nghệ thuật quốc tế bùng phát tại Hong Kong có phần nhờ vào lượng người mua thuộc tầng lớp “đang giàu lên” ở Trung Quốc. Hơn 3000 nghệ sĩ quốc tế đến từ 245 gallery hàng đầu thế giới đã tham gia Hội chợ Art Basel (tổ chức hồi tháng 5) tại thành phố phía Nam này của Trung Hoa. Gagosian, White Cube, Acquavella, Lehmann Maupin và galerie Perrotin là một số trong các gallery tên tuổi từng đến Hong Kong trong 2 năm gần đây.
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|