Bàn luận

Cái khó của anh Hiếu: thập diện mai phục 05. 11. 13 - 8:52 pm

Trần Trọng Linh

Một tác phẩm tại khuôn viên Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường. Ảnh từ website Bảo tàng

Chào các bạn,

Mình có theo dõi cái vụ cháy nhà sàn của bác Hiếu khá kỹ cũng vì đã từng có dịp lên đây vài lần.

Mặc dù nhiều ý kiến đóng góp rất thẳng thắn và tích cực thực sự đáng ghi nhận, song không biết trong số các bạn cmt đã có ai từng làm quản lý hay từng biết đến anh Hiếu hay chưa?

Mình có dịp may biết anh Hiếu, được chuyện trò nhiều. Mình thấy anh Hiếu là người rất có tâm đến văn hóa cộng đồng, quan tâm sâu sắc đến anh em nghệ sỹ. Vậy nên khi theo dõi sự vụ, mình tạm đặt mình vào vị trí anh Hiếu và thấy thật sự tổn thương sau những đóng góp và ý kiến của quý vị.

Như quý vị đã biết, mục đích của anh Hiếu khá rõ ràng trong quy mô phát triển bảo tàng Mường. Mục đích chính là gìn giữ và bảo tồn văn hóa Mường và tạo ra sân chơi nghệ thuật cho anh em nghệ sỹ sáng tạo.

Văn hóa Mường thì tồn tại chủ yếu ở dạng văn hoá phi vật thể như hát mo, hát cúng, múa sạp, trò chơi dân gian, ném còn, trồng cây nêu, đặc biệt là lễ ma chay…Còn văn hóa vật thể thì lưu giữ lại không nhiều: kiến trúc nhà Lang thì cũng không hoàn toàn đặc trưng của văn hoá Mol (người Mướng tự gọi mình là Mol – Dim). Vì lý do điều kiện khí hậu nóng ẩm nên những công trình kiến trúc nhà sàn có tuổi đời trên dưới trăm năm mà còn giữ lại được cũng đã là hiếm. Những thứ thuộc văn hóa vật thể dạng công cụ lao động sản xuất cũng không nhiều, phần lớn lai tạo với người Kinh; thậm chí một số công cụ săn bắt, ngoại trừ cung nỏ, thì cũng không phải bắt nguồn từ người Mol mà được du nhập từ người Mèo ở Hà Giang (như súng săn).

Một hiện vật trong bảo tàng Mường

Không biết mọi người hay những chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Mường thế nào chứ mình đã từng sống 11 năm trên đất Hòa Bình, Chăm Mát, Đồng Tiến, Tân Lạc. Mình không nghiên cứu nhưng đã từng sống với người Mường nên có chút quan sát.Vậy nên tóm lại cách áp dụng của anh Hiếu trên mô hình duy trì và bảo tồn văn hóa Mường theo dạng khai thác vào vốn văn hóa phi vật thể là phù hợp. Bởi nếu có muốn khai thác về văn hóa vật thể theo dạng bảo tàng truyền thống thì cũng có quá ít hiện vật thuộc văn hóa Mol.

Còn về cách sắp xếp và quản lý thế nào thì thuộc về phía gia chủ. Bây giờ “mất bò” rồi chắc chắn anh Hiếu cũng sẽ tìm ra một vài phương án “làm chuồng” phù hợp hơn.

Nhà sàn trong không gian Bảo tàng Mường. Ảnh từ facebook của Hiếu Mường

Một vài ý kiến cho rằng Bảo tàng Mường thuộc dạng khu du lịch sinh thái, hay nói nôm na là bán cơm bình dân. Mình thấy nhận xét này có phần đúng nhưng cũng hơi man rợ đối với anh Hiếu. Mình thấy để duy trì được cái sân chơi lành mạnh về nghệ thật và văn hóa đó dĩ nhiên phải có đầu vào, chẳng ai có thể bỏ tiền túi ra để đãi “gà rừng” mãi được. Nhớ có lần đưa vợ lên đây chơi mấy bữa sinh hoạt thưởng thức không gian văn hóa và các nghệ phẩm, khi ra về lúc đến quầy thanh toán lễ tân, vợ anh Hiếu nhất quyết không chịu lấy tiền nghệ sỹ khiến mình áy náy mãi.

Với Hiếu, ai anh cũng hào sảng như vậy. Ở đây vài ngày nhiều khi thấy rất xót cho anh, ngày 2,3 trận rượu không với đồng chí X ở tỉnh thì với đồng chí Y ở huyện.Mà không như vậy làm sao mà tồn tại được. Mình nghĩ thậm chí ngay cả cái vụ cháy nhà Lang lùm xùm này cũng có liên quan đến vài đồng chí X, Y nào đó, dẫu biết rằng trước pháp luật ai cũng công bằng và bình đẳng, nhưng nếu lôi mọi thứ ra anh sáng thì cũng đồng nghĩa với việc anh Hiếu chuẩn bị đóng cửa bảo tàng đi là vừa. Đây là những cái khó của người làm quản lý, vẫn phải nhổ nước bọt văng tục nhưng vẫn phải tươi cười.

Một phòng lưu trú trong khu vực dịch vụ của Bảo tàng Mường

Còn một ý kiến khác nữa cho rằng nơi đây là chỗ tụ tập ăn-ngủ-đụ-ỉa của đám nghệ sỹ thì mình thấy ý kiến này không xác đáng. Có lần mình được ông thầy dẫn lên đây xem loạt tác phẩm của các nghệ sỹ. Sau khi xem xong ông hỏi ý kiến thế nào. Mình có nói đây là tác phẩm của nhóm nửa “Hồng Quân” nửa “Thổ Phỉ”. Đấy là nói riêng về các tác phẩm nghệ thuật, còn những cái vụ tụ tập thì mình không được tham gia nên không có ý kiến.

Rõ ràng sau vụ việc xảy ra anh Hiếu và ban tổ chức muốn lấy luôn khung cảnh này dùng chính hiện vật trên để sử dụng trong nghệ thuật nhằm để dùng làm bối cảnh nghệ thuật lên án những hành vi phá hoại của con người, đây là một ý không tồi, thức tỉnh lương tri cộng đồng. Có thể về mặt luật pháp không thể động đến những sợi lông của các đồng chí X, Y, nhưng hành động trên về mặt nhận thức văn hóa cũng là để cho ngôi nhà Lang không bị rơi vào im lặng của một cái chết oan uổng. Còn cách tổ chức như thế nào cho ra một sự kiện nghệ thuật có giá trị, em nghĩ anh Hiếu nên lắng nghe những ý kiến đóng góp từ nhiều phía.

HIện vật còn lại sau vụ cháy. Ảnh từ Facebook HIếu Mường

Về mặt chọn nghệ sỹ và tác phẩm, em nghĩ anh nên lập ra một hội đồng thẩm định nghệ sỹ cũng như phác thảo rõ ràng. Nên mời các nghệ sỹ có bề dày kinh nghiệm về nghệ thuật đương đại đứng ở phía trung gian nghĩa là không thuộc ban tổ chức bảo tàng hay nhóm nghệ sỹ lão làng quen thuộc để tránh trường hợp nể nang. Có như vậy anh mới tránh được việc bảo tàng Mường thành cái kho lưu rác nghệ sỹ. Bản thân bảo tàng cũng có được những tác phẩm có giá trị và hơn hết là không phải mất công “đãi gà rừng”.

Chúc anh Hiếu và cộng sự sức khỏe và tỉnh táo để đi qua giai đoạn khó khăn này.

Ý kiến - Thảo luận

15:44 Thursday,7.11.2013 Đăng bởi:  admin

@ Dim ơi: Soi sửa và thêm vào bài rồi nhé. Cảm ơn bạn.


...xem tiếp
15:44 Thursday,7.11.2013 Đăng bởi:  admin

@ Dim ơi: Soi sửa và thêm vào bài rồi nhé. Cảm ơn bạn.

 
14:51 Thursday,7.11.2013 Đăng bởi:  Dim
Nhờ Soi biên tập lại một số lỗi để bài viết hoàn thiện hơn. Vd: "người mèo", "chuyền thống". Nếu được Soi ghi chú giùm: "Mol" là cách người Mường tự gọi mình, "văn hóa Mol" là văn hóa Mường. Tks!
...xem tiếp
14:51 Thursday,7.11.2013 Đăng bởi:  Dim
Nhờ Soi biên tập lại một số lỗi để bài viết hoàn thiện hơn. Vd: "người mèo", "chuyền thống". Nếu được Soi ghi chú giùm: "Mol" là cách người Mường tự gọi mình, "văn hóa Mol" là văn hóa Mường. Tks! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

GMO: Chuông nguyện hồn ong

Pha Lê sưu tầm từ nhiều nguồn và dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả