Tin tức

Tin-ảnh: Thần học, chính trị, và ca sĩ 31. 08. 10 - 12:28 am

Hữu Khoa tổng hợp

30. 8. 1950: Là sinh nhật của điêu khắc gia nổi tiếng người Anh Antony Gormley. Các tác phẩm “để đời” của ông là Thiên thần phương Bắc – một bức tượng đặt nơi công cộng ở Gateshead, Một nơi khác tại Crosby Beach; Event Horizon, một chuỗi sắp đặt nhiều địa điểm, bắt đầu là ở London vào 2007, đến 2010 là quảng trường Madison, thành phố New York. Trong ảnh, Antony Gormley bên sắp đặt Clearing IV của ông tại bảo tàng Kunsthaus Bregenz, Austria, trong một triển lãm cá nhân của ông hồi tháng 7. 2009. Ảnh: E. LEANZA

 

ISTANBUL. Giáo chủ Cơ đốc giáo Bartholomew, lãnh tụ tinh thần của thê giới Cơ đốc Hy Lạp, cùng Bộ trưởng bộ Văn hóa Hy Lạp Pavlos Geroulanos thăm một triển lãm về tranh Istanbul, tổ chức tại Trường Thần học Halki, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào 29. 8. 2010. Ảnh: T. BOZOGLU

 

AMRITSAR. Khách xem tranh người Ấn đang xem một bức trong số 26 bức tranh và đồ họa về ca sĩ Michael Jackson, tại một triển lãm nhân kỷ niệm lần thứ 52 ngày sinh của ca sĩ này, tổ chức tại thành phố Amritsar phía Bắc Ấn, 29. 8. 2010. Tác giả Lakshit, một sinh viên của trường Spring Dale, nói, triển lãm này là một hình thức tỏ lòng tôn kính tới thần tượng pop vĩ đại nhất. Thông qua triển lãm này, cậu thử nắm bắt nhân cách đa dạng của Michael. Ảnh: R. P. SINGH

 

Nghệ sĩ người Pháp Daniel Buren đã có một tác phẩm sắp đặt rất ấn tượng, toàn bằng gương, trong một dự án nghệ thuật quốc tế có tên ‘Synagoge Stommeln’. Tên của tác phẩm là Multiplication, trong đó Buren (72 tuổi) phủ hai mặt tường đối diện của một căn phòng nhỏ hình vuông bằng những tấm gương, tạo ra một không gian ngỡ như vô tận, nhờ phản chiếu những cửa sổ cao, một cái rương, và một hành lang. Buren là người vẫn thích rút tiểu sử mình xuống còn một dòng duy nhất: “Sống và làm việc tại chỗ”. Ông luôn luôn quan tâm đến vấn đề nghệ thuật thực sự là gì, nơi nào, khi nào và cách nào nghệ thuật có thể “xảy ra”, và trong bối cảnh nào thì áp dụng “luật chơi” nào cho nghệ thuật.

 

Một nhân viên của triển lãm quốc tế Ostrale’010 chăm chú xem bức tranh “G.W. Bush lãnh đạo thế giới khủng bố” của nghệ sĩ Mỹ Jeffrey Isaac. Ostrale’010 khai mạc hôm 27. 8. 2010. Ảnh: A. BURGI

 

“Đêm chính là lúc tôi đi lang thang”, 2006, ảnh của Meghan Boody, một trong những người chiến thắng vừa được cuộc triển lãm No Dead Artists thông báo kết quả. Tiếp theo, cuộc triển lãm các tác phẩm được chọn sẽ khai mạc ngày 4. 7. 2010. Triển lãm No Dead Artists được thành lập năm 1995, chuyên dành cho các nghệ sĩ đang lên. Để được triển lãm, các tác phẩm phải qua tay hội đồng giám khảo là những người có uy tín trong mỹ thuật. Tên của triển lãm lấy từ một câu nói đùa cổ, rằng họa sĩ phải đợi chết rồi mới thành công. No Dead Artists đã vậy cho các họa sĩ đang lên một khe hở để họ lách vào thế giới nghệ thuật, ngay khi còn sống, còn trẻ. Lúc mới đầu, triển lãm chỉ có các nghệ sĩ vùng New Orleans tham gia, rồi lan dần tới các nghệ sĩ vùng Louisiana. Nay, bước vào năm thứ 14, triển lãm đã vươn đến tầm quốc gia, với sự tham gia của nghệ sĩ trên toàn nước Mỹ.

 

TORONTO. Một phụ nữ đi ngang một mê lộ “to như thật” làm từ hơn 5.000 cuộn giấy vệ sinh, có tên Walled In (Bị tường vây). Tác phẩm sắp đặt này, tại Toronto, có mục đích nhắc nhở người xem về những bệnh về đường tiểu và bàng quang không được quan tâm điều trị, thí dụ như tình trạng đi tiểu liên miên. Ảnh: M.CASSESE.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thế nào thì dã man hơn?

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả