Gẫm & Bình

Lựu đạn hay bình toong? Phải hỏi họa sĩ Trang Phượng 09. 12. 13 - 5:42 am

Trong cái rủi có cái may. Hôm nọ trong bài Nghe Phan Cẩm Thượng nói về ký họa Tô Ngọc Vân, Soi có lấy nhầm một bức ký họa trên trang của NXB Tri Thức, nghĩ đó là ký họa của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Nhờ các bạn “Lac quan khong bi kich” và “Meo di hoang” phát hiện, sau đó mới có trao đổi sau của các chuyên gia vũ khí trên Soi:

Ký họa của họa sĩ Trang Phượng

Nhất Linh

Cái ký họamà NXB Trí Thức không biết tại sao đưa nhầm vào bài không phải của Tô Ngọc Vân, đó là của họa sỹ Trang Phượng.

Trang Phượng là họa sỹ miền Nam, sinh năm 1939 ở Bình Dương, là một họa sỹ tham gia nhiều chiến dịch lớn trong kháng chiến và có nhiều ký họa chiến tranh đẹp.

Tác phẩm “Trên mặt trận Thuận Lợi (trận Đồng Xoài)” của Trang Phượng

Ông cụ nhà mình có thời gian sưu tập và mua bán tranh cổ động & ký họa kháng chiến, hồi trước thấy ông có treo một bộ ký họa chống càn Giăng-Sơn Xi ti (Junction city) của Trang Phượng nên nhìn chữ kí là nhận ra ngay.

Nhân tiện, có thể có bạn hỏi sao có cái tên “chống càn Giăng-Sơn xi ty” nghe hơi kì kì, nó là cái này ạ, theo Wiki:

“Junction City (thường phiên âm thành Gian-xơn Xi-ty) là một chiến dịch kéo dài 53 ngày của Quân đội Mỹvà Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhắm vào các căn cứ của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ở Chiến khu C, tức vùng Lò Gò – Xa Mát ngày nay (phía Việt Nam Cộng hòa gọi là Vùng 3 chiến thuật) vào đầu năm 1967. Đây là cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam – huy động 35.000 quân Mỹ và Việt Nam Cộng hoà và kéo dài từ 22 tháng 2 đến 15 tháng 4 năm 1967 – để đánh vào vùng kiểm soát của Việt Cộng nhưng đã thất bại…”

Tác phẩm “Truy kích (Chống càn Junction city)” của Trang Phượng

 
Sáng Ánh

Trong ký họa này, quân nhân trên tranh cầm AK 47 là vũ khí chỉ thông dụng ngay tại Liên Xô từ 1956, phiên bản Trung Quốc của súng máy này cũng từ 1956, cho nên có thể xác định ngay là thời kỳ Mỹ chứ không phải Pháp

Đại liên ba càng Browning .30 thì đã có thời kỳ Pháp.

Lựu đạn RG42 thì… không biết có từ thời nào 🙂

Chi tiết AK 47 và đại liên ba càng trong tranh


Nhất Linh

Bác Sáng Ánh thật tinh mắt. Thằng đại liên trong hình đúng là anh bạn 30 ca-li-bê Browning, em bảo bác tinh mắt bởi nhìn thoáng cái kí họa, em nhầm nó với thằng anh trai M2 của nó, đọc cmt của bác em mới soi lại và thấy cái tay cầm tròn tròn đúng của 30.

Em chỉ thắc mắc bác bảo có quả RG42 lon bơ trong hình mà em soi mãi không ra, soi cả trên tay lẫn hông anh bộ đội, chẳng hay bác có nhầm?

Cái ký họa này vẽ rất chân thực, tranh kí năm 66, anh bộ đội mang trên mình khí tài của cả hai phe, em Kalashnikov của “anh cả Đỏ” thì khỏi bàn, nhưng mấy món đeo trên người và khẩu Browning chắc thu được của các bạn Mẽo sau trận đánh.

Nghe đâu, Browning được Mĩ mang sang vào giai đoạn đầu của chiến tranh Việt Nam, quãng 50-60, điều này cũng phù hợp với 2 món “chiến lợi phẩm” mà anh bồ đội đeo bên hông là cái túi dết đựng mặt nạ và cái bao đạn của biệt kích Mĩ , chúng đều có date 6x. Bác họa sỹ thậm chí còn vẽ chính xác loại bao đạn cài dây chứ không phải loại xài chốt nhựa hơi quả trám như trong hình em up đây.

Hai chiến lợi phẩm

 

Bao đạn của biệt kích Mỹ

 

Túi dết đựng mặt nạ

Ngoài cái mũ tai bèo trên lưng, mấy món ở hông thì còn mỗi vật trên tay trái anh bộ đội là khả nghi, em nghĩ hay trái lon bơ nó nằm đó: anh bộ đội tay súng tay lựu; tay xiết cò tay giật chốt quăng lên. Nhưng như vậy không lô-gic lắm vì hai việc này đều cần tay thuận, vả lại thằng RG42 đặc trưng đít nó bằng chứ không thuôn vào như những người anh em khác nên vật đó có lẽ không phải nó, em soi thì thấy nó có vẻ là cái bình tông. Anh bồ đội tay súng, tay giải khát; làm một tợp cái đã nhưng mắt vẫn dõi sang bên đối phương.

Anh bộ đội trong tranh

Thằng RG42 này, nghe đâu “anh cả Đỏ” nhà mình cho các bạn Afgha nhiều lắm, nhân thể có chuyện nào hay hay, hay có kỉ niệm gì với nó, bác Sáng Ánh viết thêm cho mọi người đọc đi?

Lựu đạn RG-42 có đặc điểm là đít bằng

Candid

Anh bộ đội đang ghé răng giật RG42 đấy thôi bác?

Nhất Linh

Candid thân mến, như nói ở cmt trước, lúc đầu mình cũng nghĩ thế nhưng sau nghĩ chắc không phải vì 2 lẽ, đang rảnh chém với bạn 1 tí.:

– Nếu là lựu đạn, hình dạng của nó có một sự không hợp lí nhẹ :-). Trong chiến tranh Việt Nam, lính Bắc Việt sử dụng lựu đạn F1 và RG-42 là chủ yếu. RG42 thân như cái lon, nếu nhìn từ góc như trong kí họa đít sẽ không lồi ra như thế. Một quả RG42 nặng khoảng 0,5kg, phải ném xa trên 40m để tránh bán kính sát thương cùng với việc cầm súng – chắc cả 2 việc này đều phải dùng tay thuận; 2 tay 2 việc cùng làm một lúc thì hơi vô lí. Nếu bác ấy phi thường đến vậy, chắc cái tư thế nó cũng phải khác. Còn trong hình, nom dáng bác ấy khá chùng 🙂

RG42 thân như cái lon, đít không lồi

Nếu là lựu đạn quả chanh lemonka- F1, nó sẽ nhọn hơn và có khía.

Lựu đạn quả chanh lemonka- F1 có khía

Riêng em F1 này có một số được chế tác made in Vietnam theo nguyên mẫu tại các công binh xưởng, rất thú vị. Mình có 1 quả của chiến khu K đúc, show ở đây:

.

Nó cũng không giống RGD-33, thường gọi là lựu đạn chày (Xô Viết sản xuất từ 1933- có dùng ở chiến tranh Việt Nam nhưng ít).

Lựu đạn chày RGD-33

Nếu coi nó là lựu đạn, mình thấy cái đít tròn của nó dễ liên tưởng nhất tới RGD-5, nhưng tỉ lệ so với bàn tay anh bồ đội, nó không to thế được.

Lựu đạn RGD-5

Sáng Ánh

@Nhất Linh & Candid,

Mình cũng mong là anh bộ đội trên ký hoạ đang uống nước từ bình chứ không phải đang dùng răng cắn chốt lựu đạn (như trong thành ngữ “trên răng dưới lựu đạn”), và nhờ thế nên giờ này (U70) anh vẫn còn ăn dược cơm chứ không phải ăn cháo.

M2 (.50) tay cầm bao giờ cũng là kép.

Candid

Em nghĩ nếu biđông thì hơi nhỏ. Ngoài ra khả năng là tạo tư thế pose để ký họa.

.

Thuốc Lào

Đây chắc chắn không phải lựu đạn bởi vật được cầm bằng tay trái trong khi chân trái đang co lên. Không ai ném lựu đạn ở tư thế này nếu không muốn tự giết mình 🙂 Muốn ném đủ xa bằng tay trái thì bao giờ chân trái cũng phải là chân trụ và ở đằng sau chân phải (và ngược lại). Các đồng chí thử cầm cái gì đó mà ném xem =D

Nhất Linh

Bạn thuốc lào đơn giản mà đúng. Như candid nói cũng chí lý, có khi anh em bàn tới bàn lui ở đây, trên thực tế lại là một cú đứng để pose hình 🙂

 

Ý kiến - Thảo luận

7:16 Saturday,14.12.2013 Đăng bởi:  Tieunhilang
Chẳng phải lựu đạn cũng chẳng phải bình tông, đó là hộp sữa Co gái Hà Lan

...xem tiếp
7:16 Saturday,14.12.2013 Đăng bởi:  Tieunhilang
Chẳng phải lựu đạn cũng chẳng phải bình tông, đó là hộp sữa Co gái Hà Lan
 
14:06 Tuesday,10.12.2013 Đăng bởi:  TNXP
Hi các bác,
Tư thế này đang tạm nghỉ giữa các đợt phản công à. trong tranh có khẩu đại liên thì nếu đang chiến anh sẽ ôm đại liên mà quét, đầu núp dưới công sự chứ không anh dũng đứng gác nhân như này đâu. Em đoán anh chiến sĩ đang cắn miếng cơm nắm nghĩ : tộ sư ch&uac
...xem tiếp
14:06 Tuesday,10.12.2013 Đăng bởi:  TNXP
Hi các bác,
Tư thế này đang tạm nghỉ giữa các đợt phản công à. trong tranh có khẩu đại liên thì nếu đang chiến anh sẽ ôm đại liên mà quét, đầu núp dưới công sự chứ không anh dũng đứng gác nhân như này đâu. Em đoán anh chiến sĩ đang cắn miếng cơm nắm nghĩ : tộ sư chúng mài, chiến lâu wé cơm tau thiu mạ nó rồi thôi ráng ăn cầm hơi... còn lý giải cho việc vẫn cầm AK, đó là anh được phân công cảnh giới cho anh em nghỉ hoặc cũng đang cạp cơm nắm.
Chúng em hết ạ. 
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả