|
|
|
|||||||||||||
Kiến trúcĐá, gỗ và tre của Võ Trọng Nghĩa với nhà hàng Đông Dương Kontum 09. 12. 13 - 4:51 pmNghiêm ToànĐây là bài đầu tiên trong chùm bài “Giới thiệu và phân tích các công trình kiến trúc của năm 2013 do ASHUI đề xuất và tổ chức”, được Nghiêm Toàn thực hiện, với hình ảnh lấy từ trang web của Ashui. VỀ CÔNG TRÌNH Công trình nhà hàng hội nghị do Võ Trọng Nghĩa thiết kế nằm trong khuôn viên khách sạn Đông Dương Kontum đã được xây dựng trước đó. Cấu trúc nhà hàng khá đơn giản, bao gồm:
Thấp thoáng trong hình ảnh giới thiệu về nhà hàng cũng có thể thấy công trình khách sạn đã xây dựng trước đó không mấy đặc sắc. Một nhà hàng xây mới bên cạnh sẽ vấp phải điểm khó này. Bên cạnh đó, giới hạn bởi tính chất đơn giản của một nhà hàng hội nghị, có lẽ cũng không có quá nhiều đất diễn cho kiến trúc sư. Ngoài ra, toàn bộ công trình được Nghĩa bao bọc bằng hệ lam chắn nắng dọc với chiều cao gần hết tòa nhà, có lẽ vừa muốn mang ý nghĩa chắn nắng, vừa mang ý nghĩa tạo hình, kết nối các tầng, các không gian khác nhau. Về mặt hình thức chung, có thể nói Võ Trọng Nghĩa đã tạo ra một hình ảnh độc đáo và thu hút, đặc biệt là khi so sánh với công trình hiện có kế bên. Ý tưởng về các không gian khác nhau theo từng vật liệu cũng là rất hay, và cũng được thực hiện một cách xuyên suốt. Tuy nhiên có nhiều điểm phải xem lại. Do cấu trúc công trình quá đơn giản nên xin phép được bỏ qua phần phân tích về cấu trúc công năng, mặt bằng, không gian. Xin được đi vào chi tiết từng phần. 1. Phòng Đá Cảm giác chung là nặng nề, dù diện tường được xử lý phân vị ngang khá tốt, nhưng các phần tường, trần, sàn hoàn toàn không có chút liên hệ nào về tạo hình, nhất là khi trần được ốp gỗ thanh một cách kỳ quặc. Nếu đây không phải là “lựa chọn ép buộc” của chủ đầu tư thì có thể nói là thiết kế xử lý chi tiết trần rất kém. 2. Phòng Tre Với cấu trúc tre rất quen thuộc của Võ Trọng Nghĩa, đây là lựa chọn có thể chấp nhận được nếu tre ở đây mang tính chất là kết cấu, bởi cũng không có quá nhiều cách thức cấu tạo với tre. Tuy nhiên, trần tre ở đây hoàn toàn là trang trí khi đã có hệ mái riêng biệt và độc lập (mọi người có thể xem mặt cắt công trình). Thực sự rất tiếc phải nói là với công trình này, Nghĩa có vẻ đã cạn ý tưởng với tre. 3. Phòng Gỗ Có vẻ khá tội cho bạn Gỗ khi bạn bị lôi ra làm ý tưởng, bị đặt tên, nhưng đóng góp của bạn ấy lại quá ư hạn chế, có nhẽ gọi là phòng “mành mành” cũng đã là quá hào phóng. Cả hai phòng Tre và Gỗ đều mang diện tường của phông màn và bục bệ sân khấu, có lẽ là bắt buộc đối với các phòng tiệc, hội nghị kiểu này. Tuy vậy, hình thức của nó thì… thật chả biết nói thế nào, hy vọng là do chủ đầu tư tự biên tự diễn chứ Võ Trọng Nghĩa thiết kế mà thế này thì…. khéo sụp đổ thần tượng của biết bao bạn trẻ. Điều cuối cùng, mình xin được nói về phần có lẽ là thành công và đặc sắc nhất của Võ Trọng Nghĩa trong công trình này: Đó là hệ lam chắn nắng bao bọc toàn bộ công trình.
Có thể nói hệ lam này là một thành công về mặt tạo hình, tạo được một hình ảnh đặc sắc cho nhà hàng bên cạnh một công trình khách sạn khá “tẩm”. Tuy vậy, nếu nói đây là hệ lam chắn nắng, cản bức xạ nhiệt thì lại là một thất bại khi lam của Nghĩa dùng – dù rất độc đáo là bằng đá granite – đã sai hoàn toàn về bản chất vật liệu. Chắn nắng thì có thể, nhưng công trình chắc chắn sẽ nóng hơn nhiều với những thanh lò sưởi này. Bên cạnh đó, với trọng lượng và cấu trúc của đá granite, dùng cho trường hợp này là quá phức tạp và tốn kém, đặc biệt là so với các vật liệu thường được dùng làm lam chắn nắng khác như nhôm, gỗ… Thực sự, rất tiếc phải nói rằng, theo quan điểm của người viết bài, công trình này của Võ Trọng Nghĩa là một bước lùi so với chính anh. Cái quen thuộc thì có vẻ đang bế tắc về cấu trúc mới, cái tìm tòi mới lạ thì có lẽ còn cần rất nhiều thời gian nữa để hợp lý và đẹp hơn. Trong hoàn cảnh nghèo nàn của bộ mặt kiến trúc Việt Nam, nhất là ở một năm nghèo công trình như năm 2013, công trình của Nghĩa dù gì cũng có điểm độc đáo và sáng tạo, xứng đáng là một đề cử công trình kiến trúc của năm. Thôi thì so bó đũa không chọn được cột cờ thì cũng chọn được đũa cả, nhưng vẫn mong anh Võ Trọng Nghĩa sẽ trở thành anh cả đúng nghĩa của kiến trúc đương đại Việt Nam, chứ không phải là một cây đũa cả hàng năm. Ý kiến - Thảo luận
7:41
Monday,2.2.2015
Đăng bởi:
Meo
7:41
Monday,2.2.2015
Đăng bởi:
Meo
Bài nhận xét khá chủ quan. Chỉ một nhận xét nhỏ là dùng đá để hấp thụ năng lượng mặt trời trực tiếp, tránh phóng xạ ra môi trường bên ngoài đã được áp dụng ở các công trình cao tầng ở các nược khí hậu nóng. Do vậy, nếu ko có được số liệu thực tế, nhận xét của tác giả quá chủ quan và phiến diện.
13:43
Sunday,18.1.2015
Đăng bởi:
admin
@ Võ Mạnh Hiệp: Soi không đưa cmt của bạn lên vì cmt không có nội dung gì về chuyên môn, chẳng phân tích được công trình đẹp hay xấu, bài viết nói sai ở chỗ nào, chỉ chụp mũ vô bổ. Khi nào bạn viết lại cmt khác có phân tích tốt hơn thì Soi đưa lên nhé. Cảm ơn bạn.
...xem tiếp
13:43
Sunday,18.1.2015
Đăng bởi:
admin
@ Võ Mạnh Hiệp: Soi không đưa cmt của bạn lên vì cmt không có nội dung gì về chuyên môn, chẳng phân tích được công trình đẹp hay xấu, bài viết nói sai ở chỗ nào, chỉ chụp mũ vô bổ. Khi nào bạn viết lại cmt khác có phân tích tốt hơn thì Soi đưa lên nhé. Cảm ơn bạn.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp