|
|
|
|||||||||||||
Trường pháiÁ, hóa ra cũng đẹp đấy chứ! – Thế giới cổ đại khi có màu 14. 01. 14 - 6:03 amEti Bonn-Muller, Pha Lê dịchHãy quên đi các định kiến mà bạn từng gán cho nghệ thuật cổ đại. Một triển lãm đột phá ở Bảo tàng Arthur Sackler của Đại học Harvard tại Cambridge, Massachusetts, đã cho ta thấy tượng tạc từ đá hoa cương trông ra sao vào thời xưa: chúng có lớp sơn màu rực rỡ phủ từ đầu đến chân. Dựa trên 25 năm nghiên cứu của Vinzenz Brinkmann (một cựu giám tuyển ở Bảo tàng Glyptothek, Đức), triển lãm “Các vị thần màu sắc: những tác phẩm điêu khắc cổ đại kinh điển với màu sơn” đã trưng bày hơn 20 tái bản màu – to bằng kích thước thật – bên cạnh 35 bức tượng và các tác phẩm chạm trổ nguyên gốc (không tô lên bản gốc nhé các bạn!). “Triển lãm này sẽ thay đổi các quan niệm sai lầm mà mọi người hay mắc phải”, Susanne Ebbinghaus – giám tuyển cho mảng nghệ thuật cổ của Bảo tàng Sackler – nói. Cô chỉ ra rằng người ta thường đánh đồng nghệ thuật cổ với những tác phẩm điêu khắc bằng đá màu trắng. “Cái mà bạn sẽ thấy khi dạo bước qua một thành phố cổ, một nghĩa trang hay đền đài thời ấy”, cô giải thích, “sẽ là những bức điêu khắc đầy màu sắc: tượng đá hoa cương tô sơn, tượng đúc từ vàng, đồng, và ngà voi có màu. Điều này hoàn toàn khiến chúng ta thay đổi những gì mình từng tưởng tượng về thế giới cổ xưa”. Rảo bước qua các gian trưng bày, tôi dừng chân trước một điêu khắc màu, một phiên bản từ tượng chân dung của hoàng đế La Mã Caligula (nổi tiếng vì ông ác kinh khủng khiếp) – người lên ngôi vào năm 37 Công Nguyên khi 25 tuổi, trị vì được 4 năm rồi mất do ám sát. Tôi đã quen với bức tượng màu “trắng kinh điển” của ông: cặp mắt không ngươi, gương mặt nhợt nhạt thiếu sắc, trông lạnh băng với ánh nhìn đường bệ. Nhưng phiên bản màu khiến tôi chú ý vào những đặc điểm khác, ví dụ như mớ tóc nâu dày quanh khuôn mặt đầy đặn – thứ khiến đôi mắt nâu sáng và cặp môi hồng mềm mại thêm phần nổi bật. Một số chỗ trên gò má của ông có màu đậm hơn để làm lộ vẻ phúng phính, thể hiện sức trẻ phơi phới. Tôi cảm thấy rằng tên bạo chúa mà những cuốn sách sử khô khan từng nhắc đến thực chất cũng từng là một thanh niên trẻ, đẹp, và đầy sức sống nữa chứ!
Hầu hết các học giả đều chưa từng để tâm đến những dấu vết ít ỏi còn sót lại của màu sơn trên bề mặt tượng. Nguyên nhân là vầy, các điêu khắc gia thời xưa sử dụng màu làm từ khoáng sản, có chất kết dính hữu cơ, dễ phân hủy qua năm tháng. Hơn nữa về sau này, lúc người ta bắt đầu sưu tầm cũng như trưng bày những tác phẩm cổ, các vết sơn hiếm hoi còn dính trên bề mặt tượng bị phai mất trong khi lau chùi (vì phương pháp làm sạch thời ấy vốn thô sơ). Thậm chí, dù các nhà nghiên cứu đã dùng nhiều biện pháp khoa học lẫn dùng mắt thường để phân tích mấy bức điêu khắc nguyên gốc, cô Ebbinghaus thừa nhận rằng, các học giả vẫn không biết liệu tượng cổ thời ấy sẽ có một hay hai lớp sơn, màu sẽ mịn đến mức nào, hoặc người xưa đã sử dụng chất kết dính nào trong trường hợp nào – tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến diện mạo của một tác phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nói chung thì tái bản màu trong triển lãm “thực sự gần giống với những tác phẩm điêu khắc cổ hơn là mấy bức tượng đá hoa cương màu trắng đơn điệu”, cô nói. Màu sắc khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về điều mà các nghệ nhân xưa cố gắng hướng tới, Ebbinghaus cho biết. “Nó thật sự đã khai sáng cho tôi” cô nói. Vài hình ảnh của triển lãm: Cung thủ thành Troy, nằm ở trán tường phía Tây của đền thờ Aphaia trên đảo Aegina
*Kore: từ chỉ các tượng tạc một nữ thần đang đứng của Hy Lạp Ý kiến - Thảo luận
22:10
Wednesday,28.12.2016
Đăng bởi:
Hotaru_Bukuro
22:10
Wednesday,28.12.2016
Đăng bởi:
Hotaru_Bukuro
Chợt nhớ lần trước có xem việc phục chế màu sơn các tượng chiến binh đất nung trong lăng mộ của Tầng Thủy Hoàng trên kênh National Geographic. Kết quả thật bất ngờ.
21:48
Thursday,16.1.2014
Đăng bởi:
Trần Hạnh Vinh
Một cái nhìn mới lạ. Ai biết thời cổ xưa liệu những tác phẩm đó có mang màu sắc hay không? ...xem tiếp
21:48
Thursday,16.1.2014
Đăng bởi:
Trần Hạnh Vinh
Một cái nhìn mới lạ. Ai biết thời cổ xưa liệu những tác phẩm đó có mang màu sắc hay không? Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp