|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiAi là khán giả? 08. 01. 14 - 6:13 amJonathan Lambert – Mở Ngoặc dịch“Allô, anh có thể đi thay tôi chiều nay không ? Tôi có chút việc nên kẹt không đưa khách đi Grand Palais được…” Khi từ Singapore trở về sau một công việc tình nguyện, tôi tìm ngay được một công việc không khó khăn gì. Với chút tiếng Hoa bập bõm kiểu giọng Quan thoại” rất ấn tựơng trên bản tự giới thiệu, thế là tôi được nhận làm cho hội thảo của các nhóm tham quan bảo tàng có hướng dẫn. Những nét chính về tiểu sử và một vài thông tin trên mỗi tác phẩm là đủ để làm một chuyên gia roài . Tôi kể lể nào Rodin, Van Dongen, Monet… như những thằng ma cô vẫn làm để đổi lấy mấy cái phim con heo. Trong thời gian diễn ra cuộc triển lãm về Valloton, tôi phải đi hướng dẫn một nhóm khách Trung Quốc. Có thể nói đó chả phải là những khách cao cấp gì. Không phải những kẻ nướng các đồng nhân dân tệ trong những cửa hàng của Louis Vuitton. Tôi phải đưa họ đi ăn trưa trong một quán xoàng xĩnh có khăn trải bàn carô, rồi chở họ tiếp đến Ladurée cho họ nếm bánh macaron. Nhóm khách đi giày mềm, chụp ảnh lia lịa, đúng kiểu du lịch tập thể. Trong metro, tôi tranh thủ tìm tiểu sử nhóm Nabi. Xong, tôi biết đu đủ để làm họ mê hoặc. Tôi bắt đầu tour quen thuộc của mình: vào Paris, đi thăm Academy Julian, đi xem Vuillard. Nhóm khách nói chung có vẻ rất trật tự nghe tôi thuyết dẫn, trình bày, trừ một lão nhỏ con đầu hói bóng nhẫy. Lão ta ngắt lời tôi và chêm vào là Vallotton từng là học trò của Gustave Boulanger, nào là phương Đông có lẽ đã ảnh hưởng đến ông ta… Im lặng. Tôi điều chỉnh: “Vâng, có thể, có lẽ là…” Cử tọa ném cho tôi một cái nhìn đầy buộc tội. “Anh có thể kể cho chúng tôi chứ về điều đó chứ?” – tôi đọc được điều đó trong mắt đám khách. Chúng tôi tiếp tục đi lướt qua những bức sơn dầu của họa sĩ và dừng lại ở bức La loge de theatre. Tôi phân tích nhanh tác phẩm trong đầu, lèo lái giữa những cái đã rõ rành rành với sự tự do liên tưởng, rồi phán với một câu hỏi mở: “Đây, nhất là bức tranh này, nó đặt ra câu hỏi: ai là khán giả? Họ hay là chúng ta?” “Vâng, nhưng cái mà tôi chưa nói – lão hói đầu rùa lại ngắt lời tôi , với một giọng rõ ghét – “rằng Vallotton là tác giả của hàng chục vở kịch; cũng có thể đó là một lúc mà ông ghé qua nhà hát.” Nhận xét này quẳng một sự mất tin tưởng hoàn toàn vào những bình luận của tôi. Tôi vẫn cố gắng nhã nhặn và tiếp tục công việc, nhưng cảm thấy họ không tôn trọng người hướng dẫn nữa. Thậm chí một số khách còn tách hẳn ra để bình luận những bức tranh ở cuối phòng triển lãm. Cuối buổi dẫn khách, tôi bám gót lão hói đi vào toilette, đảm bảo cho không ai nhìn thấy. Tôi vỗ vai lão ta quay lại và tát cho lão ta một cái vào mặt. Lão ta trừng mắt nhìn tôi, năm ngón tay tôi in trên má lão như cái quạt màu hồng. Tôi quay gót và đi tới chỗ lấy áo khoác của mình. Khi tôi bước ra, nhóm khách đang la lối, tôi bị xốc nách bởi hai cảnh sát. Nên nhớ rằng Grand Palais cũng là trụ sở của cảnh sát nữa. Lạ thật, sao mà nghệ thuật với cảnh sát lại hay cùng chung mái nhà thế nhỉ. Tôi giả mặt ngơ ngác: Gì thế này? Sao lại thế? Sao lại tôi?… Anh nói quái gì thế? Bằng chứng đâu?” Một nhân viên an ninh được gọi tới. Và thế là hết! ”Bức tranh này đặt câu hỏi: ai là khán giả? Họ hay chúng ta?” Giờ thì tôi đã có câu trả lời. Khán giả thực thụ, đó chính là gã nhân viên an ninh ngồi dí mắt cả ngày trên màn hình kiểm soát. * Chú thích (Mở Ngoặc st và dịch): 1. Jonathan Lambert là cây bút chuyên viết chuyện hài về các tác phẩm nghệ thuật 2. Về tác phẩm “La loge de theatre” Trong khi trường phái Ấn tượng dùng ánh sáng và sự tách màu một cách khoa học để thể hiện ám ảnh về hình, thì những họa sĩ theo phái Nabis lại thích làm việc dựa theo phương cách nhiều tính chủ quan hơn. Vallotton – một thành viên của phái này – thường tránh khai thác những khía cạnh tự nhiên về nguồn và hướng (của ánh sáng), về đổ bóng, hay về những sự đa dạng (về ánh sáng) có liên quan đến giờ giấc và mùa… Không phải ánh sáng là một yếu tố không mấy quan trọng đối với Valloton, nhưng nó được ông xem xét một cách tự do hơn, nội tại hơn. Nên nhớ là họa sĩ đã từng tìm cách ghi lại sự bức xạ của mặt trời, sự phát và thu ánh sáng đơn: ví dụ như ánh sáng của những không gian bên trong nhà, ánh sáng nhân tạo của điện hay đèn dầu, không khí hội đêm, tương phản sáng-tối. Bức tranh “La loge de theatre” vẽ năm 1909 là một cảnh tập trung vào khuôn mặt của hai khán giả . Một là nhân vật nam chỉ được thấy từ mũi trở lên, hai là nhân vật nữ với chiếc mũ có vành khá rộng. Không gian bị cắt ngang bởi một đường biên hơi xiên của cái ban công màu vàng rực ngay trước lô ngồi chìm trong bóng tối, tạo ra một hiệu ứng tương phản khá bí ẩn. Vallotton thêm vào đó một điểm sáng: bàn tay đeo găng của nhân vật nữ đổ bóng xuống nếp gấp của bức tường vàng. Ở đây họa sĩ đã tạo đuợc một sức nặng mơ hồ, siêu hình, từ một chủ đề khá phổ thông.
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|