Nghệ sĩ Việt Nam

Về các bức tranh của Trần Trung Tín 27. 01. 14 - 7:40 am

Ilza Burchett – Lê Đỗ Huy dịch

Tại triển lãm tranh của Trần Trung Tín. Ảnh toàn bài: Lý Đợi

Một triển lãm đáng chú ý với những bức tranh chưa từng được bày trước đây ở Việt Nam, bởi cố họa sĩ rất được trọng vọng Trần Trung Tín (1933 -2008) – triển lãm “Bi kịch lạc quan” – đã diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội.

Được giới thiệu một cách hết sức đặc biệt, những họa phẩm tinh tế này hút mắt người xem bởi sự dịu mềm nhẹ nhàng trong cảm xúc, màu sắc, và hình thái, mà không đem lại cảm giác ủy mị, vì chúng chuyển tải một cảm giác bình an đạt được ngay giữa thời chiến, và giữa cả những sợ hãi về tâm lý.

.

Người họa sĩ này đã bước vào cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của đất nước ông ngay khi mới là một đứa trẻ mười hai tuổi.

Ông trải hành trình đời mình trong thời chiến, nhưng đã tìm thấy bình yên trong nội tâm, khi sắp tứ tuần, bằng cách thể hiện, qua tranh, cái thế giới gần gụi với ông: thế giới của những con người như ông, phải chiến đấu chống lại những nỗi sợ của chiến tranh hệt như ông – để gìn giữ tình yêu của mình, đất nước mình, tự do cho đất nước mình, và tự do của chính mình.

Đâu có ai dạy ông hội họa. Ông vớ được cái bút, rồi vẽ, thế thôi.

Ông vẽ những khuôn mặt kinh hoàng bởi chiến tranh với những nét cọ phóng túng, sơn màu tuôn chảy, để còn độc lại những con mắt bị nỗi sợ hãi nuốt chửng, như những cái hồ u tối tràn ứ cái bi kịch phải gánh những ký ức gian nan của một đời người đi qua chiến tranh.

“Bi kịch lạc quan” của Trần Trung Tín

Ông vẽ một Hà Nội của “riêng Trần Trung Tín”, với những mảng màu chồng lớp buồn đẹp đẽ, những mảng hiện thực “của Trần Trung Tín” về một nơi chốn ông yêu – “Hà Nội của tôi”, “Hà Nội trong tâm trí tôi”, ông đặt tên cho những bức tranh của mình như thế.

Ông vẽ hiện thực của ông: một hiện thực bị kiềm tỏa.

Và ông bảo: “Nên tôi chỉ còn biết cắm đầu mà vẽ”.

Và ông vẽ những cô gái mang súng, vẽ những cánh chim, rồi ông vẽ thần tượng sắc đẹp – cơ thể phồn thực của thần Vệ Nữ; vẽ một người mẹ ôm chặt đứa con, không rời; và những cái nhìn trừu tượng của ông, khi suy tưởng… một cái mái chèo đè lên ô kính cửa sổ – nhòe đi trong những nét sơn vung trên nền báo cũ – thứ chất liệu với những dòng in đã làm chứng cho hiện thực đương thời của đất nước ông và của ông; thứ chất liệu như một bề mặt, một cấu tạo làm nên thế giới ông, cuộc sống ông, và nghệ thuật ông.

Và vì thế, Trần Trung Tín tự nhủ: “Đi trong mơ khi hai mắt vẫn mở, để giữ cho tâm thức bền mãi vạn sắc màu…”

.

Cũng có những tác phẩm khác, nhưng là những bức tiểu họa vẽ trên giấy ảnh, được Trần Trung Tín sáng tác vào khoảng từ 1975 đến 1984, khi chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống.

Những bức này thể hiện một cái nhìn khác đầy nghệ thuật về nỗi sợ; ở đó, những con chim vốn biểu tượng cho hy vọng và tự do trong các bức tranh thời kỳ đầu của ông, giờ hấp hối, hay đau yếu. Nỗi sợ bị giam cầm cộm lên trong những bức tranh này, như sờ thấy được: màu đặc quánh hơn, sậm hơn, nét lạc quan không còn, chỉ thấy khắc khổ, và dự cảm hiểm nguy.

.

Cuộc triển lãm được bổ sung bằng việc chiếu liên tục một video có phụ đề, ghi lại những khoảnh khắc lao động của họa sĩ vào những năm cuối đời, cùng ảnh chụp một số bức tranh của ông, không được trưng bày lần này.

Cho dù đã được giám tuyển một cách bài bản, học thuật, nhưng vẫn là không may cho công chúng khi cuộc triển lãm tổng kết đời nghệ thuật của Trần Trung Tín vẫn là chưa trọn vẹn.

Bởi với những người đến triển lãm này và chiêm ngưỡng không chỉ nghệ thuật của Trần Trung Tín, mà cả vị trí quan trọng nơi triển lãm diễn ra, trong ngôi đền Pantheon của nghệ thuật thị giác Việt Nam, thì còn có một album tuyệt vời của Sherry Buchanan – về Hội họa và thơ ca Việt Nam, nhưng phải đặt trước mới mua được!
                                                                                                             
 

 

Ý kiến - Thảo luận

15:32 Tuesday,25.2.2014 Đăng bởi:  Linh Cao
Là hoạ sỹ thì có gì ghê gớm béo bở đâu hỡi ngài Hải Minh ?! Có ối người  êm ấm với cái nền giáo dục được tận hưởng từ bé mà còn vẽ chẳng ra tranh, thì so với ông Tín vẽ trong hầm trong hắt hủi, có thấy hổ thẹn tí nào chăng? Hãy nhìn về Trần Trung
...xem tiếp
15:32 Tuesday,25.2.2014 Đăng bởi:  Linh Cao
Là hoạ sỹ thì có gì ghê gớm béo bở đâu hỡi ngài Hải Minh ?! Có ối người  êm ấm với cái nền giáo dục được tận hưởng từ bé mà còn vẽ chẳng ra tranh, thì so với ông Tín vẽ trong hầm trong hắt hủi, có thấy hổ thẹn tí nào chăng? Hãy nhìn về Trần Trung Tín như tấm gương nhân cách sống, chứ không nên để mộng ảo của quá vãng che mờ mất trách nhiệm xung phong vào tương lai ! Danh hoạ chẳng qua là gánh nặng do định mệnh và lịch sử nhào nặn, còn chính mình thì cần tìm vinh quang trong...lao động !!! Thôi đến giờ đi làm neo rồi, em kính chúc các hoạ sỹ luôn công nhận và phủ nhận các... hoạ sỹ khác ! Còn tranh chả ra gì thì chắc là do hoạ phẩm toàn hàng Tầu, hu
 
10:25 Tuesday,25.2.2014 Đăng bởi:  TRẦ HẢI MINH
TRẦN TRUNG TÍN - LÀ HỌA SĨ !

...xem tiếp
10:25 Tuesday,25.2.2014 Đăng bởi:  TRẦ HẢI MINH
TRẦN TRUNG TÍN - LÀ HỌA SĨ !
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả