Kiến trúc quán Pakta: Peru và Nhật đề huề trong một xưởng dệt
18. 02. 14 - 6:08 am
Phạm Phong dịch
Lần trước Soi đã giới thiệu với các bạn hai công trình được giải thưởng của 2013 Interior Design Excellence Awards (về thiết kế nội thất) và Great Indoors Awards (cũng về nội thất). Giờ giới thiệu thêm cái thứ ba nhé:
Trong ngôn ngữ Quechua của Peru, Pakta có nghĩa là “union” (hợp nhất). Pakta là một nhà hàng Nhật có chủ người Peru, rộng 100 m vuông, đặt ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Làm sao diễn tả được nghĩa Pakta trong thiết kế? Cho thấy cái “hợp thể” của Nhật và Peru một cách nhuần nhuyễn?
Nhóm thiết kế nội thất El Equipo Creativo xác định:
– ẩm thực Nhật là yếu tố căn bản của quán
– nhưng ẩm thực này được gói lại trong thẩm mỹ, màu sắc, truyền thống, và cả hương vị Peru
Xác định thế rồi, những yếu tố chính của nhà hàng như quầy cuốn sushi, bếp, tủ, bàn… được thiết kế rõ ràng theo lối những quán rượu Nhật truyền thống.
“Gói” tất cả không gian ấy lại là một màn bùng nổ những màu sắc Peru, gọi là “lớp da sắc màu thứ hai”. Bằng cách nào?
Các nhà thiết kế đã mô phỏng các khung dệt Peru, và màu sắc từ những khung dệt khổng lồ này vừa đối lập một cách hài hòa với thiết kế khắc khổ kiểu Nhật, vừa nhắc nhở được vai trò của dụng cụ này trong nền thủ công mỹ nghệ rực rỡ của Peru.
Dĩ nhiên là họ không đặt các khung dệt vào không gian quán một cách thô thiển rồi, mà công phu “đính” chúng lên những bức tường của Pakta, biến không gian hẹp này thành sâu hơn, có tính chuyển động hơn, đồng thời những màng chỉ màu cũng làm mờ đi những giới hạn của quán.
Vì quán vừa dài, vừa hẹp, mặt tiền nhỏ, nên ngay từ đầu các kiến trúc sư và nhà thiết kế đã xác định rõ ràng phải tận dụng tối đa không gian. Họ chia thành ba phần như sau:
Ngay lối vào, một quầy rượu sake và pisco (một thứ rượu của Peru) được sử dụng như một tấm lọc giữa phần trong và phần ngoài của quán.
Bar này là một cái khung ba chiều, vừa làm giá bày sản phẩm, vừa có cửa để đi vào trong, lại vừa ngồi uống rượu được. Quay mặt ra ngoài, bar rượu này trở thành mặt tiền và mang phong cách niềm nở đón khách với đèn Nhật, đồ trang trí, những chai rượu bày…
Để vào khu vực ăn, khách bước qua ô cửa gỗ.
Trung tâm của khu vực ăn là quầy sushi. Về mặt cấu trúc, đây là một cấu trúc hoàn toàn đối lập với quầy rượu sake và pisco, gồm ba mặt đá nặng, phát dạ quang, trên đó những phần sushi được dọn ra từ từ cho thực khách ngồi quanh những tảng đá ấy.
Khu vực bàn ăn giữ được độ riêng tư
Cuối không gian quán là bếp, là một “cái hộp” sáng cho phép khách có thể quan sát các đầu bếp qua một lớp kính có độ trong mờ thay đổi. Dĩ nhiên là quán có khu vực vệ sinh, nhỏ nhưng sạch sẽ, và đẹp.
.
.
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
13:46Tuesday,18.2.2014Đăng bởi: TNXP
Hic, sao kì zậy ta? Chúng tôi thấy không gian nội thất ngột ngạt rườm ra wá, đồng ý khung dệt phải í tưởng như lày như lày dưng cơ mà i chang đống dây thừng, cứ tưởng tượng chúng mình đang ăn trong một cái rọ, cái rổ á!!!!!!!!!!!!! Một điểm cộng là cái nhà vệ sinh hơi đẹp, heh ...xem tiếp
13:46Tuesday,18.2.2014Đăng bởi: TNXP
Hic, sao kì zậy ta? Chúng tôi thấy không gian nội thất ngột ngạt rườm ra wá, đồng ý khung dệt phải í tưởng như lày như lày dưng cơ mà i chang đống dây thừng, cứ tưởng tượng chúng mình đang ăn trong một cái rọ, cái rổ á!!!!!!!!!!!!! Một điểm cộng là cái nhà vệ sinh hơi đẹp, hehe chúng mình sẽ cọp pi nó
...xem tiếp