Gẫm & Bình

Magritte và những ẩn ức về mẹ 13. 02. 14 - 11:21 pm

Anh Nguyễn biên soạn

(Nhắc lại ở bài trước:

Mẹ của Magritte, bà Regina Bertinchamps là một thợ làm mũ, vợ của Leopold Magritte, và một nạn nhân của chứng trầm cảm kinh niên. Vì bà đã có tiền lệ tự tử nhiều lần không thành, Magritte cha phải nhốt bà lại; song số phận đã an bài: một ngày định mệnh, chú bé Magritte đến bờ sông Sambre để thấy mẹ bị vớt từ lòng sông lên, chiếc áo ngủ của bà quấn quanh đầu, để lộ thi thể trần trụi. Không khó tưởng tượng mức độ ảnh hưởng của một bi kịch như vậy đối với một thiếu niên nhạy cảm. Song nếu có bất cứ cơn bão tố nào trong lòng, Magritte cũng đã che giấu nó.)


Hình ảnh mẹ ông với tấm áo ngủ che kín đầu ắt phải để lại một ấn tượng vô cùng sâu sắc với Magritte, vì motif người che mặt là một motif lặp đi lặp lại trong tranh của ông.

Ông có một chùm tranh mang tên The lovers (Người tình), trong đó cả hai nhân vật đều bị bịt mặt kín mít. Không nhìn thấy gì thì yêu làm sao? Nhưng thực ra mấy ai dám nói mình hiểu người mình yêu, dù có nhìn mặt nhau hàng ngày. Hoặc có lẽ Magritte muốn nói rằng tình yêu cơ bản là mù quáng?
 

.

 

.

Có lúc ông tặng cho người mẫu phụ kiện thật đẹp…quả đúng là mặt hoa da phấn.

The great war (Đại chiến)

Song có lúc nó bị đẩy lên đến mức nhức nhối.

”The rape” (Cuộc cưỡng hiếp) là một bức tranh tăm tối, nó chạm đến đáy sâu trong tâm lí của người phụ nữ – con mồi. Đối với nhiều người, cái họ nhìn thấy đầu tiên ở một người đàn bà là thân thể của họ.

Magritte hiếm khi mô tả người phụ nữ với một gương mặt nguyên vẹn. Giới tính nữ, thay vì là một niềm hạnh phúc và vinh quang, được coi như một gánh nặng và đau đớn.

“Dangerous Liaisons” (Những mối quan hệ bất chính). Người phụ nữ che giấu cơ thể – nữ tính và gương mặt – bản ngã mình một cách khổ sở và đấy xấu hổ.

 

The menaced assassin (Kẻ ám sát bị hăm dọa): Một người phụ nữ nằm như chết, máu đỏ ứa ra trên thân thể trắng bệch, vây quanh là những gương mặt đàn ông vô cảm trong áo quần trịnh trọng. Đây là một sự tái hiện lại cảnh tượng mẹ ông bị vớt lên từ dưới lòng sông, vô tri vô giác, không có gì bảo vệ bà khỏi cái nhìn và sự tàn nhẫn của người đời.

 

”The collective invention”. Magritte vẽ như thể với hy vọng mẹ sẽ biến thành con cá và bơi đi, nhưng cái đuôi cá đã không mọc ra kịp thời.

 

“The double secret”. Đối với những nạn nhân của bệnh trầm cảm, bi kịch là chính họ cũng không thể hiểu mình. Giá như hội họa có thể trở thành một công cụ trị liệu và bóc tách được nội tâm của bệnh nhân như trong tranh.

 

“The evening gown” (Chiếc áo ngủ). Tựa đề tranh thật lãng mạn và hợp với nội dung tranh, nhưng nếu ta coi người đàn bà như mẹ Magritte và đặt chiếc áo ngủ vào hoàn cảnh bên sông Sambre, hành động tự sát của bà chính là một sự quay lưng với Magritte. Và nỗi đau bị bỏ rơi này theo ông suốt cuộc đời.

 

Tự trách mình là một tình trạng phổ biến của thân nhân những người tự chọn kết liễu cuộc sống. Giá như người con trai có thể đổi chỗ cho mẹ, để chăm sóc nuôi dưỡng mẹ trong tình thương, có lẽ chuyện tự tử đã không xảy ra.

 

Hoặc nếu có thể tạo ra mẹ từ tranh, như trong truyền thuyết về chàng Pygmalion và nàng Galatea…. Trong ảnh là bức “Attempting the impossible” (Cố gắng làm điều không thể)

Bức tranh ảm đạm nào cũng cần một vệt sáng. Đối với Magritte, vệt sáng đó là vợ ông – Georgette Berger. Bà là quả cân làm thăng bằng lại cuộc đời ông. Không lâu sau khi gặp Georgette, ông thề không bao giờ xa bà, và cuộc đời hai người chính là minh chứng sống cho lời thề đó. Không như mẹ ông, Georgette không bao giờ bỏ rơi Magritte.

Hai vợ chồng Magritte

 

Bức chân dung ít tính nghệ thuật và triết lý nhất, nhưng đơn giản và hạnh phúc như cuộc hôn nhân của Magritte

Khi được hỏi về ý nghĩa những bức tranh của mình và mối liên hệ nếu có với cuộc đời ông, Magritte trả lời như một triết gia đích thực: “Tranh của tôi không che giấu gì, nó đơn giản là điều bí ẩn. Người ta thắc mắc tranh của tôi có ý nghĩa gì ư? Chả có ý nghĩa gì cà, vì điều bí ẩn đơn giản là bất khả tri.”

.

 

Ý kiến - Thảo luận

2:06 Sunday,16.2.2014 Đăng bởi:  chi
Cám ơn Anh Nguyễn vì (hai) bài viết tinh tế!

...xem tiếp
2:06 Sunday,16.2.2014 Đăng bởi:  chi
Cám ơn Anh Nguyễn vì (hai) bài viết tinh tế!
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả