Văn & Chữ

Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 2) 14. 02. 14 - 4:57 am

Gene Weingarten - Phạm Tuấn Anh dịch

Tiếp theo phần 1

Nhạc trưởng Leonard Slatkin chỉ huy National Orchestra của Lyon

HẴNG KHOAN ĐÃ, ĐỂ BỌN TÔI KIẾM CHO ANH MỘT ÍT TRỢ GIÚP CỦA CHIÊN GIA.

HANG ON, WE’LL GET YOU SOME EXPERT HELP.

Leonard Slatkin, giám đốc âm nhạc tại Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia, đã được hỏi cùng một câu hỏi. Ông ấy nghĩ điều gì sẽ xảy ra, giả định là một trong những nghệ sỹ vĩ cầm vĩ đại nhất thế giới sẽ biểu diễn kiểu vi hành trước một đám đông trên dưới 1000 người đang vội vã đi lại vào giờ cao điểm?

Leonard Slatkin, music director of the National Symphony Orchestra, was asked the same question. What did he think would occur, hypothetically, if one of the world’s great violinists had performed incognito before a traveling rush-hour audience of 1,000-odd people?

“Giả sử thế này nhá,” Slatkin nói, “rằng là người ta không nhận ra anh ấy và cứ coi anh ấy như  một nhạc công đường phố . . . Dù thế đi nữa, tôi vẫn không nghĩ rằng là nếu anh ấy thực sự giỏi thì người ta sẽ không để ý tới anh ấy. Nếu ở bên Âu châu thì chắc anh ấy sẽ có một đám thính giả đông hơn đấy . . . nhưng, thế này, trong 1000 người tôi đoán chắc cũng phải có 35-40 người nhận thức được chất lượng tốt nghĩa là sao. Có lẽ sẽ có chừng 75 tới 100 sẽ dừng lại và dành chút thời gian lắng nghe.”

“Let’s assume,” Slatkin said, “that he is not recognized and just taken for granted as a street musician . . . Still, I don’t think that if he’s really good, he’s going to go unnoticed. He’d get a larger audience in Europe . . . but, okay, out of 1,000 people, my guess is there might be 35 or 40 who will recognize the quality for what it is. Maybe 75 to 100 will stop and spend some time listening.”

Thế có nghĩa là sẽ có một đám đông tập trung lại sao?
So, a crowd would gather?

“Phải phải.”
“Oh, yes.”

Anh ấy sẽ kiếm được bao nhiêu tiền?
And how much will he make?

“Chắc khoảng $150.”
“About $150.”

Xin cảm ơn Đại Nhạc Sư. Nói đúng ra thì đây không phải là giả định gì đâu mà có sự như thế xảy ra thật.
Thanks, Maestro. As it happens, this is not hypothetical. It really happened.

“Tôi đoán đúng sai?”
“How’d I do?”

Chờ chút nữa chúng tôi sẽ nói cho Thầy biết.
We’ll tell you in a minute.

“Thế nhạc sỹ đấy là ai vợi?”
“Well, who was the musician?”

Joshua Bell.
Joshua Bell.

“ÚI, LỊT CÁI CON MẸ!!!”
“NO!!!”

Từng là thần đồng một thời, vào tuổi 39 Joshua Bell đã trở thành một nghệ sỹ tài danh được tôn vinh trên trường quốc tế. Ba ngày trước khi xuất hiện tại bến Metro, Bell đã kéo người ta đến ngồi chật cả khán phòng Symphony Hall hoành tráng của Boston, nơi mà mấy ghế hạng tàm tạm cũng có giá 100$ một vé. Hai tuần sau đó, ở Music Center ở Strathmore, Bắc Bethesda, anh đã biểu diễn cho một đám đông khán giả chỉ có vé đứng, những người này trân trọng tài năng nghệ thuật của anh đến mức họ phải nén ho chờ đến khoảng lặng giữa các đoạn. Ấy nhưng vào ngày thứ Sáu của tháng Giêng đó, Joshua Bell chỉ là một thằng ăn mày khác đang cố chiến đấu để giành giật sự chú ý của một đám đông bận rộn đang trên đường đi làm.

A onetime child prodigy, at 39 Joshua Bell has arrived as an internationally acclaimed virtuoso. Three days before he appeared at the Metro station, Bell had filled the house at Boston’s stately Symphony Hall, where merely pretty good seats went for $100. Two weeks later, at the Music Center at Strathmore, in North Bethesda, he would play to a standing-room-only audience so respectful of his artistry that they stifled their coughs until the silence between movements. But on that Friday in January, Joshua Bell was just another mendicant, competing for the attention of busy people on their way to work.

Symphony Hall của Boston

Chúng tôi trình bày cái ý tưởng này cho Bell không lâu trước dịp Giáng sinh, lúc uống cà phê trong một cửa hàng bán bánh mì kẹp trên Capitol Hill. Là người sống ở New York, Bell đã đến DC để biểu diễn tại Thư viện Quốc hội và để qua thăm khu két của thư viện để xem xét một vật quý thượng thừa: một cây vĩ cầm thế kỷ 18 từng một thời thuộc về nghệ sỹ thiên tài và nhà soạn nhạc người Áo là Fritz Kreisler. Các quản thủ viên thư viện đã mời Bell chơi thử cây đàn; tiếng nó vẫn còn rất tốt.

Bell was first pitched this idea shortly before Christmas, over coffee at a sandwich shop on Capitol Hill. A New Yorker, he was in town to perform at the Library of Congress and to visit the library’s vaults to examine an unusual treasure: an 18th-century violin that once belonged to the great Austrian-born virtuoso and composer Fritz Kreisler. The curators invited Bell to play it; good sound, still.

“Tôi đang nghĩ thế này,” Bell bày tỏ lúc làm một ngụm cà phê. “Tôi nghĩ tôi có thể thực hiện một tour mà tôi sẽ chơi nhạc của Kreisler . . .”
“Here’s what I’m thinking,” Bell confided, as he sipped his coffee. “I’m thinking that I could do a tour where I’d play Kreisler’s music . . .”

Anh cười.
He smiled.

“. . . trên chính cây vĩ cầm của Kreisler.”
“. . . on Kreisler’s violin.”

Friedrich Fritz Kreisler (1875 tại Viên, mất năm 1962) – nhà soạn nhạc và nghệ sĩ đàn violin người Áo

Đấy là một ý tưởng bốc đồng lấp lánh – nửa cảm hứng nửa mưu mẹo – và rất là điển hình kiểu Bell, dù cho nghề nghiệp nghệ sỹ của anh ngày càng sáng giá thì vẫn không ngần ngại bao thêm sân biểu diễn viên. Anh đã từng độc tấu với những dàn nhạc tốt nhất ở Mỹ và ở nước ngoài, nhưng cũng đã xuất hiện trên “Sesame Street”, chương trình phỏng vấn trên truyền hình buổi đêm muộn, và biểu diễn trong các bộ phim. Chính Bell đã chơi nhạc nền cho bộ phim “Cây Vĩ Cầm Đỏ” hồi 1998. (Anh còn đóng thế nữa, chơi nhạc cho một cô Greta Scacchi đang khoả thân.) Khi John Corigliano nhận giải Oscar cho thể loại Nhạc nền Viết riêng cho Phim xuất sắc nhất, ông ấy đã bày tỏ sự biết ơn tới Bell, người mà, như ông ấy nói, “chơi nhạc như một vị thánh”.

It was a snazzy, sequined idea — part inspiration and part gimmick — and it was typical of Bell, who has unapologetically embraced showmanship even as his concert career has become more and more august. He’s soloed with the finest orchestras here and abroad, but he’s also appeared on “Sesame Street,” done late-night talk TV and performed in feature films. That was Bell playing the soundtrack on the 1998 movie “The Red Violin.” (He body-doubled, too, playing to a naked Greta Scacchi.) As composer John Corigliano accepted the Oscar for Best Original Dramatic Score, he credited Bell, who, he said, “plays like a god.”

Khi chúng tôi hỏi Bell có sẵn lòng mặc quần áo đường phố và chơi vào giờ cao điểm không, anh nói:
When Bell was asked if he’d be willing to don street clothes and perform at rush hour, he said:

“Hả, trò giật gân à?”
“Uh, a stunt?”

À, thì ừ. Trò giật gân. Anh ấy nghĩ làm thế… có được không?
Well, yes. A stunt. Would he think it . . . unseemly?

Bell uống cạn cốc cà phê.
Bell drained his cup.

“Nghe vui phết,” anh ấy nói.
“Sounds like fun,” he said.

Bell có thể làm tim người ta đập loạn nhịp. Cao và đẹp trai, anh có những nét duyên dáng kiểu Donny Osmond, và trên sân khấu thì duyên dáng sẽ biến thành gợi tình. Khi biểu diễn, anh thường là người duy nhất dưới ánh đèn không đeo nơ trắng và mặc áo đuôi tôm — anh đi ra với một đám đông đang đứng mắt chữ Ô mồm chữ A, trông giống hệt Zorro mặc quần đen và áo sơ mi đen không cắm thùng, vạt áo lửng lơ. Cái mái tóc xinh kiểu Beatles kia cũng là một dạng tài sản chiến lược: bởi vì kỹ thuật biểu diễn của anh gom trọn cả cơ thể — vừa thể thao lại vừa cuồng nhiệt — anh như nhảy múa với nhạc cụ, và tóc của anh bay theo.

Bell’s a heartthrob. Tall and handsome, he’s got a Donny Osmond-like dose of the cutes, and, onstage, cute elides into hott. When he performs, he is usually the only man under the lights who is not in white tie and tails — he walks out to a standing O, looking like Zorro, in black pants and an untucked black dress shirt, shirttail dangling. That cute Beatles-style mop top is also a strategic asset: Because his technique is full of body — athletic and passionate — he’s almost dancing with the instrument, and his hair flies.

.

Anh ấy còn độc thân và không phải người đồng tính ái, một sự thực mà người hâm mộ anh ấy không quên. Ở Boston, lúc anh biểu diễn bản Concerto cho Violon cung G thứ rất khô khan của Max Bruch thì một vài phụ nữ trẻ trong số khán giả như bị chìm đi trong một biển những mái đầu tóc bạc. Ấy thế nhưng có vẻ gần như tất cả bọn họ – một dạng tinh chất của những gì là trẻ và đẹp – đều mon men đến cửa sân khấu sau buổi biểu diễn để xin chữ ký. Với Bell thì lần nào cũng giống y như thế.

He’s single and straight, a fact not lost on some of his fans. In Boston, as he performed Max Bruch’s dour Violin Concerto in G Minor, the very few young women in the audience nearly disappeared in the deep sea of silver heads. But seemingly every single one of them — a distillate of the young and pretty — coalesced at the stage door after the performance, seeking an autograph. It’s like that always, with Bell.

Bell đã nhận được những lời khen bốc lên tận mây xanh từ thủa vị thành niên: Tạp chí Interview có lần nói về cách anh ấy chơi là “làm duy nhất một việc là nói cho nhân loại biết ý nghĩa cuộc sống của người ta là gì.” Anh đã học được cách né tránh những thứ này một cách duyên dáng, với một cái lắc đầu hơi mắc cỡ và một tiếng “pshaw” đã được sửa chữa đi.

Bell’s been accepting over-the-top accolades since puberty: Interview magazine once said his playing “does nothing less than tell human beings why they bother to live.” He’s learned to field these things graciously, with a bashful duck of the head and a modified “pshaw.”

Đối với buổi biểu diễn vô danh tính này, Bell chỉ có một điều kiện để đồng ý tham gia. Sự vụ đã được miêu tả cho anh ấy như là một phép thử xem, trong một hoàn cảnh không hài hòa, những người thường có thể nhận ra thiên tài không. Điều kiện của anh: “Tôi không thấy thoải mái khi các anh gọi cái này là thiên tài.” “Thiên tài” là một từ bị dùng nhiều nên thành ra quá lố, anh ấy nói: Nó có thể được dùng để gọi một vài nhà soạn nhạc đã soạn ra những bản mà anh ấy chơi, chứ không phải để dùng cho anh ấy. Kỹ năng của anh phần nhiều là kỹ năng bình giải, anh nói, và nếu có hàm ý gì khác thế thì sẽ thành ra không đúng đắn và không chính xác.

For this incognito performance, Bell had only one condition for participating. The event had been described to him as a test of whether, in an incongruous context, ordinary people would recognize genius. His condition: “I’m not comfortable if you call this genius.” “Genius” is an overused word, he said: It can be applied to some of the composers whose work he plays, but not to him. His skills are largely interpretive, he said, and to imply otherwise would be unseemly and inaccurate.

Đây là một lời đề nghị thú vị, và trong trường hợp này, là một lời đề nghị sẽ được chuẩn y. Từ giờ về sau trong bài này từ đó sẽ không được dùng nữa.

It was an interesting request, and under the circumstances, one that will be honored. The word will not again appear in this article.

Tuy thế sẽ không vi phạm quy tắc nào cả nếu chỉ nói rằng cái từ chúng ta đang nói đến, đặc biệt khi dùng trong âm nhạc, chỉ đến một sự xuất sắc bẩm sinh — một khả năng tuyệt kỹ, sẵn có, tự nhiên và biểu lộ ra sớm, thường theo một cách đầy kịch tính.

It would be breaking no rules, however, to note that the term in question, particularly as applied in the field of music, refers to a congenital brilliance — an elite, innate, preternatural ability that manifests itself early, and often in dramatic fashion.

Dàn nhạc “Academy of St. Martin in the Fields” với Joshua Bell (ở giữa), tại Avery Fisher Hall.

Một chi tiết thú vị về mặt tiểu sử là việc Bell đã có những bài học âm nhạc đầu tiên năm anh lên 4 ở Bloomington, Indiana. Cha mẹ anh, cả hai đều là tâm lý gia, đã quyết định là anh cần phải được học nhạc tử tế sau khi họ thấy con trai họ căng giây chun trên các ngăn kéo tủ và bắt chước chơi các điệu nhạc cổ điển chỉ bằng tai, kéo đẩy các ngăn kéo để thay đổi cao độ các nốt nhạc.

One biographically intriguing fact about Bell is that he got his first music lessons when he was a 4-year-old in Bloomington, Ind. His parents, both psychologists, decided formal training might be a good idea after they saw that their son had strung rubber bands across his dresser drawers and was replicating classical tunes by ear, moving drawers in and out to vary the pitch.

 

(Còn tiếp)

*

Pearls before Breakfast:

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 1)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 2)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 3)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 4)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 5)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 6)

- Học dịch với Gấu: Pearls before Breakfast (phần 7)

Ý kiến - Thảo luận

22:33 Saturday,15.2.2014 Đăng bởi:  Gấu
Mình nói flashy kiểu bốc đồng là endearing - tức là nói bốc đồng là mắ́ng yêu chứ không phải chê. Mình không nói flashy nghĩa là endearing. Cảm ơn bạn Ý Nhi hiểu cho việc đó. 

...xem tiếp
22:33 Saturday,15.2.2014 Đăng bởi:  Gấu
Mình nói flashy kiểu bốc đồng là endearing - tức là nói bốc đồng là mắ́ng yêu chứ không phải chê. Mình không nói flashy nghĩa là endearing. Cảm ơn bạn Ý Nhi hiểu cho việc đó. 
 
22:25 Saturday,15.2.2014 Đăng bởi:  Gấu

Đố vui bác everyone dùng từ điển dịch hai câu sau đây: I helped my uncle Jack off the horse

I helped my Uncle jack off the horse.
 


...xem tiếp
22:25 Saturday,15.2.2014 Đăng bởi:  Gấu

Đố vui bác everyone dùng từ điển dịch hai câu sau đây: I helped my uncle Jack off the horse

I helped my Uncle jack off the horse.
 

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Như Huy trả lời D.Q

Như Huy từ Ga 0

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả