Gẫm & Bình

Không việc gì phải khiêm nhường 09. 04. 10 - 7:06 pm

Hạnh Nhi (từ Huế)

* Sau khi đọc Lân hóa trình diễn từ SOI, nghệ sĩ Thanh – Hải đã chuyển tới một số góp ý đến bài viết. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của nghệ sĩ và mong tiếp tục có những hợp tác về bài vở, tin tức.

Để rộng đường dư luận, SOI xin phép đăng một góc nhìn khác của bạn Hạnh Nhi từ Huế, người đã được may mắn tận mắt  thưởng thức tác phẩm Memories của cặp đôi nghệ sĩ này:

Đặt tên cho triển lãm của mình là Memories, Thanh và Hải lại một lần nữa kể với mọi người phần tiếp nối câu chuyện của chính họ. Lần này, không chỉ bằng ngôn ngữ hình thể không kém phần dữ dội, với sự dấn thân và hòa nhập trong từng động tác, hai bản thể đã nói với mọi người về sự tìm thấy – sự ngộ ra và bằng chính mình, họ “cài đặt” vào khách thể thẩm mỹ những trạng thái của cảm xúc, từ những trường độ khác nhau với những xúc cảm thẩm mỹ khác nhau.

.

Ở khía cạnh mỹ thuật, tính đương đại của tác phẩm này không chỉ là tên gọi của loại thể (performance – nghệ thuật trình diễn) mà còn là ở tiếng nói về hành trình của một đời người, khúc hoan ca, nỗi đau, cái ngơ ngác của sự giằng xé, sự chống chọi với nỗi đau và khát vọng tìm kiếm để được là mình…

Ảnh: Nghệ sĩ cung cấp

Memories lần này, Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải đã làm mới performance bằng cách đặt chúng trong sự phối hợp và tương tác với đoàn múa lân Hồng Nghĩa Đường. Nhưng âm thanh và sắc màu rộn rã vốn là không khí của lễ hội ở đây lại chỉ làm nền cho ngôn ngữ bản thể của chính họ. Nó dường như phần nào đó khuấy động không gian vốn yên tĩnh của làng Lại Thế. Nhưng ở Memories, tôi nhận ra những sắc màu khắc khoải xao động. Nó vừa là sự ngạc nhiên, lại vừa như sự đón đợi. Có rất nhiều thứ ở sự phối hợp, tương tác này và nếu chọn từ để biểu đạt điều mình cảm nhận được, tôi chọn các từ: ngỡ ngàng, hân hoan, chịu đựng, đau đớn, giằng xé, đánh thức, khát khao, hòa nhập, đồng hiện, tái sinh… và một điều gì đó gần như là hạnh phúc.

.

Có lẽ, Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải chỉ có thể làm được điều ấy khi họ gần như là bản sao của nhau. Điều đó giúp cho người xem cảm thức rõ hơn điều mà họ muốn đề nghị khi hai họa sĩ – cũng là hai nhân vật thể hiện chính tác phẩm của mình trên chiếc ghế dài như một nhịp cầu. Bằng tâm thức, họ kể với mọi người câu chuyện của chính mình trong cuộc tìm kiếm không ngưng nghỉ. Tôi tin, đó cũng chỉ là phần ký ức đã có và vừa được viết xong trong khoảng thời gian 35 năm kể từ ngày họ cất tiếng khóc đầu tiên. Thế nên, triển lãm hôm nay (3.4.2010) cũng là món quà mà họ dành tặng mọi người và tri ân cuộc đời.

.

Không phải là nghệ thuật dành cho số đông, nhưng Memories đã được đón nhận với những gì mà tác giả của nó mong muốn. Và nếu có thể, tôi thích được ghi thêm: biên kịch, đạo diễn và thể hiện: Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải. Điều đó, dĩ nhiên không xuất phát từ phim ngắn Cây cầu mà Thanh và Hải nghiền ngẫm ý tưởng từ rất lâu và dụng công để hoàn thành nó, cũng bằng ngôn ngữ của performance với bối cảnh được sử dụng như một chứng tích tái hiện là cầu Hiền Lương. Nếu những trường đoạn, những trạng thái cảm xúc ở cuốn phim ngắn này có thể nhận lại ở Memories thì điều mà tôi bị ám ảnh, chính là hình ảnh được nhắc lại nhiều lần khi Thanh và Hải chạy trên chiếc cầu như chạy về phía thênh thang…

Tôi cũng nhận ra một ẩn ngữ khác của cặp song sinh này sau tác phẩm của họ – đó là không việc gì phải khiêm nhường!

Ý kiến - Thảo luận

23:03 Saturday,18.9.2010 Đăng bởi:  muoimeo_2005
Tôi cũng chưa được xem thiết kế tổng thể của công trình này, nhưng quả thực nếu đặt vào hồ Tây thì theo tôi là một sai lầm. Hay cũng do tâm lý đau xót cho cái hồ Tây mênh mông nước ngày nào giờ đây chỉ còn nửa tầm mắt mà tôi nói vậy. Mới nhìn qua thì thấy chỉ kính và thép kết cấu lớn. Dạo này xã hội hay đánh đồng cái "hoành tráng" với cái đẹp mà bỏ rơi
...xem tiếp
23:03 Saturday,18.9.2010 Đăng bởi:  muoimeo_2005
Tôi cũng chưa được xem thiết kế tổng thể của công trình này, nhưng quả thực nếu đặt vào hồ Tây thì theo tôi là một sai lầm. Hay cũng do tâm lý đau xót cho cái hồ Tây mênh mông nước ngày nào giờ đây chỉ còn nửa tầm mắt mà tôi nói vậy. Mới nhìn qua thì thấy chỉ kính và thép kết cấu lớn. Dạo này xã hội hay đánh đồng cái "hoành tráng" với cái đẹp mà bỏ rơi mất bao nhiêu cái nho nhỏ dễ thương của dân tộc, mà thế thì khác nào đánh mất đi lịch sử của chính mình. Thỉnh thoảng tôi cứ loanh quanh ngoại thành,may mắn tới được một số nhà của các họa sỹ, thấy toàn những thứ nho nhỏ rêu phong mà sao đẹp thế, mỗi lần như vậy cũng chỉ mong bản thân quên bớt đi được những thứ mình đã học, đã xem và đã làm hàng ngày. Chỉ buồn khi nghĩ đến sau Lễ hội 1000 năm Thăng Long,sau đó lại là kẹt xe, khói bụi; con đường Gốm sứ kỷ lục Guiness lại bị... vào bởi những người đang sống ở thành phố ngàn năm văn hiến. Ôi....! 
17:02 Tuesday,8.6.2010 Đăng bởi:  hoàng
bạn Hạnh Nhi từ Huế ơi
nghe bạn tả và trình bầy lại nội dung, mục đích , ý nghĩa của vở diễn của anh em song sinh miệt vườn xứ Huế đó thì nó liên quan gì đến nghệ thuật Artperfoment nhỉ
đây là vở kịch đấy chứ?
sao lại gán cho nó cái tính chất của art? thế bạn có đi dự một cái fes-ti-val nghệ thuật trình diễn nào mà thấy họ diễn kich như vậy chưa nhỉ
...xem tiếp
17:02 Tuesday,8.6.2010 Đăng bởi:  hoàng
bạn Hạnh Nhi từ Huế ơi
nghe bạn tả và trình bầy lại nội dung, mục đích , ý nghĩa của vở diễn của anh em song sinh miệt vườn xứ Huế đó thì nó liên quan gì đến nghệ thuật Artperfoment nhỉ
đây là vở kịch đấy chứ?
sao lại gán cho nó cái tính chất của art? thế bạn có đi dự một cái fes-ti-val nghệ thuật trình diễn nào mà thấy họ diễn kich như vậy chưa nhỉ
trả lời hộ mình nha. thành kính. Hoàng 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ăn kem – xem show

Mr Thứ Hai – Chu Minh Vũ | Việt Nam Ngày Mới

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả