Nghệ sĩ thế giới

Cái giá của sự ghen tị? 20. 02. 14 - 3:01 pm

Phạm Phong dịch

Một người chủ bảo tàng đi ngang triển lãm của nghệ sĩ Ngải Vị Vị (Ai Weiwei) có tên “According To What?” tại Perez Art Museum Miami (PAMM) hôm 18 tháng Hai, 2014, Miami, Florida. Hôm 16 tháng Hai, họa sĩ gốc Dominica Maximo Caminero đã đập vỡ một chiếc bình có giá 1 triệu USD, coi đó là một hành động phản đối việc bảo tàng quá chú trọng đến nghệ thuật quốc tế, thay vì quan tâm đến các nghệ sĩ địa phương. Ảnh: Joe Raedle/Getty Images/AFP

 

Tại triển lãm “According To What?” của Ai Weiwei tại Perez Art Museum Miami (PAMM), hôm 16. 2, một họa sĩ địa phương là Maximo Caminero đã đập vỡ một chiếc bình đời Hán mà Ai Weiwei dùng trong triển lãm.

Nghe tin chiếc bình có giá 1 triệu USD bị đập vỡ, Ai Weiwei chỉ nhún vai cười khinh, nói tác phẩm của ông vẫn thường vỡ thế.

“Nhưng”, Ai nói với AFP, “khi đọc báo thấy họa sĩ kia nói anh ta cố tình đập bình, có lý do hẳn hoi, thì tôi nghĩ nói vậy khó nghe quá… Đó là cảm giác của tôi.”

Ai Weiwei đã sơn những chiếc bình này, thuộc đời Hán, có niên đại khoảng 206BC-220AD, bằng những màu sơn sặc sỡ, cho vào bộ “Coloured Vases“, bày tại Pérez Art Museum Miami. Phía sau là một bộ ảnh 3 tấm lớn, diễn tả Ai thả rơi một chiếc bình (khác) xuống sàn; chiếc bình vỡ tan thành nhiều mảnh. Hành động này để diễn đạt cái ý niệm, rằng những ý tưởng mới, những giá trị mới có thể được tạo ra thông qua sự đập phá thánh tượng.

.

Theo nhật báo Miami New Times, Caminero, người vừa được cảnh sát thả ra hôm 17. 2, có thể phải đối mặt với án 5 năm tù. Anh này gọi hành động đập bình của mình là một sự “phản đối có tính tự phát”, lấy cảm hứng từ những bức ảnh trong triển lãm.

“Tôi vào bảo tàng và thấy những bức ảnh của Ai Weiwei phía sau những cái bình. Trong ảnh, Ai làm rơi một chiếc bình Trung Quốc cổ, làm vỡ nó,” Caminero nói với báo. “Và tôi thấy như thể Ai Weiwei khiêu khích thách tôi cùng nhập đội với ông, trong một hành động phản đối mang tính trình diễn.”

Mục đích của anh, Caminero nói thêm, là hành động thay cho “tất cả những nghệ sĩ tại chỗ nào chưa từng được bày ở bảo tàng tại đây.”

Hình ảnh trên video cho thấy Caminero đập bình

Trong một thông cáo, bảo tàng Pérez Art nói mặc dù chưa thể quy chính xác động cơ của Caminero là gì, nhưng “bằng chứng cho thấy đây là một hành động có tính toán trước.”

“Là một bảo tàng nghệ thuật dành để tôn vinh những nghệ sĩ đương đại và hiện đại trong cộng đồng cũng như trên thế giới, chúng tôi tuyệt đối tôn trọng sự tự do trong thể hiện, nhưng hành động phá hoại này quả thực là phá hoại và thiếu tôn trọng với một nghệ sĩ khác và tác phẩm của người ấy,” bảo tàng nói.

.

Ai Weiwei nói với AFP rằng, trong việc giá cả cái bình, ông không rõ các bước tiếp theo dành cho Caminero sẽ là gì.

“Bạn biết đấy, đó không phải việc của tôi, vì tác phẩm này là do bảo tàng mượn tôi. Tôi nghĩ bảo tàng sẽ có cách xử lý riêng của họ,” Ai nói.

Caminero nói với tờ Miami New Times rằng khi đập cái bình, anh không nhận thấy cái tờ dán giá to vật vã, nghe đâu ghi khoảng 1 triệu USD.

“Tôi không biết cái bình giá chừng đó,” anh nói. “Tôi rất lấy làm tiếc về chuyện đó, thực lòng.”

*

Thôi, chuyện đã thế thì đành phải thế, Caminero chỉ biết tự an ủi rằng giờ đây khối người nhảy vào Google tìm tên anh, xem anh vẽ thế nào. Thì anh vẽ thế này:
 

Maximo Caminero, “Blindando el alma”

 

Maximo Caminero, “Entre la selba”

 

.

 

Maximo Caminero bên tác phẩm của chính mình

 

 

Ý kiến - Thảo luận

12:09 Thursday,1.9.2022 Đăng bởi:  Hoàng Dũng
Bài hay. Chỉ tiếc là người dịch không cho biết nguồn.
...xem tiếp
12:09 Thursday,1.9.2022 Đăng bởi:  Hoàng Dũng
Bài hay. Chỉ tiếc là người dịch không cho biết nguồn. 
22:41 Thursday,3.4.2014 Đăng bởi:  tueejan
Câu chuyện này cho ra nhiều bài học phết. Tôi rất thích thái độ của Ai Weiwei.
1. Tác phẩm đã hoàn thành, đã khắng định giá trị, xong là xong. Tác giả có thể phủ nhận nó để vươn lên cái khác, đạt giá trị mới hơn, sáng tạo hơn. Đó là điều rất nên. Kh
...xem tiếp
22:41 Thursday,3.4.2014 Đăng bởi:  tueejan
Câu chuyện này cho ra nhiều bài học phết. Tôi rất thích thái độ của Ai Weiwei.
1. Tác phẩm đã hoàn thành, đã khắng định giá trị, xong là xong. Tác giả có thể phủ nhận nó để vươn lên cái khác, đạt giá trị mới hơn, sáng tạo hơn. Đó là điều rất nên. Không nên ngủ quên trong cái giá trị của tác phẩm cũ.
2. Không có lý do nào để có thể thông cảm được cho những kẻ đi phá hoại, phủ nhận tác phẩm của người khác - nhất là tác phẩm ấy đã được khẳng định giá trị cao và có vị trí đứng rồi. 
3. Vai trò của nghệ sĩ là sáng tác, là tạo ra tác phẩm. Khi tác phẩm của mình đã có giá trị, được bảo tàng mượn và để bị phá hoại như vậy. Bảo tàng (hay các bên chức năng) phải có trách nhiệm xử lý thật công bằng, kẻ phá hoại phải đền lại mức giá (bằng hoặc cao hơn để phạt đích đáng) cái giá của tác phẩm đã đề ra khi còn nguyên vẹn. Không đền được thì ngồi tù - không có chuyện thông cảm ở đây.
4. Phải có lòng tự trọng của một nghệ sĩ. Muốn khẳng định vị thế của mình (và cả với nhóm nghệ sĩ khác) thì phải thể hiện bằng tài năng. Hãy đưa tác phẩm của anh ra, nếu nó có giá trị vượt hơn thì vị trí trưng bày đó ở viện bảo tàng và trong lòng công chúng, chắc chắn là của anh. Còn khẳng định vị thế của mình bằng thái độ thiếu tôn trọng nghệ sĩ khác, phá hoại tác phẩm của người khác thì tư cách anh không xứng đáng làm nghệ sĩ - đã thế khi tìm hiểu ra tác phẩm của anh kém tài hơn người ta nữa thì anh thật đáng khinh.
:D
 
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

7. 10 tại Eight Gallery:
Đặng Xuân Hòa - Tranh Trừu Tượng

Trần Hậu Tuấn - Thông tin từ Eight Gallery

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả