|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiDamien Hirst đạo tác phẩm? 12. 09. 10 - 11:35 amKhôi Nguyên dịchTừ đám cá mập dầm formaldehyde đến những chiếc đầu lâu khảm kim cương, lâu nay Damien Hirst đã quen với những lời chỉ trích của những người theo chủ nghĩa truyền thống. Nhưng lần này thì hơi khó nuốt, khi ngày 8. 9. 2010, có cáo buộc rằng Hirst đã phạm tội “đạo”: không ít hơn 15 tác phẩm được làm trong những năm qua theo phong cách mà Hirst tự gọi là độc đáo thì nay bị cho là “lấy cảm hứng” từ người khác. Trong danh sách những tác phẩm bị cáo buộc có In the Name of the Father, Pharmacy, cũng như một số tranh chấm và tranh xoay. Trước đó, Hirst đã phải đối mặt với lời cáo buộc rằng những đầu lâu khảm kim cương là sản phẩm của óc tưởng tượng… của các nghệ sĩ khác, thêm lần này, các các buộc cho rằng cả “con cừu bị đóng đanh”, những tủ đựng thuốc, tranh xoay, tranh chấm, sắp đặt một quả bóng trên một cái máy bay, những hình cảnh tế bào ung thư và hình ảnh giải phẫu học… cũng đều là “đạo” cả. Charles Thomson, nghệ sĩ và là nhà đồng sáng lập Stuckists, một nhóm chuyên đấu tranh cho nền nghệ thuật truyền thống, trên số mới nhất của tạp chí mỹ thuật Jackdaw đã bàn về các tác phẩm mà Hirst bị cáo buộc là đạo. Thomson đưa ra 15 thí dụ, với 8 cái được cho là các trường hợp “đạo” mới, trong đó có những tủ thuốc mà Hirst trưng bày lần đầu vào năm 1989, và khai triển thành một cái lớn hơn – to bằng cả một căn phòng – gọi là Pharmacy. “Năm 1943, Joseph Cornell cũng từng trưng bày một cái tủ với các ngăn xếp đầy chai lọ, gọi là Pharmacy,” Thomson nói. Từ đám tranh xoay cho tới sắp đặt bóng bay của Hirst chẳng có cái nào là nguyên gốc, Thomson thêm, và chứng minh là cả hai cái đều đã được người khác làm từ những năm 1960. “Hirst mông má mình như một nghệ sĩ lớn, nhưng nhiều tác phẩm của ông ta có mặt trên đời chỉ vì đã có những nghệ sĩ khác từng nghĩ ra ý tưởng gốc, rồi bị ông ta chôm chỉa,” Thomson nói. “Hirst là một ca đạo tác phẩm mà trong khoa học hay văn học là không thể chấp nhận được.” John LeKay, một nghệ sĩ Anh khác, nói ông từng nghĩ ra việc đóng đinh xác một con cừu lên thập giá gỗ vào năm 1987, thế rồi lại thấy Hirst làm đúng ý tưởng đó. Trước đấy, vào năm 2007, LeKay tuyên bố từ năm 1993 ông đã tiến hành khảm trang sức cho đầu lâu, trước cả khi Hirst làm. Lori Precious, một nghệ sĩ Mỹ, nói từ 1994 cô đã xếp cánh bướm lên các chất liệu để giả bộ cửa sổ kính màu. 1994, nghĩa là trước khi Hirst làm việc này rất nhiều năm. Bắt chước có thể cũng không đến nỗi nặng nề thế nếu Hirst không ẵm cả danh tiếng nghệ thuật lẫn tiền bạc nhờ những ý tưởng này, cả LeKay lẫn Precious đều nói. LeKay chưa bao giờ bán được cái gì trên 3.500 bảng, trong khi bộ ba cừu đóng đanh của Hirst bàn được tới giá (nghe nói) 5.7 triệu bảng. Tranh cánh bướm của Precious thì chỉ bán được 6.000 bảng, còn tranh cánh bướm của Hirst bán được những 4.7 triệu. Trong khi Hirst là một trong những người giàu nhất nước Anh, thì LeKay không sống nổi bằng nghệ thuật. Buộc tội Hirst đã không thành thật về việc lấy ý tưởng từ đâu, LeKay nói: “Ông ta đúng ra chỉ cần nói sự thật.” Mặc dầu LeKay thừa nhận nghệ sĩ vẫn hay tìm cảm hứng từ lẫn nhau, nhưng ông bảo, nghệ sĩ lớn thì từ ý tưởng chung phải tạo ra những tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân và độc đáo của chính mình. Ông nói, “Damien thì thấy một ý tưởng, bẻ cong quẹo đi một tẹo, làm sao nó có tính thương mại hơn. Ông ta không phải loại họa sĩ có được cảm hứng nhờ soi rọi nội tâm. Ông ta chỉ giỏi tìm kiếm ý tưởng từ người khác. Tác phẩm thì hời hợt…” Vào những năm 1990, cả hai là bạn của nhau và làm chung với nhau vài triển lãm, có lẽ đó chính là lúc Hirst nhìn thấy cừu của LeKay. Từ ngày đó, LeKay mải mê theo đuổi đạo Phật hơn là giàu sang vật chất, vì thế nay ông cũng không định đòi Hirst phải đền bù gì mình. Precious thì nhớ lại đã đau ra sao khi nhìn thấy những bức tranh bướm của Hirst trên một tờ báo. “Các bạn nghệ sĩ và nhà sưu tập gọi tôi, nói không thể tin nổi sao tác phẩm của hai người lại giống nhau thế, mà… thoạt tiên tôi cũng tưởng đó là tác phẩm của tôi cơ!” Mặc dầu không hoàn toàn giống hệt nhau, nhưng Precious nói, “Cũng cùng chất liệu cả (cánh bướm) và cùng ý tưởng (làm giả cửa kính màu)“. Không đủ tiền để mà kiện tụng, Precious từ lâu đã không làm tranh bướm. Năm 2000, Hirst từng đồng ý trả một số tiền (không được tiết lộ) để bãi nại một vụ kiện về bản quyền của một nhà thiết kế và một nhà sản xuất, về một món đồ chơi giá gốc có 15 bảng, trông giống hệt một bức tượng của Hirst cao 20 bộ, bằng đồng, có tên Hymn vẫn được người người ca tụng. David Lee, tổng biên tập tờ Jackdaw, nói Hirst phải thừa nhận mình có tội thôi, thế mới đền bù được cho các nghệ sĩ. “Việc sẵn sàng trả tiền bịt miệng như thế là đủ cho thấy ông ta biết mình đang đạo tác phẩm của người khác rồi còn gì.” Hirst từ chối bình luận.
Ý kiến - Thảo luận
4:09
Thursday,21.10.2010
Đăng bởi:
Mare bito
4:09
Thursday,21.10.2010
Đăng bởi:
Mare bito
Bài gốc ở đây:
http://www.guardian.co.uk/artanddesign/2010/sep/02/damien-hirst-plagiarism-claims Tôi chưa đọc kỹ lại để check xem là tác giả dịch hay chỉ biên soạn từ nhiều bài khác nhau, nhưng có vẻ nội dung chủ yếu là từ đây, mong là bạn Lucy thấy có ích.
17:39
Monday,13.9.2010
Đăng bởi:
admin
Bài do cộng tác viên gửi đến và có lẽ là bài tổng hợp Lucy à. Trừ bài nào trúc trắc và đọc không hiểu thì bọn mình đòi link, không thì không đòi link bạn ạ.
...xem tiếp
17:39
Monday,13.9.2010
Đăng bởi:
admin
Bài do cộng tác viên gửi đến và có lẽ là bài tổng hợp Lucy à. Trừ bài nào trúc trắc và đọc không hiểu thì bọn mình đòi link, không thì không đòi link bạn ạ.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
http://www.guardian.co.uk/artanddesign/2010/sep/02/damien-hirst-plagiarism-claims
Tôi chưa đọc kỹ lại để check xem là tác giả dịch hay chỉ biên soạn từ nhiều bài khác nhau, nhưng có vẻ nội dung chủ yếu là từ đây, mong là bạn Lucy thấy có ích.
...xem tiếp