|
|
|
|||||||||||||
Đi & ỞHọc và Đọc – Phần 1: Trung Quốc với Việt Nam giống nhau nhiều quá 02. 04. 14 - 9:14 pmPhạm Tuấn Anh(SOI: Bài viết này được Phạm Tuấn Anh, tức Gấu, viết từ 2001. Bài được post trên trang Học Thế Nào – hocthenao.vn. Post trên Soi, bài sẽ được chia làm 4 phần để các bạn đọc được kỹ và dễ thảo luận – dạo này các bạn ít thảo luận ghê :-). Tên mỗi phần nhỏ do Soi đặt. Cảm ơn Gấu nhiều.) Khi ở Hà Nội, tôi thường lên Thư viện Quốc gia ở Tràng Thi để làm việc. Nói là để làm việc cho oai, nhưng thực ra là còn nhiều lý do khác nữa. Một trong những lý do đấy là để nói chuyện với các bạn khác lên học ở thư viện. Từ thời tôi còn đi học đại học đến nay cũng được vài năm rồi nên so với các bạn sinh viên vẫn lên thư viện để học hành chuẩn bị cho thi cử tôi bây giờ là thế hệ anh lớn. Anh lớn mà lại có chút thành đạt thì hay được các em hỏi han về kinh nghiệm học hành thi cử. Cả kinh nghiệm và thành đạt của tôi, như nhiều người quen tôi đều biết, gắn liền với việc thành công trong việc học tiếng Anh rồi sử dụng tiếng Anh để đạt được các mục tiêu thiết thực khác. Các bạn sinh viên bây giờ quan tâm đến việc chuẩn bị để đi học ở nước ngoài nhiều hơn thời tôi còn đi học. Điều này cũng dễ hiểu. Ngày xưa, xin được học bổng đi học nước ngoài là một ý định mà thành công phụ thuộc nhiều vào may rủi và hoàn cảnh. Ngày nay, vai trò của may rủi và hoàn cảnh không còn nặng nề như thời trước. Có ý định, bạn sinh viên sẽ cần có thêm ý chí, quyết tâm và đường đi nước bước dần dần sẽ tự mở ra trước mặt. Việc có được học bổng tuy thế lại mới chỉ là một nửa thành công, nửa kia phụ thuộc vào việc bạn sẽ học như thế nào khi ở nước ngoài. Điều này, các bạn đã đi học như tôi đều hiểu là rất quan trọng. Việc học bằng ngoại ngữ trong một môi trường học vấn khác cơ bản môi trường học ở Việt Nam là một trong những trở ngại làm nhiều sinh viên Việt Nam học giỏi chưa phát huy được hết trình độ và khả năng của mình. Một vài lời khuyên từ những người đi trước sẽ có ích cho bạn. Tôi viết bài viết này với ý định cung cấp cho các bạn đi sau một vài lời khuyên về việc học, đọc, viết bằng tiếng Anh đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của tôi. Tôi hạn chế việc áp dụng những lời khuyên này trong môi trường đại học ở Mỹ, là môi trường duy nhất ngoài Việt Nam mà tôi biết đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của phần lớn các bạn. Những gì tôi viết ra tôi đã từng nói hay nghĩ những lúc “trà đá, kẹo lạc” với các bạn ở Thư Viện Quốc Gia Hà Nội. Tôi tổng kết lại ở đây để các bạn đọc và chúc các bạn gặp nhiều may mắn trong con đường học tập của mình. HỌC 1.Học như thế nào? Như nhiều bạn quen đều biết, hiện nay (9/2001) tôi đang làm việc ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Xem xét dưới góc độ những vui buồn lịch sử, thì Bắc Kinh là một trong những địa điểm có thể để lại cho một người Việt Nam nhiều suy nghĩ về quá khứ và sự ràng buộc của nó với hiện tại. Có thể nhiều bạn không đồng ý với tôi nhưng sau một thời gian sống ở Bắc Kinh và làm bạn với nhiều người Trung Quốc, ấn tượng của riêng tôi là Trung Quốc với Việt Nam giống nhau nhiều quá. Khi người ta nói hai địa điểm, hai quốc gia giống nhau, thông thường người ta chỉ so sánh những điểm tương đồng địa lý, ví dụ như khi nói Li Băng là Thụy Sỹ của Trung Đông là người ta so sánh đồi núi trập trùng và băng tuyết. Điểm tương đồng của Việt Nam với Trung Quốc tuy thế lại không hạn chế về mặt địa lý mà là về tổng thể con người (human landscape.) Tôi sẽ bỏ qua không nói đến những nét tốt nét xấu trong tương quan so sánh tưởng như dĩ nhiên này mà chỉ tập trung nói về cách học của những người trẻ tuổi ở cả hai nước. Bất kể việc quan hệ Việt-Trung có một thời gian gần đây băng giá kéo dài, quan niệm về việc học (như thế nào, cái gì, khi nào, ở đâu) của thanh niên hai nước gần như là dập khuôn của nhau. Điều này, như các bạn có thể đã nghĩ trước một bước và nhận ra trước khi tôi kịp nói, là có nguồn gốc từ những tương đồng văn hóa sâu sắc và lâu dài. Những điểm tương đồng này phần nhiều đều bắt nguồn từ hệ tư tưởng và học vấn Nho Giáo mà hai nước chia sẻ. Đối với Việt Nam, ban đầu là bị ép buộc phải chấp nhận nó, về sau chúng ta đã yêu thương nó thái quá và biến nó thành của mình. Tư tưởng Nho giáo Việt Nam tuy có những khác biệt mang tính địa phương nhưng về tổng quan lại song hành từng bước một với cái gốc của nó là Nho giáo Trung Quốc. Ngày xưa khi thế giới quan của chúng ta chỉ có Việt Nam và Trung Quốc là đáng kể, các cụ chúng ta làm thơ hay viết văn vẫn dùng điển cố Trung Quốc; từ cách hành văn, chấm bài, phạt phạm quy phạm húy đến cách mài mực, phạt học trò và vô số các thứ khác nữa mà các bạn có thể tự tìm ra đều trích ngang từ cách làm Trung Quốc. Do những tương đồng xã hội và chính trị thủa xa xưa, động cơ và phương pháp học, dù đặt ra bởi người dạy hay người học, ở Việt Nam hay Trung Quốc cũng giống nhau nốt. Tôi liệt kê ra một vài điểm thế này: – Học tập là con đường tiến thân duy nhất (nếu không…biết võ) – Hành lễ quan trọng hơn kiến thức – Văn chương quan trọng hơn toán pháp – Chú trọng khả năng ghi nhớ – Áp đặt trong khuôn khổ Chí ít là khi còn ở trong nước, hậu quả của những đặc điểm trên đối với việc học của chúng ta là: – Chúng ta học để tiến thân hơn là để có kiến thức – Chúng ta đặt hòa thuận lên trên tranh luận để tìm ra sự thật – Chúng ta coi trọng lý thuyết hơn là ứng dụng và thực hành – Mặc dù rất nhanh nhạy trong việc bắt lấy những thứ mới, về bản tính chúng ta thích dùng những thứ có sẵn, quen thuộc hơn là suy nghĩ tạo ra những thứ mới. – Chúng ta xuất sắc trong việc làm theo và quy tắc hóa những thứ có sẵn. Tôi đã nghe nhiều bạn Trung Quốc và Việt Nam khoe rất mãn nguyện là mấy năm sau khi học xong đại học họ chưa đọc một quyển sách nào cả. Đây là ví dụ về việc học để tiến thân. Kiến thức chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích. Trong các mailing list của người Việt, việc tranh cãi thường bị phe quản trị diệt luôn khi nó vừa xuất hiện với lý do làm mất đoàn kết. Tranh cãi tất nhiên có nhiều loại. Có những thứ thật sự là vô ích, nhưng phần lớn đều để tìm ra một câu trả lời đúng. Nếu chỉ vì đoàn kết mà không chịu tìm ra câu trả lời đúng thì dắt tay nhau trong bóng tối phỏng có lợi ích gì? Đây chính là lý do mà phương pháp học theo kiểu thảo luận lớp chưa có được chỗ đứng trong học đường cả ở Việt Nam cả ở Trung Quốc. Nếu kiến thức chỉ là phương tiện thì miễn là nó đưa được mình đến chỗ mình cần đến là xong bất kể nó là kiến thức loại gì hay ai đặt ra. Nếu nhà trường đề ra 10 môn học cụ thể cho một năm học thì không cần biết mình có cần những kiến thức đó không, cứ học và thi cho qua là được. Đây là lý do mà nhiều bạn học đại học ở Việt Nam và Trung Quốc hay quên kiến thức chuyên môn ngay khi khóa học vừa xong. Cảm giác xúc động vì có thêm kiến thức chỉ vì nó là kiến thức đối với chúng ta khá là xa lạ. Đã quen sống trong khuôn khổ, chúng ta sợ những vùng đất mới, sợ khám phá, sợ bị lên án là ngược đời, kiêu căng, tập tọng đòi hơn người. Trí sáng tạo vì thế bị suy giảm, sự ù lì nhờ đó tăng lên. Trong những bão táp của thế sự xoay vần, một sinh viên mới tốt nghiệp đại học ở Việt Nam hay Trung Quốc không khác mấy một ngọn nến lắt lay trong gió. Đã biết là đại học không chuẩn bị cho họ để đứng vững và có đủ tự tin nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn hy vọng là kinh nghiệm thực tế từ nay có thể thay cho kiến thức. Nếu có học thêm cũng chỉ là để vượt vũ môn lần nữa. Nếu có sáng tạo ra gì cũng chỉ để tiến thân cao hơn. Người Trung Quốc rất giỏi trong việc sản xuất hàng loạt nhưng không giỏi trong việc chế tác hoặc nếu có cũng là những thứ không thực dụng. Ở Bắc Kinh, tôi có lần mua một cái phone card. Cái đồ dùng vài lần rồi bỏ này rõ ràng là không cần phải hoa mỹ làm gì, chỉ cần một mảnh giấy con cũng là đủ thế mà tôi nhận được một thanh plastic dầy khoảng 3mm, có một dãy đèn ở trên và hai nút bấm mà nếu bấm vào thì sẽ có tiếng điện thoại kêu nhiều kiểu lạ tai. Thử tính xem bao nhiêu nguồn lực vật chất (pin, đèn, nhựa) và tâm lực đã bị phí phạm vào việc sản xuất thứ đồ quái gở này. Ví dụ về việc quy tắc hóa mọi thứ là về việc các bạn Trung Quốc đi thi các bài thi tiêu chuẩn như TOEFL, GRE, GMAT, vv. Như các bạn đều biết, sinh viên Trung Quốc luôn đứng hàng đầu trong các kỳ thi này, vượt qua cả người Mỹ bản xứ là nơi sản sinh ra loại hình thi cử này. Nhìn kết quả, ta nghĩ ngay là người Trung Quốc phải giỏi toán, lý luận và cả tiếng Anh hơn người Mỹ. Nếu không thế thì chẳng có lý nào họ lại được điểm cao như thế? Tôi đã gặp một người bạn của một người bạn Trung Quốc, nổi tiếng vì thi TOEFL, GRE, GMAT đều đạt điểm gần tuyệt đối. Tôi rất thất vọng vì anh này khi viết tiếng Anh trong email thì trình độ chỉ như trẻ con lớp Năm bên Mỹ, đến lúc trực diện thì còn thất vọng hơn vì nói tiếng Anh chẳng câu nào ra câu nào, văn phạm thì còn có thể chấp nhận được nhưng cách sắp xếp lộn xộn các ý tưởng thì rất khó bỏ qua. Kết luận của tôi là anh này trí nhớ và khả năng tuân thủ và tạo mới quy tắc đều rất tốt nhưng ngoài những thứ này ra thì chẳng còn gì hơn. Sinh viên Trung Quốc có những người cả đời chưa đọc một quyển sách tiếng Anh nào, chưa tiếp xúc với một người bản xứ nào và chỉ học tiếng Anh theo kiểu các quy tắc từ sách vở của người Trung Quốc soạn cho người Trung Quốc học, ví dụ một quyển tên là “5.000 mẫu câu tiếng Anh.” Cách học của những sinh viên “xuất sắc” là nhớ cho kỳ hết 5.000 mẫu câu trên, và mỗi câu lại được họ biến thành một quy tắc máy móc riêng biệt phải có bằng đấy từ, bằng đấy dấu chấm dấu phẩy. Lần sau khi nhìn thấy câu đấy hay tương tự thế thì họ nhận ra ngay, nhưng bảo họ tự viết ra một câu kiểu như thế thì họ thường rất lúng túng. Lúng túng cũng là phải, bây giờ biết lấy quy tắc nào để ghép vào quy tắc nào nếu các từ họ biết đều được biến thành những quy tắc riêng biệt. * (Còn tiếp) Ý kiến - Thảo luận
12:24
Sunday,6.4.2014
Đăng bởi:
Gét gấu chúc
12:24
Sunday,6.4.2014
Đăng bởi:
Gét gấu chúc
Bài này đến giờ vẫn sống động. Vì những lý do riêng, tôi thích câu này:
"Hành lễ quan trọng hơn kiến thức" Một chi tiết nữa là trò cóp pi của người Trung quốc. Tôi có đọc một vài tiếng Nga (của Argument i facty, chẳng hạn, tôi có thể tìm đường dẫn trên Internet), họ cũng cảm nhận gần như bạn về trò "đạo" của người Tàu. Quan trọng là người Nga rút ra kết luận: cái gì lợi cho họ thì họ bảo tốt, cái gì không lợi cho Hảo hán thì là pú hảo. Bạn có nghĩ là các Việt khôộng cũng thế không? (không nhất thiết trả lời - nếu các bài sau của bạn có chạm đến vụ này). Lại nói về Nga la tư. Rất giống với Úc cơ lai lả (Ukraina - còn nhờ có một đại VIP ở xứ Đại Kồ, một đc XYZ, không lói được tên của lước lày, làm các bạn Ukraina của tôi rất cáu xườn). Nga và Ukraina được ví là hai nước giống nhau. Nhưng lại rất khác nhau. Một đằng là Gấu, rất cuồng tín (cái lày không phải tui lói) giống như Hán văn Rồng. Còn Tiều Nga (Uy cờ ren) và Đại Kồ khá giống nhau ở chố là "tí ti giôn, tí ti noa" (vô chánh phủ - Makhno cả trong thế kỷ 21), nhưng lại vừa quay quắt vừa cang cường... Ý của tôi là sự giống nhau của TQ và VN là tưởng là vậy mà hổng phải vậy è...
12:05
Sunday,6.4.2014
Đăng bởi:
Mạnh về Riềng
@phongsa
Phát hiện của bạn thú vị, khá tinh tế. Thích câu kết: quên phối hợp từ đầu (lọ mọ bò theo chi tiết quên mịa nó "đại kục). Hổi học tiếng Nga tui thấy đau khổ vì không bằng một số thằng ku khác, theo nghĩa là mình Ngu kông chuyển lúi hơn ló. Ví zụ từ bezumnyi, ghép từ bez ...xem tiếp
12:05
Sunday,6.4.2014
Đăng bởi:
Mạnh về Riềng
@phongsa
Phát hiện của bạn thú vị, khá tinh tế. Thích câu kết: quên phối hợp từ đầu (lọ mọ bò theo chi tiết quên mịa nó "đại kục). Hổi học tiếng Nga tui thấy đau khổ vì không bằng một số thằng ku khác, theo nghĩa là mình Ngu kông chuyển lúi hơn ló. Ví zụ từ bezumnyi, ghép từ bez (không có) và um - (thông minh), tôi không nhận thấy từ gốc và từ căn chi mô con mịa gì, cứ dùng bừa. Sau khi thấy thằng kia phân tích, tôi xịu mặt, thấy tự ti về mình. Cô giáo người Nga (hơi thích tôi, và tôi rất thích cô, theo kiểu em thích chị) bảo tui: "đừng lo, zatô (được cái) mày vận dụng nhanh hơn nó". Tui bèn ssướng đến tận giừ (khoảng hơn 3 choạc lăm xau). Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
"Hành lễ quan trọng hơn kiến thức"
Một chi tiết nữa là trò cóp pi của người Trung quốc. Tôi có đọc một vài tiếng Nga (của Argument i facty, chẳng hạn, tôi có thể tìm đường dẫn trên Internet), họ cũng cả
...xem tiếp