|
|
|
|||||||||||||
Tin tứcThử gan nhau bằng một bảo tàng… 20. 04. 14 - 8:38 amHữu Khoa tổng hợpLần đầu tiên trên thế giới, một bảo tàng dành riêng cho sự kiện đẫm máu Thiên An Môn được ra đời, tại… Hong Kong. Từ đây đến thứ Bảy tuần sau, 26. 4. 2014, đợi xem nó có được mở cửa như đã dự tính không, nhưng hôm thứ Sáu, 19. 4, nhà tổ chức nói, bảo tàng này có mục đính muốn “hướng khách tham quan người Hoa đến việc đấu tranh cho dân chủ” (tại Trung Quốc). Chính quyền Trung Quốc không nói gì. 25 năm sau sự kiện Thiên An Môn, bảo tàng này ra đời là “để tưởng nhớ những người đã bị giết trên quảng trường” này, vào đêm ngày 3, rạng sáng ngày 4 tháng Sáu, năm 1989. Tại Trung Quốc lục địa, dĩ nhiên nhắc tới sự kiện này là bị cấm, và nhiều người dân lục địa thậm chí còn không biết về nó… Bảo tàng được tổ chức Alliance in Support of Patriotic Democratic Movements of China (Liên minh Trợ giúp các Phong trào Dân chủ Ái quốc Trung Quốc Phong trào Dân chủ Ái Quốc?) tài trợ. Đây cũng là tổ chức hàng năm đều tiến hành lễ thắp nến cầu kinh ngày 4 tháng Sáu, với mấy vạn người tham gia – nhắc lại là “hàng năm”. Chủ tịch tổ chức này là Lee Cheuk-yan – một nhân vật “chống Cộng” kịch liệt. Lee cho biết tổ chức này sẽ dùng các mạng xã hội, kể cả mạng Weibo – một thứ Twitter Tàu – để quảng bá cho bảo tàng này. Bảo tàng rộng tới 74.000m2, trong khu thương mại Tsim Sha Tsui nổi tiếng sầm uất. Tại đây sẽ trưng bày hình ảnh của các cuộc biểu tình, hình ảnh của cuộc tàn sát, có cả bức ảnh “Tank Man” chụp một người dân nhìn chằm chằm một hàng dài những xe quân sự nối đuôi nhau. Trong bảo tàng cũng sẽ có bức tượng Thần Dân chủ cao hai mét, giống với bức tượng đã từng được dựng ở quảng trường Thiên An Môn trong thời gian biểu tình, 25 năm trước.
Hiện tại, (các) chủ nhân khu thương mại bên trong có “chứa” bảo tàng này đang dọa sẽ kiện, vì cho rằng bảo tàng đã vi phạm về sở hữu quyền, gây rắc rối cho những người mướn nhà, do những hoạt động chính trị của bảo tàng. Tuy nhiên, người đứng đầu nhóm bảo tàng, là Lee, nói: “Chúng tôi có căn cứ pháp luật đầy đủ, chúng tôi tự tin sẽ đối diện được với những khó khăn về luật, và bảo tàng này sẽ được mở cửa liên tục.” Tất cả đều chờ đợi xem diễn biến thế nào, nhất là lại ở Hong Kong – một nơi mà Trung Quốc rất muốn mang lại một hình ảnh “tự do, thoải mái” (dĩ nhiên là đừng “quá trớn”) Có người bảo, đây đều là những phép thử gan nhau, cả ông bảo tàng lẫn ông chính quyền, và sự “chưa nói gì” đồng thời cũng là một phép để chính quyền Trung Quốc thử lòng dân Hong Kong, xem thử sau bao nhiêu năm về lại với “mẫu quốc”, họ đã bắt đầu biết tự xử trí trong những tình huống kiểu thế này chưa. Ý kiến - Thảo luận
14:08
Monday,21.4.2014
Đăng bởi:
Tỉm Sấm
14:08
Monday,21.4.2014
Đăng bởi:
Tỉm Sấm
Cẩn thận nếu các ông chủ của khu thương mại không tự đứng ra giải quyết theo kiểu dân sự thì sẽ mất cái khu này. Khu Tsim Sha Tsui là một miếng mòi ngon, rơi vào tay mấy ông lục địa rồi thì Hong Kong kể như đứt một ngón trỏ.
18:50
Sunday,20.4.2014
Đăng bởi:
Lưu Sơn
Chắc là sẽ không khai trương được rồi. Mà kể ra cả cái bảo tàng này chỉ nhằm mục đích cho người ta nhớ lại hận thù vụ Thiên An Môn thì âm khí cũng cao, vào u ám chết. Một khởi đầu với đầy sân hận như thế liệu sẽ tới đâu...
...xem tiếp
18:50
Sunday,20.4.2014
Đăng bởi:
Lưu Sơn
Chắc là sẽ không khai trương được rồi. Mà kể ra cả cái bảo tàng này chỉ nhằm mục đích cho người ta nhớ lại hận thù vụ Thiên An Môn thì âm khí cũng cao, vào u ám chết. Một khởi đầu với đầy sân hận như thế liệu sẽ tới đâu...
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp