Nhiếp ảnh

James Morgan chụp dân Bajau đánh bắt hải sản bằng chất độc cyanide 18. 09. 14 - 6:12 am

Hoàng Lan st và dịch

Tộc Bajau Laut là tộc người hải thượng du mục (sống lênh đênh trên biển) hiếm hoi còn sót lại của thế giới. Xuất thân từ một nhóm thiểu số gốc Malaysia, trong hàng thế kỉ họ gần như dành cả cuộc đời của mình cho biển, mưu sinh trên các vùng biển hẹp giữa Malaysia, Philippines và Indonesia. Thời nay, số lượng người Bajau sinh con trên thuyền gần như không còn nữa, nhưng biển cả vẫn là sân chơi của trẻ em Bajau.

Nhiếp ảnh gia James Morgan đã có một bài phóng sự ảnh rất hay về tộc người này:

Bé Enal đang chơi đùa với con cá mập – loài mà trẻ con Bajau nuôi làm “thú cưng” thay cho cún.

 

Vùng tam giác san hô là một vùng biển bao la, với khoảng 6 triệu km2, bao phủ Indonesia, Malaysia, Đông Timor, Papua New Guinea, Philippines, cũng như quần đảo Solomon. Người dân thường ví khu vực này như một “Amazon biển”, tập trung khoảng 75% giống san hô của thế giới và là nơi cư ngụ của hàng ngàn giống cá voi, cá mập, rùa biển, cá ngừ và các loài cá san hô khác. Rất nhiều loài trong số đó đang lâm vào nguy cơ bị tuyệt chủng.

 

Vốn có truyền thống săn bắt, người Bajau chủ yếu tự cung tự cấp bằng các hoạt động đánh bắt cá (dùng dụng cụ như lao, lưới, và lưỡi câu). Họ là những thợ lặn tự do bậc thầy, có thể ngụp xuống độ sâu phi thường hòng tìm ngọc trai, hải sâm; họ còn biết săn cá bằng súng phóng lao tự chế. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng đánh bắt cá quá độ từ tàu bè của các công ty cung cấp lớn đang bủa vây và làm cạn kiện nguồn mưu sinh của họ, khiến cuộc sống của tộc Bajau đang trở nên ngày một khó khăn.

 

Kết quả là, các kĩ thuật đánh bắt truyền thống dần mai một, người Bajau giờ chuyển sang dùng cyanide (một loại bom phóng hỗn hợp natri cyanide để làm cá bất tỉnh rồi bắt sống), và dùng thuốc nổ. Đây là hậu quả của sự thao túng cũng như thương mại hóa thị trường buôn bán cá sống – ngành công nghiệp với trị giá khoảng 1 tỉ USD trên mỗi năm. Trong hình: anh Jatmin – chuyên gia bắt bạch tuộc đang đem con mồi anh mới giết bằng lao về chiếc thuyền của anh, neo tại vùng nước nông của bờ biển Sulawesi, Indonesia.

 

Jatmin trồi lên cạn với con bạch tuộc. Cây súng phóng lao của người Bajau rất hữu dụng để kéo những con mồi (như chú bạch tuộc này) ra khỏi hang trú ẩn.

 

Ibu Ani dõi theo con trai Ramdan, anh đang lặn tìm sò tại một rặng san hô. Chồng Ani đã mất vì bệnh giảm áp (thường gặp ở những người hay phải lặn sâu, làm việc tại hầm mỏ sâu dưới đất), bây giờ bà Ani sống dựa vào con trai trong những tháng ngày họ cùng lang bạt trên biển.

 

Bài học tự mưu sinh bắt đầu từ nhỏ, khi trẻ con rèn luyện các kĩ năng thiết yếu để mò cua bắt ốc ở vùng nước cạn.

 

Anh Pak Lapoli đang chỉ cho nhiếp ảnh gia James Morgan cách sử dụng cyanide để bắt cá mú, hòng cung cấp cho thị trường buôn hải sản của vùng san hô này. Kali cyanide hủy hoại cả quần thể san hô, bởi dòng hải lưu sẽ đưa hợp chất độc hại này lan tràn rộng khắp. Nghiên cứu còn cho thấy dùng cynide về lâu dài còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn cả việc đánh bắt cá bằng chất nổ.

 

Công ty cung cấp sẽ mua lại cá từ tay tộc Bajau, rồi họ chuyển chúng đến một cơ sở nuôi trữ ở Bali – nơi họ giữ chúng tươi sống trong các hồ cá, chờ vận chuyển sang Hong Kong hoặc Trung Quốc đại lục.

 

Qua hàng ngàn dặm, những con cá mú kết thúc hành trình của mình trên bàn ăn tại nhà hàng Jumbo nổi tiếng ở Hong Kong, với giá khoảng 1000 đô HK (130 USD) trên 500g. Dù rằng người Bajau buộc phải đánh bắt chú bằng những phương thức nguy hiểm, phá hoại môi trường, nhưng hiện tại chẳng có cách nào để nhà hàng hoặc thực khách biết rõ con cá mình xơi đến từ đâu; và quan trọng hơn là biết được người ta đánh bắt chúng ra sao.

 

James Morgan (sinh năm 1986) là phóng viên ảnh kiêm nhà làm phim từng đạt nhiều giải thưởng. Anh chủ yếu công tác khắp châu Á, châu Phi, Nam Mỹ; chụp ảnh cũng như quay phim cho các dự án của WWF, BBC, Sunday Times, New York Times, Guardian và nhiều tổ chức khác. Loạt ảnh của James về tộc người hải thượng du mục Bajau đã thắng vô số giải thưởng, chúng liên tục được xuất bản, tái xuất bản, và đem đi triển lãm khắp thế giới. James chu du qua hơn 60 quốc gia, có khả năng thích nghi với bất cứ môi trường làm việc nào, và có thể nói tiếng Anh, Malaysia, Tây Ban Nha, Iceland, lẫn Indonesia.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ca ngợi hay chửi rủa (có bổ sung)

Nguyễn Thị Huệ Hữu vs Ng. H. Phương Lan

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả