Nghệ sĩ Việt Nam

Bác ấy tên gì nhỉ!? 07. 05. 14 - 8:32 am

Lương Lưu Biên

Bác người mẫu – tranh Lương Lưu Biên

Hôm qua tôi post lên FB một bài vẽ hình họa khoe chơi, một bạn sinh viên đang học trong trường vào comment và báo rằng bác người mẫu trong bài vẽ ấy đã mất – mất năm ngoái vì một cơn tai biến đột ngột.

Lặng người đi trong giây lát. Buồn.

Dù rằng ít trò chuyện cùng bác người mẫu ấy, nhưng tôi vẫn có cảm giác gần gũi. Có lẽ họa sĩ và các sinh viên mỹ thuật vốn tin vào sự hiểu nhau bằng mắt, hiểu những tình cảm biểu hiện trên sự căng thẳng và mềm mại của từng khối cơ, nhất là trên chân dung – chúng thật hơn những lời giao tiếp vay mượn.

Tôi nhớ bác thường cười mỉm trong yên lặng, có thể bác đang nghĩ về những bạn sinh viên đương vẽ bác, nghĩ tới những câu chuyện vui buồn nào đó rất riêng… cứ thế trong khoảng thời gian dài yên ắng, với tiếng bút chì sột soạt. Một nụ cười gần gũi và hiền lành.

Bác đã làm mẫu nhiều năm rồi, nhiều thế hệ sinh viên hàng ngày vẽ bác đến thuộc lòng. Họ bóc tách con người, tình cảm của bác mỗi buổi vẽ. Và làm mẫu có lẽ cũng là một việc giãi bày trong yên lặng.

Bác người mẫu trong một bài vẽ khác của tôi

Bác người mẫu ra đi, gửi hình ảnh rải rác đây đó trong các bài vẽ sinh viên, gửi tâm tình của mình kín đáo đây đó trong các kho tranh bài vở. Các họa sĩ ra trường, trưng bày cho công chúng thưởng lãm nhũng bức vẽ chắc chắn còn chứa nhiều những hình hài quen thuộc của những buổi luyện hình họa với các người mẫu – những con người người âm thầm, kín tiếng với xã hội, ngược hẳn với các họa sĩ.

Họa sĩ bộn bề rồi quên mất những cống hiến của những người thầm lặng ấy, cho đến khi một tin xấu báo đến.

Tôi xin thành kính cảm ơn những đóng góp của bác, của những người mẫu khác nữa cho việc học của các sinh viên mỹ thuật, cho công việc của các họa sĩ tương lai.

Mong bác yên nghỉ thanh thản!

Thật tệ, tôi mãi vẫn không nhớ ra bác tên gì…

Ý kiến - Thảo luận

21:40 Monday,19.5.2014 Đăng bởi:  Ngô Đồng

Ồ. 
Anh Tất Sinh mất rồi sao. Thật thương anh ấy quá.
Nhà anh ấy hai đời làm mẫu ở trường Mỹ Thuật thành phố HCM.
Cha của anh ấy là ông  Tất Như, cũng làmẫu từ trước năm  1975 và mất mấy năm về trước. 
Anh ấy vào làm mẫu ở trường  khoảng những năm 1976 - 1977 lúc ấy còn trẻ , chỉ khoảng ngoài  20 một tí.


...xem tiếp
21:40 Monday,19.5.2014 Đăng bởi:  Ngô Đồng

Ồ. 
Anh Tất Sinh mất rồi sao. Thật thương anh ấy quá.
Nhà anh ấy hai đời làm mẫu ở trường Mỹ Thuật thành phố HCM.
Cha của anh ấy là ông  Tất Như, cũng làmẫu từ trước năm  1975 và mất mấy năm về trước. 
Anh ấy vào làm mẫu ở trường  khoảng những năm 1976 - 1977 lúc ấy còn trẻ , chỉ khoảng ngoài  20 một tí.

 
1:08 Friday,9.5.2014 Đăng bởi:  Art More

Bác ấy đã mất. (lâu rồi) Mong linh hồn của bác sẽ hiểu được những con người "nghệ sỹ" éo le và vô tâm. chân thành cảm ơn sự tồn tại của bác...
Nhờ những con người cống hiến thầm lặng vì bản thân hay vì một sự phi lý rẻ mạt nằm trong sự phi lý to lớn hơn mà tôi và những đồng nghiệp bạn bè tôi "có thứ để dùng" trong tiến trình cuộc sống của mìn
...xem tiếp

1:08 Friday,9.5.2014 Đăng bởi:  Art More

Bác ấy đã mất. (lâu rồi) Mong linh hồn của bác sẽ hiểu được những con người "nghệ sỹ" éo le và vô tâm. chân thành cảm ơn sự tồn tại của bác...
Nhờ những con người cống hiến thầm lặng vì bản thân hay vì một sự phi lý rẻ mạt nằm trong sự phi lý to lớn hơn mà tôi và những đồng nghiệp bạn bè tôi "có thứ để dùng" trong tiến trình cuộc sống của mình.
Tôi cũng là một sinh viên, từng cà phê và trò chuyện với bác những giờ giải lao. Bác rât thân tình và vui tính... có thể nói bao ưu tư phiền muộn của một đời trải nghiệm dường như được khỏa lấp bởi những đam mê ngây ngô của hàng ngàn sinh viên các thế hệ được dung hòa trong con người bác...
Bác đã ra đi, một sự ra đi thầm lặng như chính công việc của Bác. Thiết nghĩ ngoài kia, những người nghệ sỹ đang đưa cái tôi, cái ta của mình ra mà "dâng hiến" cho xã hội hay dâng hiến cho lòng vị kỷ mưu cầu danh lợi từ một thứ "nghệ thuật thiếu văn hóa nền móng" thứ nghệ thuật lại tạo hỗn tạp tây tàu nhật... Người nghệ sỹ đi tìm cái tôi cá nhân nhưng lại mù mờ về một cái tôi của quê hương đất nước, của nhân sinh quan tốt đẹp mà lẽ ra họ phải là những đóa hoa đẹp trong đó Art More - Kẻ độc hành

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nói lại với Mỹ Ngọc

Người xem Hà Nội

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả