Chính trị

Bình luận ngắn: Năng lực răn đe của Việt Nam 02. 06. 14 - 1:44 pm

Phạm Ngọc Hưng

 

Bộ đội Việt Nam tại Lạng Sơn, 1979

 

Thời chiến tranh Việt Nam, Mỹ không tấn công Miền Bắc (bằng lục quân) vì Trung Quốc dọa đưa quân tham chiến.

Thời chiến tranh Biên giới, Trung Quốc không tính đánh Hà Nội vì không biết chắc tới mức nào Liên Xô sẽ động binh.

Cả hai trường hợp đó, Việt Nam đều có một thế lực răn đe chiến lược giúp khoanh vùng chiến sự.

Điều này tối cần thiết vì nó giúp ước tính giá cho từng vụ việc.

Không có nó thì không nổ súng được, vì hễ nổ súng thì có nguy cơ bùng phát thành chiến tranh toàn diện mà giá chót là mất hết.

Nhưng không nổ súng được khiến chúng ta yếu thế trước mọi cuộc chạm trán lớn nhỏ.

Thế nên tình trạng thiếu răn đe chiến lược hiện tại là quá rủi ro.

Đồng minh là lựa chọn đầu tiên. Không nên hy vọng hễ bị tấn công thì họ sẽ nổ súng; chỉ cần đối phương phải giới hạn việc leo thang.

Việt Nam cũng cần khả năng răn đe riêng. Không cần hạt nhân như Bắc Triều Tiên, nhưng có thể tính đến 500 quả tên lửa đạn đạo chĩa vào Hong Kong và Thượng Hải.

Hoặc khả năng cắt đứt tuyến vận tải biển Đông đến Trung Quốc.

Như thế cần nới rộng khu vực A2/AD (chống tiếp cận, Anti-Access/Area Denial) cắt ngang tuyến đường biển bằng tên lửa chống hạm/phòng không từ bờ để xua đuổi tàu chiến và máy bay đối phương, bảo vệ an toàn cho đội tàu Kilo tự do hành động.

Khẩu đội tên lửa chống hạm bờ biển Bastion-P của Việt Nam.

 
Kế hoạch này cần có một hệ thống C4ISR hiện đại, bởi tuyến đường biển rất đông đúc và xác định, nhận diện mục tiêu là công việc phức tạp.

Độ tin cậy của từng khâu một cần được thử thách trong mọi tình huống để bảo đảm khả năng răn đe của toàn phương án.

Lúc ấy, trong từng vụ việc bắt buộc chúng ta phải nổ súng, thì người đưa ra quyết định có lẽ sẽ tự tin hơn hẳn.

C4ISR là Command, Control, Computer & Communication + Intelligence, Surveillance & Reconnaisance, là hệ thống quản lý chiến trường, tích hợp quân báo, cảnh báo sớm, nhận diện mục tiêu với xử lý thông tin, ra lệnh, kiểm soát bắn và truyền tin. Hình trên là ví dụ của hệ thống C4ISR của một đơn vị Viễn chinh Mỹ—tức là một Marine Expedition Unit được chở trên một cụm tàu đổ bộ—nhưng có thể dùng chung cho mọi Bộ chỉ huy các cấp của Mỹ.

*

Nguồn: Từ FB của Phạm Ngọc Hưng

Ý kiến - Thảo luận

19:36 Tuesday,3.6.2014 Đăng bởi:  Căm thằng Tàu bẩn
Hiện việc đưa ra tòa thấy bảo vẫn còn chưa ngã ngũ (?) nữa là.

...xem tiếp
19:36 Tuesday,3.6.2014 Đăng bởi:  Căm thằng Tàu bẩn
Hiện việc đưa ra tòa thấy bảo vẫn còn chưa ngã ngũ (?) nữa là.
 
12:32 Tuesday,3.6.2014 Đăng bởi:  mai ngoc
Răn đe như thế, người ta gọi là... chiến tranh lạnh.

...xem tiếp
12:32 Tuesday,3.6.2014 Đăng bởi:  mai ngoc
Răn đe như thế, người ta gọi là... chiến tranh lạnh.
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Về một cách nhìn nghệ thuật!

Một thành viên của Khoan Cắt Bê Tông

Vì sao đại gia ta chưa bỏ tiền mua tranh ta?

Phạm Huy Thông - Nguyễn Hồng Sơn - Phạm Quốc Trung

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả