|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhKhen chê ở Cannes (Phần 2): Hollywood hay bắt cóc vẫn không bằng phim tài liệu 03. 06. 14 - 4:05 amPha LêTiếp theo phần 1 Captives (Tù nhân) Tác phẩm mới nhất của đạo diễn lập dị Atom Egoyan, kể về một gia đình nhỏ, cô con gái 9 tuổi bị bắt cóc trên đường đi chơi trượt băng với bố. Hai vợ chồng chưa kịp hoàn hồn thì dân địa phương bắt đầu nghi ngờ rằng cả hai dựng nên chuyện bắt cóc để đem con gái của mình đi bán. Lâu nay phim của Egoyan luôn hơi quái một chút nhưng nhìn chung thì chúng rất hay, ông chính là đạo diễn của “Exotica”, “The sweet hereafter”, lẫn tác phẩm kinh điển “Felicia’s Journey” có Bob Hoskins thủ vai chính. Nhiều người đặt hy vọng vào Captives trong mùa Cannes năm nay nhưng cuối cùng lại thất vọng, phim vẫn quái kiểu Egoyan nhưng chán chứ không hay. Nhiều người còn nói cảnh đua xe trong phim non tay quá, Eguyan không phải là đạo diễn phim hành động mà còn cố chêm vô cảnh đua xe làm chi, nhìn rất ngô nghê. Kể về những hỷ nộ ái ố của các ngôi sao Hollywood, cũng lại chuyện một ngôi sao (đang) già (Julianne Moore đóng) vất vả với vai diễn mới hòng níu kéo sự nghiệp, trong khi những diễn viên trẻ trung hơn có những âm mưu riêng lẫn vướng vào nhiều hoàn cảnh chả hay ho gì. Phim cũng nhận lắm lời khen, nhưng cũng có vài lời chê rằng nó hơi rời rạc; đặc biệt, một số thành phần khó tính còn càu nhàu: trong tình hình thế giới hiện nay, ai mà lại đi làm phim về thành phần diễn viên giàu sụ của Hollywood chứ! Một trong những phim “tính” đua Oscar 2014 nhưng cuối cùng lùi ngày chiếu để rồi tham gia Cannes. Phim vẽ lại cuộc đời của nhà vô địch đấu vật Mark Schultz. Theo đánh giá thì phim xem được, diễn viên đóng hay, tình tiết không lan man; nhưng hay tới mức khiến thiên hạ phải xuýt xoa thì không. Nghĩ lại thì nếu phim này đua Oscar năm nay là còn lâu mới có cửa thắng, ít ra ở Cannes thì thiên hạ còn chú ý tới. Trong phim, ngôi sao Pháp Marion Cotillard thủ vai một người vợ/người mẹ trẻ tên Sandra. Sau 4 tháng nghỉ ngơi vì bệnh trầm cảm, Sandra quay lại nhà máy làm việc. Nhưng trong tình hình kinh tế khó khăn, chủ nhà máy có ý định sa thải bớt nhân viên, và Sandra nằm trong danh sách đen. Nhiều nhà phê bình khen phim này hay và khen Marion đóng hay, thật sự ra dáng một phụ nữ của tầng lớp lao động chứ không diêm dúa giả tao như sao Hollywood đóng vai nghèo. Một phim rất đáng xem. Còn tôi thì tặc lưỡi cho rằng chỉ mấy nước như Pháp mới làm được câu chuyện này, mấy ai cho nhân viên nghỉ ngơi 4 tháng vì bệnh đâu, và nếu không phải do tình hình kinh tế èo uột thì nhà máy của Sandra sẽ chẳng có cớ gì mả đuổi cô sau 4 tháng nằm không ở nhà vì cô đã có giấy chứng nhận trầm cảm của bác sĩ. Phim do Argentina – Tây Ban Nha hợp tác sản xuất, một trong những nhà sản xuất chính là đạo diễn kỳ cựu Pedro Almodovar. Đây là tác phẩm hài nhất, cay đắng nhất, và điên nhất Cannes năm nay. Nhiều nhà phê bình còn nói, vì Cannes toàn những phim bi nghiêm túc đến nhức đầu, nên họ cảm thấy thật nhẹ nhõm sau khi xem Wild Tales. Phim kể về nhóm người trên một chuyến bay, mỗi người một hoàn cảnh, một câu chuyện. Nhưng rồi họ nhận ra rằng chuyến bay này có mùi trả thù khi tất cả bọn họ đều từng quen ông phi công. Phim tài liệu của Frederick Wiseman; giống với “The New Rijksmuseum”, bộ phim cho người xem thấy những hoạt động bên trong Gallery Quốc gia của Anh: bảo tàng hoạt động như thế nào, việc phục chế tranh diễn ra như thế nào, các nhà quản lý của bảo tàng làm việc gì, tại sao bảo tàng dùng ánh sáng này, họ sắp xếp tranh trên tường như thế nào để người xem có thể thưởng thức tranh một cách tốt nhất. Tuy là phim tài liệu nhưng đây là tác phẩm khiến giới phê bình phải xuýt xoa, rằng phim có thật nhiều thông tin bổ ích, xem chả khác gì học (nhưng vui hơn học), rằng Wisemen đã 84 tuổi rồi mà vẫn làm ra phim tài liệu hay, ông nên sống thêm 84 năm nữa. Như vậy, trong danh sách chờ load lậu phim trên mạng của tôi sẽ có thêm 3 tên: National Gallery, Wild Tales, và Mr Turner. Những tác phẩm còn lại chắc phải chờ lúc nào… có hứng đã. Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|