VIENNA – Alex Katz (sinh năm 1927 tại New York) là một trong những nghệ sĩ Mỹ quan trọng nhất thời nay. Ông là nhân vật trung tâm của dòng hội họa “tự phản tư” (self-reflexive) của Mỹ – là thứ hội họa chứa đựng chồng chéo cả lý tính, gợi tình, lẫn sự trừu tượng. Bằng một phong cách phi thường, đặc trưng, nghệ sĩ vẽ nên những motif tưởng chừng như vô vị trong cuộc sống của giới trí thức và giới nghệ sĩ New York, và của một xã hội Mỹ quá an nhàn. Trong hình: tác phẩm “Nón đen #2”, Alex Katz, 2010.
Alex Katz đồng thời còn hay vẽ cảnh đồng quê thiên nhiên vừa gần gũi lại vừa biệt lập của tiểu bang Maine ở miền Đông Bắc nước Mỹ. Trong hình: bức “Ba con bò” của Katz.
Nhân dịp Alex trao tặng 60 tác phẩm cho bảo tàng Albertine, bảo tàng tổ chức luôn triển lãm, trưng bày đầy đủ bộ sưu tập các bức vẽ, thiệp, cũng như một vài tuyển tập tranh của ông. Trong hình: “Những người đàn ông đang đọc báo trên tàu điện ngầm,” Alex Katz, 1946-1949.
Xem các bức phác thảo đô thị từ những năm 1940s, phác thảo phong cảnh từ 1950s đến nay, rồi phác thảo cảnh tiệc tùng thời năm 1960s và 1970s, cũng như phác thảo bãi biển thời 1990s; bạn sẽ thấy rõ ràng Alex Katz trong mọi lúc, mọi nơi, luôn quan sát bằng con mắt một họa sĩ. Trong hình: tác phẩm “Vườn sân thượng 333-2,” 1975.
Alex Katz, “Roof-Garden”
Katz vật lộn với những hình ảnh thực tế, nắm bắt cảm xúc lẫn ánh sáng của nơi chốn mình vẽ, và ghi chép những gì thời đại cho là hoàn hảo – trong đó có cả những cử chỉ điệu bộ điển hình của các nhân vật thuộc thời đại đấy. Ảnh: tác phẩm “Chân dung Mary Tyler Moore,” Alex Katz, 2000.
Triển lãm lần này có cả những bức cỡ lớn, dù trông có vẻ nguệch ngoạc nhưng chúng thật sự đã hoàn tất, bạn có thể gọi chúng là “những bức tranh trắng đen”.
Katz cố tình chọn những kỹ thuật để buộc bản thân mình vẽ ít chi tiết bên ngoài hơn. Ta có thể so sánh độ lan tỏa của những khoảng giấy trống trên những bức tranh của ông với những mảng đơn sắc cùng tồn tại trên tranh. Trong hình: “Kennita,” Alex Katz, 2005.
“Big Red Smile”, một ví dụ về các mảng đơn sắc trong tranh Katz. Trong khoảng 20 tranh chân dung vẽ “giới chuyên môn” ở New York (từ năm 1980 đến năm 2000), tranh Alex Katz đã đạt được một thứ hiệu quả “long-distance” (đứng lùi xa mới thấy rõ vì quá to) về ánh sáng, chất lượng, mức đồ sộ – cái hiệu quả ấy của những bố cục có cấu trúc phẳng lì này hiện ra lồ lộ không giấu đâu được.
Một tác phẩm của Katz
VIENNA – Những lúc ở ngoài không sẵn canvas, Alex dùng các tấm thiếp, các xấp giấy gói lớn để vẽ, sau đó về nhà ông chuyển những motif này sang nền canvas. Bạn sẽ thấy ông đã biến giấy thiếp lẫn giấy gói thành những công cụ sáng tác tuyệt vời.
VIENNA – Trong bức vẽ “Vườn của Ada I,” 2000, nghệ sĩ đã giảm thiểu motif của mình đến mức tối đa, trên tranh chỉ còn những đường phác.
Thế rồi một bức phác thảo sẽ được chuyển sang thể hiện trên nền canvas như thế này. (Xin lỗi là tìm mãi mà không có hình nào to hơn cho bức “Vườn của Ada”)
Tranh của Alex Katz đạt được một thứ thẩm mỹ rất “tỉnh” về sự hiện tồn tức thời, thứ thẩm mỹ đó ông tìm thấy khi quan sát ánh sáng và các bề mặt khi vẽ. Trong hình: phác thảo “Mũ lưỡi trai,” 2003, than chì với màu đỏ trên giấy gói hàng.
“White Visor” của Katz
Khi chuyển những gì mình vẽ trên giấy gói sang canvas, Alex vẫn bảo lưu được sự sinh động đầy tính biểu cảm của bức vẽ trước. Thậm chí, ông còn tinh giản và hoàn chỉnh nét vẽ của mình hơn khi chuyển. Trong ảnh: phác thảo “Tàu điện ngầm 2,” 1946-49, Alex Katz, bút mực.
Tranh của Katz thường rất to, một bức có thể choán hết một mảng tường triển lãm, thí dụ như bức này.
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
4:42Tuesday,5.8.2014Đăng bởi: nguyễn chí hoan
Những bức tranh này khiến tôi nhớ đến các mô tả về tranh của nhân vật họa sĩ Jed Martin trong "Bản đồ và Vùng đất" (Michel Houellebecq, Cao Việt Dũng dịch, Nhã Nam 2012.)
Điều tôi thích nhất ở đó và ở đây là các chân dung những Ai Đó đương thời, dù chỉ là một cái lưng của người đàn ông đọc báo trên tàu điện ngầm.
Tôi cảm thấy những cái nền đơn sắc như ...xem tiếp
4:42Tuesday,5.8.2014Đăng bởi: nguyễn chí hoan
Những bức tranh này khiến tôi nhớ đến các mô tả về tranh của nhân vật họa sĩ Jed Martin trong "Bản đồ và Vùng đất" (Michel Houellebecq, Cao Việt Dũng dịch, Nhã Nam 2012.)
Điều tôi thích nhất ở đó và ở đây là các chân dung những Ai Đó đương thời, dù chỉ là một cái lưng của người đàn ông đọc báo trên tàu điện ngầm.
Tôi cảm thấy những cái nền đơn sắc như ở bức "Vườn của Aida" hay "Big Red Smile" đầy một thứ ánh sáng sân khấu; cũng vậy ở các gương mặt người của Alex Katz.
Xem đấy lại nghĩ đến cái mong ước trước kia mỗi lần đi xem triển lãm: mong thấy phố mình hoặc một người phố mình xuất hiện trong một bức tranh. Chưa bao giờ thấy.
Điều tôi thích nhất ở đó và ở đây là các chân dung những Ai Đó đương thời, dù chỉ là một cái lưng của người đàn ông đọc báo trên tàu điện ngầm.
Tôi cảm thấy những cái nền đơn sắc như
...xem tiếp