Nhiếp ảnh

Kim Kyung Hoon tại bãi rác điện tử Trung Quốc 27. 06. 14 - 6:52 am

Soi P

Nhiếp ảnh gia Kim Kyung Hoon sinh ra và lớn lên tại Hàn Quốc. Với lòng đam mê nhiếp ảnh từ nhỏ, Kyung Hoon tham gia câu lạc bộ tại trường trung học và quyết theo nghề khi anh “rửa tấm ảnh đầu tiên.” Xong đại học, Kyung Hoon làm phóng viên thể thao cho một số tờ báo địa phương rồi đầu quân cho Reuters.

Không muốn ngồi mãi tại Hàn, anh xin Reuters cho đi Nhật, đi Đài Loan… và cuối cùng trở thành nhiếp ảnh gia đóng tại Trung Quốc cho hãng thông tấn ảnh này. Ở xứ gấu trúc, Kyung Hoon phát hiện ra lắm thứ nhức nhối để anh chụp hình, nhức nhối đầu tiên là ngôi làng Đông Tiểu Khẩu, ngoại thành Bắc Kinh. Hãy theo dõi câu chuyện của ngôi làng qua ảnh Kuyng Hoon chụp:
 

Đông Tiểu Khẩu là một ngôi làng tràn ngập… rác thải điện tử, chủ yếu do Bắc Kinh thải ra. Trái với bãi rác Maputo có đủ thứ, làng Tiểu Khẩu chỉ “chuyên chứa” rác điện tử. Dĩ nhiên, người nghèo trong làng sẽ tìm cách tận dụng mớ rác này.

 

“Nhà” của những người tái chế rác ở Tiểu Khẩu. Theo lời Kuyng Hoon, họ thực chất chả kiếm mấy lời từ việc tái chế đồ điện, nhưng vẫn sống lây lất được.

 

Bãi rác có cả máy lạnh, tủ lạnh, lò vi sóng… Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia thải rác điện tử lớn thứ 2 trên thế giới. Vị trí đầu bảng có Mỹ cắm cờ.

 

Sửa lại máy lạnh hư rồi đem bán như thế này cũng kiếm được chút tiền.

 

Máy lạnh, tủ lạnh tái chế có giá 1000 Nhân dân Tệ; tuy nhiên, mấy thứ này chả phải lúc nào cũng bán nhiều được. Một số rác thải điện tử còn thuộc loại không thể tái chế, nên rác độc cứ chất đống ở Tiểu Khẩu vì chả ai biết dọn chúng đi bãi nào khác.

 

Dù hiểu rằng người dân làng sống nhờ bãi rác, ví dụ như nhờ sửa máy lạnh hư mà người phụ nữ trong hình có tiền gửi về quê; Kuyng Hoon vẫn chạnh lòng khi thấy chả ai lo lắng cho môi trường sống đang ngày càng “độc hóa” của dân làng Tiểu Khẩu.

 

“Hoạt động thải lẫn tái chế rác điện tử ở Tiểu Khẩu đang khiến nguồn nước tại đây ngả sang màu ‘kỳ lạ.’ Dòng sông nhỏ duy nhất của ngôi làng hiện bốc mùi khó chịu,” Kuyng Hoon nói.

 

Ngoài ăn ở trong môi trường nhiễm độc, đa số dân làng Tiểu Khẩu còn chẳng xây được cơ sở vệ sinh nào; rất nhiều hộ dân không có nơi tắm, giặt, rửa, hoặc cả toa-lét.

 

Con cái của một hộ gia đình “kha khá” ở Tiểu Khẩu

 

Ít khá hơn là gia đình này: mẹ con cùng nấu ăn, sinh hoạt ngay bãi rác.

 

Đối với những ai quá nghèo, không có vốn tái chế rác điện tử thì họ bán đồng nát. Kuyng Hoon kể, thành phần này thường dùng tay không đào đất nhiễm độc hòng tìm kim loại vụn đem bán.

 

Kuyng Hoon cũng nói, anh chạnh lòng vậy thôi chứ người dân ở Tiểu Khẩu gần như chả quan tâm lắm đến sức khỏe của họ. Hầu hết những ai đang sống tại đây đang lo lắng về chính sách đô thị hóa mới của chính quyền Bắc Kinh; theo báo cáo, chính sách sẽ san bằng Đông Tiểu Khầu để xây dựng nên một khu thương mại sầm uất.

Ý kiến - Thảo luận

19:39 Tuesday,1.7.2014 Đăng bởi:  candid
xem xong bộ ảnh thì thấy chả có gì đang lo thât

...xem tiếp
19:39 Tuesday,1.7.2014 Đăng bởi:  candid
xem xong bộ ảnh thì thấy chả có gì đang lo thât
 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả