|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiTabaimo: bất an và ma mị 29. 06. 14 - 7:15 amM.Nha tổng hợp và dịchBảo tàng Nghệ thuật Đương đại Sydney (MCA) vào 3. 7 này sẽ có một triển lãm rất hay tên Mekurumeku, là triển lãm đơn lớn nhất từ trước tới nay của nghệ sĩ hàng đầu Nhật bản Tabaimo. Trước khi đọc bài, các bạn xem cái video này nhé, ngắn thôi. Giải thích về cái tên, Tabaimo nói: “Nó gồm “mekuru-meku”, có nghĩa là ‘chói mắt’,‘chóng mặt’, kết hợp với từ ‘mekuru-mekuru’, là một từ có âm thanh như tiếng lật trang một cuốn sách, và do đó mang ý tưởng về một sự phát triển”. Triển lãm gồm 6 sắp đặt video được sáng tác từ đầu những năm 2000 cho tới nay. Các sắp đặt video của Tabaimo được tiến hành như sau: – Vẽ tay những tranh rời hoàn chỉnh – Kết hợp chúng lại thành một câu chuyện – Dựng câu chuyện bằng tranh ấy trên máy tính, rất giống như hoạt họa, thành một video – Chiếu video ấy lên các bức tường hay sàn phòng triển lãm, như vậy người ta xem được một chuỗi những bức tranh phản ánh KHÔNG CHỈ một bối cảnh, một câu chuyện, một ý tưởng – Xem sắp đặt video này sẽ không phải dễ chịu như ta vẫn ngồi thụ động trên sofa xem trên màn hình thông thường. Hãy nghe Tabaimo nói: “Tôi thích việc sắp xếp một không gian (cho việc chiếu sắp đặt video ấy) – nó phải hẹp, tối, hoặc trên một cái dốc – phải ở một chỗ nào đó không dễ mà đứng, một chỗ đòi hỏi bạn phải loay hoay mới tiếp cận được tác phẩm, về căn bản là một nơi không cho bạn một trải nghiệm ‘xem’ thoải mái. Với một số người, nội cái việc phải ở trong không gian kém thoải mái đã đủ khiến họ bỏ cuộc, không xem tác phẩm nữa. Nhưng vẫn có một số người tiếp tục xem tác phẩm, mặc cho những điều kiện khó chịu. Đó là tùy vào lựa chọn của người xem. Tôi không phải cứ thế đặt tác phẩm trước họ và cho họ một trải nghiệm tiện lợi, dễ dàng. Họ cần phải có chút dấn thân trong việc xem nếu muốn hiểu tôi nói gì…. Việc sắp đặt một không gian khiến người xem không thoải mái – một không gian với những yếu tố mà người xem cần phải vượt qua – sẽ làm cho tác phẩm trở thành một trải nghiệm có tính dự phần.” Nguồn cảm hứng cho những bức tranh của Tabaimo đến từ manga, hoạt hình, tranh khắc gố truyền thống ukiyo-e của Nhật. Từ những bức tranh lẻ, Tabaimo làm nên những sắp đặt video nhiều tầng lớp nói về những chân lý ẩn giấu dưới sự tồn tại phù, về tính lưỡng phân của việc làm người trong bối cảnh xã hội Nhật đương đại. Xem các sắp đặt video của Tabaimo, người ta có cảm giác bất an, như đi trong một thế giới vừa tinh tế vừa lạnh lùng – một thế giới đầy những bất trắc do chính con người gây ra. Mời các bạn xem một số bức tranh rời của Tabaimo, lấy từ các sắp đặt video của cô (nhắc lại, bạn nào nãy chưa xem cái video mà Soi nói, thì bây giờ xem, ở đây, rất quan trọng đấy):
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|