Tin tức

Tin triển lãm: Mueske bày tranh mới, tranh in đẹp thời Đại khủng hoảng, mua được giỏ đào của Peale 30. 07. 14 - 7:52 am

Phạm Phong tổng hợp và dịch

Tại Sonce Alexander Gallery (Los Angeles) hiện đang có triển lãm đơn đầu tiên của Tom Mueske (sinh năm 1981, tốt nghiệp San Francisco Art Institute (Viện Nghệ thuật San Francisco, MFA) năm 2007. Triển lãm kéo dài từ 28. 6 tới 14. 8. 2014, với những tác phẩm mới nhất của anh, gồm Diptych và Enamel. Trong hình: Tom Mueske, Scroll, 2014. Sơn xịt và graphite trên canvas, 1.65 x 2.2m

 

Đường nọ chồng lên đường kia, làm người xem phải đặt ra câu hỏi về chủ đích của quá trình vẽ. Mueske nói về tác phẩm mới nhất của anh như sau: “Khi bắt đầu những bức phác thảo bằng chì màu, tôi cố hết sức thực hiện những động tác chân thực và hết lòng. Tôi thường đánh dấu màu bằng tay trái vòng tay ra sau lưng mà làm. Như thế sẽ loại bỏ mọi đoán định cái gì là tốt, cái gì là xấu mà tôi thường hay áp dụng cho tác phẩm. Rồi sau đó tôi bắt đầu bước vào quá trình lao động cật lực là đi viền những đường màu ấy bằng mực đen. Đường viền ấy sẽ bảo tồn, điều chỉnh, và lặp lại hành động gốc, rồi cuối cùng, biến đổi hành động ấy.” Trong hình: Tom Mueske, Grid, 2014. Sơn xịt và graphite trên Canvas, 1.7m x 1.63m

 

Viện Mỹ thuật Pennsylvania hiện đang có triển lãm “Những vật lộn của linh hồn: Tôn vinh các tác phẩm Mỹ gốc Phi trên giấy”. Cuộc tôn vinh này sẽ kéo dài hết cả mùa hè, chia làm hai triển lãm nối tiếp, với hơn 90 tác phẩm. Đây là một dịp hiếm có để người xem chiêm ngưỡng thành quả của những bậc thầy người Mỹ gốc Phi về graphic, đặc biệt là xem các tác phẩm của Eldzier Cortor – một họa sĩ có kỹ thuật in đồ họa rất cao. Trong hình: Eldzier Cortor, “Dance Composition No. 35”, kỹ thuật khắc acid (etching), kỹ thuật aquatint (che phủ và ngậm acid), ép dập từ hai bản, nhuộm màu tay, trên giấy thô ngà.

 

Phần lớn tác phẩm trong cuộc triển lãm này được sáng tác khoảng từ 1930s tới 40s – thời kỳ Đại Khủng hoảng và Works Progress Administration (Sở quản lý công trình), phần chuyên về các dự án nghệ thuật của Liên bang, đã tìm công ăn việc làm cho nhiều nghệ sĩ. Thời kỳ này rất quan trọng đối với nghệ thuật Mỹ gốc Phi, sản sinh ra một trường phái chú trọng đến tính địa phương của người Mỹ gốc Phi cũng như ý thức về màu da. Trường phái này sau đó chỉ nổi lên lại khi xuất hiện phong trào dân quyền ở Mỹ (1954 – 1968). Trong ảnh: Elizabeth Catlett, “Sharecropper” (Người lĩnh canh), 1952, Linoleum cut (khắc trên vải sơn hả các bạn?).

 

Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Amon Carter vừa thông báo đã mua được tác phẩm “Peaches and Grapes in a Chinese Export Basket” (Đào và Nho trong một cái làn Trung Quốc xuất khẩu), 1813, của họa sĩ Raphaelle Peale (1774–1825). Đây là tác phẩm đầu tiên của Peale bước vào bộ sưu tập của bảo tàng này. Bức tĩnh vật này được mua để kỷ niệm người sáng lập bảo tàng, Ruth Carter Stevenson (1913–2013), (có lẽ vì ông thích ăn trái cây chăng?). Bức tranh bắt đầu được bày từ 29. 7, trong gian triển lãm chính.

 

“Raphaelle Peale là một trong những nghệ sĩ tĩnh vật Mỹ đầu tiên,” giám đốc bảo tàng Amon Carte là Andrew J. Walker cho biết. “Tranh của ông thiết lập nên truyền thống vẽ tĩnh vật của Mỹ, và những bức tranh ấy vẫn nằm trong những bức tuyệt nhất của thể loại này. Có được bức tranh tuyệt diệu này của Peale sẽ làm cho bộ sưu tập của chúng tôi thêm chiều sâu, và cho chúng tôi cơ hội được kể câu chuyện về con đường để tĩnh vật trở thành một loại hình nghệ thuật được trân trọng.” Trong hình là một tác phẩm khác của Peale: “Melons and Morning Glories, 1813” (Dưa hấu và chanh leo)

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả