Gẫm & Bình

Bài bình luận của Natalia Kraevskaia trước triển lãm “Tiếng vọng từ thiên nhiên” 13. 08. 14 - 7:10 am

Natalia Kraevskaia - Hanoi Grapevine

Tác phẩm của Duy Tùng

Triển lãm “Tiếng vọng từ thiên nhiên” diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 8. Dưới đây là bài bình luận của nhà phê bình nghệ thuật Natalia Kraevskaia trước triển lãm:

Đối với chúng tôi, sống trong sự hài hòa với thiên nhiên là một nguồn cảm hứng nghệ thuật và sáng tạo. Trong kỷ nguyên của những thay đổi mạnh mẽ về xã hội và chính trị, sự phát triển ngày càng cao của công nghệ thông tin và tốc độ đô thị hóa nhanh tới chóng mặt, điều chưa từng thấy trước đó, có rất nhiều nhầm lẫn và mơ hồ trong cách tạo ra nghệ thuật, đặc biệt đối với các nghệ sĩ trẻ. Nỗi sợ hãi bị rơi vào cái bẫy của những xu hướng hiện đại đã quá phổ biến, những thành công tức thời và đã khiến chúng tôi quyết định chọn ra một con đường riêng trong bối cảnh nghệ thuật.

Với chúng tôi, đó có nghĩa là sự “trở lại” với những điều bình dị trong thiên nhiên, điều mà giờ đây đã không còn nổi bật. Phác họa thiên nhiên với chúng tôi không đơn thuần là vẽ trong không gian mở (vẽ ngoài trời cùng thiên nhiên) ghi lại những phong cảnh đẹp mà chúng tôi có ý định tiến xa hơn đó là sáng tạo nghệ thuật dựa trên tinh thần của thiên nhiên, tạo nên một kết nối sâu sắc giữa thiên nhiên và tâm hồn con người.

Lời dẫn trên có vẻ giống như được trích từ một bản tuyên ngôn nào đấy nhưng thực ra, đây chỉ là những ghi chép vụn vặt đươc cóp nhặt từ những lần trao đổi của cá nhân tôi với các họa sĩ trẻ, những người tự gọi mình với cái tên “Nhóm họa sĩ lưu động”.

Lần gặp gỡ đầu tiên của tôi với các họa sĩ này là từ hơn một năm trước, sau buổi triển lãm đầu tiên của họ với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên” tại: Nguyên Art Gallery Hà Nội vào tháng 1 năm 2013. Và vấn đề bắt đầu không phải từ sự ngưỡng mộ hay khen ngợi, mà từ sự phê phán có liên quan với những câu hỏi không có lời đáp. Ấn tượng đầu tiên của tôi sau khi tham dự triễn lãm trưng bày và giới thiệu những bức tranh phong cảnh ấy là sự tương đồng rõ rệt với những bức tranh phong cảnh của Peredvizhniki Nga (hay có tên là The Itinerants hoặc The wanderers trong Tiếng Anh), đó là một nhóm hoạt động vào cuối thế kỷ 19.

Những điểm tương đồng với The Itinerants, bên cạnh cái tên của chính nhóm, còn liên quan tới cách lựa chọn chủ đề, và quan trọng hơn là cách nhận biết của họ về việc miêu tả thiên nhiên. Phong cảnh trong tranh của The Itinerants được biết tới bởi sự rộng lớn, với đồng bằng ngút ngàn tầm mắt, thấp thoáng đường mòn chạy ngang qua những cánh đồng mênh mông, vẻ đẹp bình dị của những bài bờ hay khúc quanh sông, và ánh sáng đặc trưng mà họa sĩ có thể ghi lại được khi vẽ trong không gian thực tế ngoài trời. Và điều ấy càng làm cho ảnh hưởng của cảm xúc, nhân tố thiên nhiên trong tranh trở nên mạnh hơn, sâu đậm hơn. Tất cả những điều trên, tôi đã tìm thấy trong tranh của nhóm họa sĩ Việt Nam và bị hấp dẫn bởi sự trùng hợp tới kì lạ này.

Tác phẩm của Đặng Hiệp

Những cuộc thảo luận tôi nhen lên trên một trang web về nghệ thuật có tên Hanoigrapevine đã thu hút được rất nhiều du khách tới triển lãm. Những người am hiểu và quen thuộc với lịch sử hội họa châu Âu cũng bày tỏ nhận thức tương tự. Chúng tôi thấy ảnh hưởng của The Itinerants trong tác phẩm của họ là quá đậm nét, phong cảnh hiện ra quen thuộc với Đông Âu hơn là Việt Nam. Cùng với rất nhiều câu hỏi đã được đưa lên trên diễn đàn, tôi đã rất ngạc nhiên khi nhận được phản hồi trực tiếp từ Trịnh Liên, nhóm trưởng của nhóm Họa sĩ lưu động, trong đó, anh chia sẻ: các họa sĩ trẻ của nhóm luôn có tinh thần học tập những nghệ sĩ tài năng trên thế giới, điều này khiến tôi rất vui mừng và nhận ra rằng đó là lựa chọn có chủ ý.

Thái độ phê phán của tôi và sự ngần ngại với ý niệm của các họa sĩ đã nhường chỗ cho sự tôn trọng trong cách tiếp cận nghiêm túc của họ để vẽ phong cản, dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về lịch sử hội họa cũng như lựa chọn có ý thức để noi theo.

Nhóm Họa sĩ Lưu động đón nhận những ý tưởng của vẽ đẹp vĩnh hằng, sự chân thành trong nghệ thuật, sự quyến rũ bất tử của thiên nhiên và khả năng gợi lên những tình cảm cao cả trong trái tim con người. Chắc chắn, một cách tiếp cận đầy lý tưởng như vậy thật đáng kinh ngạc và cảm động trong một khoảng thời gian, khi những nhà phê bình nghệ thuật tranh luận về vấn đề “Bức tranh này vẫn còn sống ư?” và suy ngẫm về tương lai của những bức tranh phong cảnh. Việc tuyên bố của các thành viên trong nhóm Họa sĩ Lưu động về kế hoạch sâu hơn “để phát triển kỹ thuật, làm giàu và thể hiện cảm xúc, cùng nhau chia sẻ mục đích chung để tìm ra con đường riêng trong hội họa” để đạt được sự thành công như ý tưởng của nhóm khiến tôi muốn đi theo và tìm hiểu quá trình sáng tạo của họ trong 2 năm qua. Triển lãm hiện nay là kết quả của sự nghiên cứu, phản ánh và thử nghiệm của họ.

Tác phẩm của Duy Hòa

Nhìn vào sự thực hành nghệ thuật của các họa sĩ nhóm Họa sĩ Lưu động cần lưu ý rằng trước đó không hề có trong hội họa truyền thống Việt Nam. Trong khi cách nhìn phong cảnh, mô phỏng từ thực tế chiếm ưu thế đối với hội họa phương Tây suốt nhiều thế kỷ và phong cảnh tưởng tượng của hình thức hội họa cổ điển Trung Quốc trong với những bức tranh về sơn thủy đã chiếm một vị trí uy tín trong lịch sử hội họa Đông Nam Á rất trước khi có sự xuất hiện của những bức tranh phong cảnh tại Việt Nam, nơi mà cảnh quan đẹp được nhìn thấy trong Mỹ thuật Việt Nam ở thế kỷ 20 với đặc điểm là những ghi chép ký họa. Với bối cảnh này, những sáng kiến của các họa sĩ trẻ để lựa chọn phong cảnh giống như một chủ đề trọng tâm có thể được giải thích như đó là mong muốn của họ làm phong phú thêm thủ pháp thực hành nghệ thuật Việt Nam.

Quen thuộc với lịch sử tranh phong cảnh của cả châu Âu và châu Á, các họa sĩ trẻ đã vay mượn điều chỉnh theo ý tưởng và mục đích của mình, từ các hình thức mỹ học, phong trào nghệ thuật khác nhau: cảm nhận nguồn cảm hứng trực tiếp từ thiên nhiên và thể hiện những rung động của ánh sáng và màu sắc đến từ trường Barbizon của Pháp hay việc sử dụng sự vi diệu của ánh sáng – chơi bóng và tính tự phát ngẫu hứng của Maochiaiolo Ý, các kỹ năng tạo hiệu ứng rung và chuyển động của màu sắc, được lập ra bởi trường phái Ấn tượng; kế thừa từ The Itinerants Nga là sự tuân thủ của họ để vẽ ngoài trời, là đại diện tinh thần của hội họa phong cảnh, mong muốn xem xét mối tương quan giữa sự hùng vỹ của thiên nhiên, những trải nghiệm, cảm xúc của con người. Sự khát khao nắm bắt được ý nghĩa thiêng liêng bên trong sự tồn tại của thiên nhiên, đã truyền cho những họa sĩ trẻ cảm hứng để chia sẻ với công chúng tình yêu sắc sắc của họ với quê hương, đất nước.

Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tuấn

Phong cảnh làng quê của Trịnh Liên phản ánh sự thử nghiệm không mệt mỏi của anh với kỹ thuật vẽ tranh – nét cọ, cách sử dụng các màu cơ bản và màu bổ sung. Ở anh đã chuyển từ hiện thực vững chăc sang chuyển động và biến hóa của trường phái Ấn tượng. Những bức tranh trước đó của anh miêu tả cây cối, núi rừng, những bãi đá ven sông suối, những con đường làng mở ra chân trời rộng lớn và gợi cảm giác như ta đang ngắm nhìn từ xa. Các tác phẩm mới này là minh chứng cho cam kết rõ ràng nhất của người họa sĩ đồng quê: những bờ ao, những con đường hẹp quanh co và ruộng đồng xen kẽ, những góc sân nhỏ lặng yên trong lành. Hơn thế, họa sĩ phản ánh phong cảnh từ một khoảng cách gần và tạo cho người xem một cảm giác thân mật hơn như là một phần trong miền quê ấy. Khiêm tốn, nhưng gợi nhiều liên tưởng và có sức tác động tới xung quanh. Liên mong muốn nắm bắt được những trạng thái thay đổi thoáng qua của không gian,nỗ lực phản ánh của khung cảnh bằng việc ghi lại ánh sáng vô thường, và khó nắm bắt.

Được chia sẻ bởi Duy Hòa, người có những tác phẩm cũng gợi nhớ tới trường phái Ấn tượng. Việc từ chối dùng màu đen và không có sự tương phản, cùng việc sử dụng các lớp màu nhẹ nhàng chồng lên nhau truyền tải một bầu không khí của sự tinh tế và tao nhã trong tác phẩm của người họa sĩ. Phong cảnh làng quê trong tranh của Duy Hòa khó có thể gọi là việc ghi lại một dạng địa hình đơn giản, mà đúng hơn là sự phản ánh những trạng thái khác nhau và sự đa dạng trong quan niệm trực họa về thiên nhiên. Trong khi nhiều người xem có thể có đánh giá cao cho màu sắc mờ ảo và không rõ ràng về hình dáng, làm gợi lên cảm giác bất định của Hòa.

Bên cạnh đó những người khác lại bị thu hút vào sự đa dạng của cái nhìn thực tế về bồi cảnh vùng cao của Lê Thế Anh. Không giống như những hình mẫu phổ biến khác, ở nơi mà, tiếc thay cho phần lớn những khách tham quan buổi triễn lãm tranh và gallery thương mại tại Việt Nam ngày nay, đó là phong cảnh của những cánh đồng lúa vàng và những người nông dân đội nón lá nằm rải rác trên màu xanh của cỏ cây. Vốn hình tượng của Lê Thế Anh khá rộng và bao gồm những khung cảnh từ cuộc sống nông thôn chân chất, mộc mạc, những ngôi nhà sàn đặc trung của đồng bào dân tộc thiểu số, những mảnh ruộng nhỏ cùng vườn rau xanh tốt, những ngóc ngách, lối mòn quanh co trong vườn với chiếc giếng rong rêu. Cách sử dụng màu sắc sống động và độ chính xác cao của các chi tiết. Thế Anh đã tạo ra được các góc nhìn hiện thức và nhấn mạnh sự phong phú và tráng lệ của thiên nhiên.

Tác phẩm của Lê Thế Anh

Một hướng đi tương tự có thể thấy được trong các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tuấn, không bị những chi tiết quyến rũ mà chuyên tâm nghiên cứu về ánh sáng, đã đạt được một hiệu ứng mạnh mẽ của những thời khắc trong ngày. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cường độ sáng tối của dẫn đến sự hài hòa về màu sắc và điểm thêm trong khung cảnh thực tế các hương vị bí ẩn bởi những màu nhấn. Tuấn, cũng giống như hầu hết các thành viên của nhóm Họa sĩ Lưu động, lựa chọn những nét phong cảnh đặc trưng nhất và với sự nhạy cảm của một người họa sĩ – mô tả một cách thực tế những loài thực vật nhiệt đới và những ngôi nhà ở miền núi giản dị. Theo quan điểm của anh vẻ đẹp của mỗi đối tượng được xem là hư cấu bí ẩn, việc Tuấn chăm chú tìm tòi nhiều cách khác nhau để khắc họa sự tráng lệ đặc biệt,thiên nhiên các vùng miền, đó vẫn là một thành phần trong sáng tác của anh.

Lê Thúy, một thành viên khác của nhóm Họa sĩ Lưu động, không hoàn toàn ngược lại, cô chọn những góc cảnh giản dị, thực vật hoang dã và hoa dại làm chủ thể trọng tâm. Cô chăm chú vào những góc tĩnh lặng của khu vườn, nhìn ra vẻ đẹp tầm thường của chúng và sử dụng những màu sắc mạnh mẽ, vui tươi của cường độ ánh sáng để tôn lên sự đa dạng và lộng lẫy của thảm thực vật. Mục đích của Lê Thúy là làm cho những tác phẩm của cô trước hết mang vẻ cổ xưa, nói lên mong muốn miêu tả sự tiếp nối truyền thống và khái niệm kiên định về vẻ đẹp của tự nhiên.

Mặc dù hầu hết các họa sĩ trong triển lãm đã chọn phong cảnh là chủ đề chính của họ, những người khác lại muốn mở rộng câu chuyện của họ về cuộc sống nông thôn, bao gồm các dấu hiệu về sự hiện diện của con người. Do đó, Duy Tùng tập trung đặc biệt vào những ngôi nhà trong làng quê, vẽ ngôi nhà và sân vườn của người nông dân tuy đơn giản, mộc mạc nhưng đầy duyên dáng. Bảng màu kiệm với màu xám ghi và nâu nhạt của anh mang đậm ấn tượng của sự thanh bình và bất biến trong cuộc sống nông thôn. Những hình ảnh về nơi ở của người nông dân chính thức thoát khỏi sự hiện diện của con người cũng tạo ra một cảm giác cô đơn và đặt câu hỏi về khung cảnh làng quê, giống như một không gian xã hội.

Tác phẩm của Trịnh Liên

Sự đơn điệu của phong cảnh làng quê và cuộc sống bình dị, điều đẩy thế hệ trẻ tới thành phố, có thể giải thích xu hướng chung trong hội họa phong cảnh nơi cảnh quan đô thị tách lìa khỏi nông thôn. Sự thay đổi đáng chú ý của chủ đề đô thị trong nghệ thuật đương đại Việt Nam (đặc biệt trong thập kỉ qua) là một chủ đề riêng biệt để nghiên cứu và ghi lại. Việc sản xuất sáng tạo liên quan tới sự mô tả của thành phố, bao trùm các phượng tiện thành công khác của nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật phim ảnh nhiếp ảnh và âm thanh, cùng những dự án nghiên cứu cá nhân và hợp tác với đầu ra đa phương tiên. Tuy vậy, những bức tranh phong tục tập quán của cảnh quan đô thị tăng dần độ nổi tiếng của những góc nhìn Hà Nội bởi Bùi Xuân Phái chưa bao giờ giảm.

Trong triển lãm này, thành phố được thể hiện trong những tác phẩm của Đặng Hiệp, người miêu tả cái duyên của anh với thành phần kiến trúc và cấu trúc của phố cổ: những con hẻm chật hẹp, những khoảng sân tù túng. Chú tâm tới các chi tiết trong những tác phẩm thực tế của mình, người họa sĩ khi đó không nhằm mục đích đơn thuần đưa ra những địa điểm có thể nhận thấy. Anh thử nghiệm với nhiều phương thức khác trong khái quát chung nhằm giới thiệu cho người xem một hình ảnh tiêu biểu nhất của đô thị Việt Nam. Cũng giống như các thành viên khác của nhóm Họa sĩ Lưu động, Hiệp chau chuốt vấn đề về ánh sáng bằng cách cố tình chơi với các đốm sáng và bóng tối tạo độ trong suốt đặc trưng của không khí Hà Nội vào một ngày nắng. Thể hiện cuộc sống nông thôn trong nhiều tác phẩm, người họa sĩ, cũng giống như trong khung cảnh đô thị của anh, có một sự quan tâm lớn tới nhà ở, cấu trúc và những chi tiết về nơi cư trú.

Tác phẩm của Đặng Hữu

Các tác phẩm của Đặng Hữu phân ra từ chủ đề chính của triển lãm nhóm lần này. Một người họa sĩ trước đây khám phá khung cảnh làng quê, trong thời gian này anh lựa chọn trưng bày những bức tranh của anh về thể loại khác – tĩnh vật. Những bức tĩnh vật ban đầu của anh là sự phối hợp sắp xếp của bình, chai, lọ hoa và bát, gợi cho chúng ta nhớ tới trong sáng tác và những gam màu trung tính trong các tác phẩm của họa sĩ tĩnh vật nổi tiếng nhất thế kỉ 20, Giorgio Morardi. Những tĩnh vật này lấy ra từ bối cảnh sống của họ, được ngưỡng mộ vì tính thẩm mỹ thuần túy của nó. Các bức tranh gần đây của Đặng Hữu khác biệt bởi sự lựa chọn những vật dụng quen thuộc rồi sắp chúng trong một không gian mới,kỳ lạ,mang đậm tính tường thuật. Những tác phẩm này màu sắc sử dụng đánh dấu một sự vượt trội trong độ phẳng.

Điều này có thể làm nổi bật sự tầm thường của khung cảnh. Việc sàng lọc kỹ thuật trong thể loại truyền thống này, người họa sĩ đã đi từ sự mô phỏng, bắt chước tới sự biểu diễn của chính vật thể.

Triển lãm này nhìn chung không nên được đánh giá giống như kết quả tổng thể của một nhóm thực hành nghệ thuật, thay vì đó, đây là một bước tiến khiêm tốn của những người trẻ đầy đam mê và nhiệt huyết trên con đường đến với những khám phá sáng tạo của họ. Lấy cảm hứng từ vẻ uy nghi và huyền bí của thiên nhiên, các họa sĩ mong muốn chia sẻ với công chúng những ý tưởng và tình cảm của họ với hi vọng chất phác táo bạo rằng những người khác cũng có thể nghe thấy tiếng vọng của thiên nhiên.

*

Nguồn: từ Hanoi Grapevine

Ý kiến - Thảo luận

14:40 Wednesday,20.8.2014 Đăng bởi:  sơn mài bình dương
Sư tử đá, linh vật lạ là sao ta. các bạn giải thích dùm mình đi???
...xem tiếp
14:40 Wednesday,20.8.2014 Đăng bởi:  sơn mài bình dương
Sư tử đá, linh vật lạ là sao ta. các bạn giải thích dùm mình đi??? 
9:36 Thursday,14.8.2014 Đăng bởi:  candid
Nhìn tranh thì thấy thiên nhiên VN mình nghèo nàn quá nhỉ.
...xem tiếp
9:36 Thursday,14.8.2014 Đăng bởi:  candid
Nhìn tranh thì thấy thiên nhiên VN mình nghèo nàn quá nhỉ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả