Nghệ sĩ thế giới

Chôn vàng: lòng tham của con người khiến tác phẩm sống mãi? 31. 08. 14 - 1:19 pm

M.Nha tổng hợp và dịch

 

Một cô gái cầm một thỏi vàng giả bằng nhựa mà cô nhặt được ở bãi biển Folkestone, hôm 29. 8. 2014, trong lúc đi tìm những miếng vàng thật được nghệ sĩ Đức Michael Sailstorfer chôn ở đây trong Liên hoan Nghệ thuật Ba năm một lần Folkestone (Folkestone Triennial). Có 30 miếng vàng được chôn, mỗi miếng có giá trị chừng 300 bảng. Để phòng những người mang theo máy dò kim loại hòng tìm cho nhanh, người ta cho chôn theo rất nhiều miếng long đền kim loại. Ảnh: Jack Taylor

 

Cảnh tượng trên bãi biển ở Folkestone, miền Nam nước Anh, hôm 29. 8. 2014, khi người người đổ xô đào tìm những miếng vàng được nghệ sĩ Đức Michael Sailstorfer chôn, là một “tiết mục” của Folkestone Triennial. Michael Sailstorfer chôn tất thảy 30 miếng, tổng giá trị là 13,000 euros, tức 17,000 USD. Mỗi miếng chỉ chừng vài cm (chắc tương tương 1 chỉ của ta?), là vàng 24 carat. Ai tìm được thì cứ việc lấy. Ảnh: Jack Taylor

 

Trang web của Folkestone Triennial cho biết, ý tưởng của nghệ sĩ Đức phía sau dự án này là về “sự xâu xé của thường nhật”, và rằng “nghệ thuật đến từ đầu ít hơn đến từ dạ dày.” Năm 2009, Michael Sailstorfer nhận một khoản tiền 10.000€, anh đổi nó thành những đồng tiền vàng và vàng miếng với đủ kích cỡ. Anh đem chôn nó vào ngày 13. 8 tại một cánh đồng nhỏ ở Pulheim, Đức. Đến cuối tháng Mười, anh mời mọi người đến đào vàng, coi như “thu hoạch”.

Những miếng vàng ở Trienale lần này có tên là Folkestone Digs, được công ty tổ chức nghệ thuật Situations đặt hàng cho nghệ sĩ Sailstorfer. Đây là một tổ chức muốn thay đổi quan niệm về thế nào là nghệ thuật công cộng. Mỗi miếng vàng được coi như là một tác phẩm, và nó đặt ra một câu hỏi: Liệu miếng vàng này rồi sẽ có giá trị như một tác phẩm không – tức là cao hơn vàng? Hay anh lại mang nó đi bán, như vàng? Cũng có thể anh sẽ giữ nó, đợi một ngày lên giá và đem đi đấu giá ở Sotheby’s?

Claire Doherty, giám đốc của Situations, nói, thường tiền để làm nghệ thuật công cộng hay được đổ vào một tác phẩm điêu khắc tĩnh, hoặc một thứ trang trí lăng quăng nào đó đặt ở bùng binh. Situations thì cho rằng, một dự án tạm thời đôi khi lại tác động lên ký ức của dân tình cũng không thua gì những thứ kia. Và không gì làm người ta “nhớ đời” hơn là nhặt được một miếng vàng miễn phí trên bở biển.

Bên cạnh niềm vui thấy mọi người hăng hái đào vàng, các nhà tổ chức tin rằng đám đông đào xới kia tự thân sẽ tạo nên một tác phẩm “land art” – và cái tác phẩm đó sẽ bị thủy triều xóa sạch, để rồi sáng hôm sau lại bắt đầu lại. “Tác phẩm ấy sẽ tồn tại mãi mãi, vì người ta sẽ chẳng bao giờ biết được đã nhặt được hết số vàng chưa. Sẽ có người đào được rồi mà vẫn giấu, nói là chưa đào được. Nhờ thế, tác phẩm này sẽ không có điểm dừng… “

Tóm lại, lòng tham của con người khiến cho tác phẩm (này) trường thọ!

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

"Xà bần" gửi Ngô Lực

Nguyễn Ngọc (tức Xà bần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả