Chính trị

Bình luận ngắn: 1 đại dương + 1 đại dương = 1 chiến lược 05. 09. 14 - 10:07 am

Phạm Ngọc Hưng

 

Hí họa của The Economist

Nhân có người hỏi về chiến lược đối phó với Trung Quốc của Mỹ, thì đấy là chuyện mà ai ai cũng có thể thấy khá rõ rồi, nếu có thiếu là chưa nhìn từ tổng quan ra mà thôi.

Chỉ sát cánh “á hậu” cường quốc khu vực

Về nguyên tắc, với tư cách bá chủ thì Mỹ duy trì ổn định toàn cầu bằng các thiết chế “cân bằng khu vực”- mà thực chất là tận dụng các mối quan hệ thù nghịch giữa các nước láng giềng để chúng suốt ngày lo đối phó nhau; giữ cho cán cân lực lượng của các nước này ngang bằng để chúng e dè nhau; hễ một ai nổi trội lên, phá vỡ cân bằng tại chỗ thì Mỹ mới triển khai quân để đe nẹt.

Trung Quốc nằm trong khu vực Thái Bình Dương, thế nên chiến lược đối phó Trung Quốc của Mỹ chính là chiến lược Thái Bình Dương trước đây có mở rộng.

Do vị trí địa lý của Mỹ giáp giới 2 đại dương ở 2 phía, mà Mỹ thì sản xuất luôn dư thừa nên không có chuyện đóng cửa tự sung túc, vậy nên Mỹ nghiễm nhiên coi kiểm soát hai đại dương này là “lợi ích cốt lõi”.

Ở Thái Bình Dương, Mỹ luôn chọn đứng bên cạnh cường quốc khu vực #2: thời sau Thế chiến I, khi Nhật xưng bá thì Mỹ giúp Trung Quốc đánh Nhật; nay Trung Quốc nổi lên thì Mỹ lại đứng về phía Nhật chống Trung Quốc.

Tuy nhiên, trước triển vọng Trung Quốc tranh chấp vị trí siêu cường toàn cầu với chính Mỹ, thì bài toán Trung Quốc không còn chỉ giới hạn trong Thái Bình Dương mà thôi.

Nhập hai đại dương thành một đối tượng

Trong thời gian trước cách đây vài năm, chiến lược Thái Bình Dương của Mỹ chỉ được thiết kế để đối phó với khái niệm hai chuỗi đảo của Trung Quốc (xem hình) – chú trọng xây dựng liên minh Hàn-Nhật-Phi-Úc cùng với học thuyết quân sự Sea-Air Battle làm đối sách với chiến lược chống thâm nhập/cấm tiếp cận cận hải của Trung Quốc.

Khái niệm “hai chuỗi đảo” của Trung Quốc

Trong 2 năm qua, nhận thức địa chính trị của Mỹ có thay đổi khi thừa nhận bài toán Thái Bình Dương gồm 2 thành tố: tranh chấp ảnh hưởng nội vùng và tranh chấp quyền kiểm soát tuyến đường biển từ Ấn Độ Dương về.

Nhận thức này dẫn tới ý tưởng nhập chung hai thực thể địa lý là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương làm một, gọi là Indo–Pacific.

Cùng với nhận thức này, Ấn Độ trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống liên minh mà Mỹ đang muốn thiết lập; Úc trở thành đầu tàu liên minh vì vai trò cường quốc cỡ trung đóng ở vị trí bản lề của 2 đại dương. Song song đó, Mỹ chuẩn bị mở rộng khu vực trách nhiệm của Hạm đội 7 bao trùm luôn Ấn Độ Dương (vốn là khu vực của Hạm đội 5); đang có kế hoạch thiết lập căn cứ Hải quân ở bờ Đông của Ấn Độ Dương (rất có thể là ở Seychelles hoặc Kenya).

Đến đây, về mặt logic thì hẳn người đặt câu hỏi đang thắc mắc: vậy Việt Nam đứng ở đâu trong chiến lược ấy của Mỹ? Câu trả lời cũng có sẵn luôn đây: tiền đồn.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Như Huy trả lời D.Q

Như Huy từ Ga 0

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả