|
|
|
|||||||||||||
Chính trịNghệ thuật quân sự: Sự vận động của “Vận động chiến” 12. 09. 14 - 2:45 pmPhạm Ngọc HưngÔng Kẹ – cha đẻ của “vận động chiến” Năm 333 trước CN, Alexandre Đại Đế chỉ với 30,000 quân phải đối mặt 100,000 quân Ba Tư trong trận Issus. Trong trận đó, ông đích thân chỉ huy 5000 kỵ binh phá tan sườn trái của quân Ba Tư, vu hồi vỗ hậu và cuối cùng tiêu diệt toàn bộ đội quân hùng hậu này. Hai thế kỷ sau, có một người khi được hỏi ai là tướng lĩnh vĩ đại nhất, đã trả lời là Alexandre Đại Đế. Nhưng khi được hỏi tiếp ông tự xếp mình thứ mấy, thì ông ta không ngần ngại xếp mình trước cả số Một mà ông vừa trả lời. Ai là người dám ngạo mạn như thế? Đó chính là một tướng lĩnh người Carthaginian (Tunisia hiện tại), người đã đánh bại Đế quốc La mã trong trận đánh tên là Cannae, chỉ với 50,000 quân chống lại 90, 000 quân thiện chiến. Trong trận đánh đó, thay vì bố trí một chính diện mạnh để chống xuyên phá như thông thường, ông đã găm lực lượng tinh nhuệ ở hai cánh. Trong quá trình phát triển của trận đánh, ông chủ động lùi khối trung tâm, tạo thành một vòng cung lõm bao lấy đội hình địch. Khi chính diện của địch đã bị kéo giãn theo vòng cung, thì lực lượng kỵ binh ở 2 cánh phát triển thành hai gọng kềm, cơ động vu hồi khép kín vòng vây, và sau đó chia cắt đội hình La Mã ra từng khối và tiêu diệt. Kể từ sau trận đó, Hannibal, tên của ông, trở thành Ông Kẹ mà người La Mã ngày xưa và người Ý ngày nay dùng để doạ trẻ nít khi khóc. Còn bản thân trận đánh trở thành bài học kinh điển về chiến tranh, mà trong đó vận động chiến thuật để tạo thành thành các mũi cơ động vu hồi (tấn công đối phương từ bên sườn hoặc sau lưng) bao vây địch được nâng lên tầm nghệ thuật. Những biến thể khi chưa có súng máy Cùng một bài học áp dụng chung, vào thời trung đại ở châu Âu, các trận đánh được bố trí khá giống nhau: – Bộ binh hoặc kỵ binh thiết giáp ở trung tâm, – Kỵ binh nhẹ được bố trí ở cánh tìm kiếm cơ hội tổ chức cơ động vu hồi. Để đối lại, bên phòng ngự luôn bố trí bộ binh nặng với giáo dài bảo vệ sườn đội hình. Đồng thời giữ kỵ binh ở tuyến sau nhằm phòng ngừa các mũi vu hồi của địch, khiến cơ động vu hồi ở hai cánh không còn nhiều hiệu quả. Đến thời cận đại, xuất hiện một vị tướng người Pháp tên là Napoleon, người đã có một cái nhìn toàn diện hơn về vận động chiến, và cho rằng tăng khả năng cơ động của toàn quân sẽ tăng hiệu quả chiến đấu, và như vậy, các mũi vu hồi có thể được mở theo cơ hội ở bất kỳ vị trí nào trong trận, chứ không chỉ giới hạn ở hai cánh. Cho nên, ông đã tổ chức quân đội thành các binh đoàn hợp thành, gồm cả bộ binh, kỵ binh, pháo binh và đưa quyền quyết định chiến thuật xuống các cấp này nhằm tận dụng cơ hội tốt nhất. Nhờ đó, Napoleon đã có những chiến thắng lẫy lừng và cách tổ chức các binh đoàn hợp thành của ông trở thành “mốt mới” với các tướng lĩnh châu Âu. Cuối cùng, Napoleon bị đánh bại ở trận Waterloo bởi chính mô hình chiến thuật ấy được đối thủ của ông áp dụng. “Vận động chiến” ở thời súng máy, xe tăng Đến trước Thế chiến 1, thì bài toán chiến thuật bị thay đổi bởi kỹ thuật: súng máy dễ dàng vô hiệu hóa các đợt tấn công, và đặc biệt hiệu quả với kỵ binh. Vì thế, chiến thuật “vận động chiến” bị chết, không còn cơ hội cho bất kỳ một mũi vu hồi bao vây nào nữa. Cả hai bên không dám tiến công, mà chỉ nằm trong chiến hào, tìm cách tiêu hao lẫn nhau. Sau thế chiến 1, mặc dù người Anh sáng chế ra xe tăng, nhưng họ và cả người Pháp đều bị ám ảnh bởi vai trò chính yếu của bộ binh trong cuộc chiến trước đó, nên đã đưa xe tăng vào ví trí hỗ trợ bộ binh. Còn người Đức nhìn vào xe tăng như là một cơ hội mới để làm sống lại vận động chiến. Họ đã đúc kết bài học Cannae với kinh nghiệm của họ, với những cân nhắc về vai trò xe tăng làm thành một học thuyết tấn công mới. Với học thuyết này, người Đức đã tổ chức các binh đoàn cơ giới – Panzer Corps – binh đoàn hợp thành bộ binh, pháo, công binh lấy xe tăng làm mũi nhọn. Nhờ đó mà họ có thể tổ chức các mũi cơ động thọc sâu bọc hậu khép vòng vây kiểu Cannae dưới một cái tên Đức – blitzkrieg – nghĩa là tia chớp. Giai đoạn đầu thế chiến 2, những tia chớp Đức đã gây kinh hoàng cho cả châu Âu. Ba lan là nạn nhân đầu tiên, tiếp đó là Pháp, còn 300,000 quân Anh nhanh chân rút kịp quân khỏi Dunkirk để tránh bị bao vây. Còn Liên Xô trước trận Moscow thì thua dài: trận Smolensk 180, 000 bị bắt sống, trận Kharkov – 100, 000 và trận Kiev – 600,000, tất cả xuất phát từ cùng một kịch bản bị thọc sâu, bao vây bởi hai gọng kềm. Lấy lại vị trí “học thuyết” Nhưng Liên Xô trước đó không phải là tay mơ về vận động chiến. Những năm 1930, nguyên soái Mikhail Tukhachevski đã đặt nền móng cho học thuyết quân sự hiện đại của Hồng quân với khái niệm “Deep Battle”, nghĩa là xây dựng các mũi thọc sâu dựa trên các tập đoàn quân xe tăng và cơ giới hợp thành. Tuy nhiên, ở đợt thanh trừng lớn vào năm 1937-1939, Tukhachevski bị xử tử cùng hơn một nửa số tướng lĩnh cấp cao, khiến Hồng quân bước vào chiến tranh mà chỉ còn những chỉ huy mang đầu óc chiến thuật bộ binh-kỵ binh lạc hậu. Chỉ bắt đầu từ chiến dịch Uranus – giai đoạn 2 của trận Stalingrad, các tướng lĩnh của Liên Xô mới thực sự trưởng thành. Từ sau đó, các trận Kursk, Bagration, Smolensk lần 2… đều là những ví dụ điển hình cho “vận động chiến”: thọc sâu, hợp điểm bao vây chia cắt bằng những gọng kềm kiểu Cannae. Trong thời hiện đại, vận động chiến được hầu hết các quân đội nâng lên thành học thuyết, thống nhất từ cách tổ chức cho đến cách tiến hành từ cấp chiến dịch đến cấp thấp hơn. Quân đội Nga hiện tại cũng được tổ chức thành các binh đoàn, sư đoàn Tăng-Cơ giới trong Cụm Cơ động Chiến dịch (Operational Manoeuvre Group). Quân đội Hoa kỳ thậm chí còn tiến xa hơn khi đang cải tổ cơ cấu bỏ cấp Sư đoàn, tổ chức lại thành các Lữ Đoàn Hợp thành (Brigade Combat Team) đấy đủ Tăng, Bộ binh, Pháo, Công binh… nhằm tối đa hóa khả năng áp dụng vận động chiến ở cấp chiến thuật thấp nhất. Và khi đã nhìn nhận ảnh hưởng của “vận động chiến” nói chung và nghệ thuật tổ chức vận động vu hồi, bao vây nói riêng trong lịch sử chiến tranh, thì hẳn chúng ta cũng phải công nhận Hannibal đã không hề ngạo mạn khi tự nhận vị trí số Một. Ý kiến - Thảo luận
17:00
Sunday,14.9.2014
Đăng bởi:
Con nhà f308
17:00
Sunday,14.9.2014
Đăng bởi:
Con nhà f308
Tướng Bigeart, Pháp: về quá trình "vận động chiến" từ phân đội nhỏ lên đội hình sư đoàn của VN trong ĐBP.
"Tôi chứng kiến toàn bộ quá trình này và tôi cho rằng họ đã trở thành những lính bộ binh vĩ đại nhất thế giới: những con người dẻo dai, có khả năng vận động năm bảy chục cây số trong đêm trên những đôi giày vải và chỉ với một bát cơm lót dạ, để rồi vào trận, vừa hát vừa xung phong. Trong tiềm thức của tôi, bộ đội Việt Minh trở thành những người lính xuất chúng. Họ đã đánh bại chúng ta, và cả người Mỹ." Từ du kích vận động chiến đến bôn tập, càng đánh càng mạnh, mà chỉ có nắm cơm, ngụm nước gạo rang.
17:17
Saturday,13.9.2014
Đăng bởi:
admin
@ Hieu: tác giả vô can nhe Hieu, lỗi của Soi đấy. Soi đã thay hình khác vào rồi. Cảm ơn bạn rất nhiều.
...xem tiếp
17:17
Saturday,13.9.2014
Đăng bởi:
admin
@ Hieu: tác giả vô can nhe Hieu, lỗi của Soi đấy. Soi đã thay hình khác vào rồi. Cảm ơn bạn rất nhiều.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
"Tôi chứng kiến toàn bộ quá trình này và tôi cho rằng họ đã trở thành những lính bộ binh vĩ đại nhất thế giới: những con người dẻo dai, có khả năng vận động năm bảy chục cây số trong đêm trên những đôi giày vải và chỉ với một bát cơm lót dạ, đ
...xem tiếp